Đao phủ hay Đao phủ thủ là người làm nghề hành hìnhtử tội (tội phạm bị tuyên án tử hình) trong thời kỳ trước đây. Đao phủ thừa hành bản án, quyết định được tuyên để chém đầu tử tội bằng dụng cụ chuyên dụng (đao, kiếm, rìu (rừu)...) sau khi có hiệu lệnh. Thường thì việc hành hình diễn ra công khai thị chúng, thu hút nhiều người đến xem.
Ngoại hình
Hình dáng người đao phủ trong văn hóaphương Tây và phương Đông có khác nhau, tuy cùng nhiệm vụ là chém đầu tử tội.
Phương Tây
Ở Phương Tây, đao phủ thủ thường được mô tả là người mặc bộ đồ kín toàn thân màu đen hoặc xám, giữa áo có hình chữ thập, đầu trùm một cái khăn hình quả ớt ngược có khoét hai mắt để nhìn. Đao phủ thủ phương Tây thường dùng rìu để chém đầu. Việc chém đầu diễn ra ở đoạn đầu đài. Khi đó nạn nhân bị trói còng tay ra phía sau, bịt mắt và dí đầu xuống một cái kệ để sẵn và người đao phủ giơ rìu lên cao và chém xuống, sau khi chặt đầu xong, người đao phủ sẽ cầm lấy đầu người tử tội và giơ lên cao cho mọi người thấy.
Phương Đông
Trong khi đó ở châu Á, nhất là Trung Quốc thì hình ảnh người đao phủ được mô tả là một người đàn ông to béo, đầu chít khăn đỏ, người mặc áo bó sát người (cũng màu đỏ), để hở tay đến vai và hở phần bụng và ngực (thường bụng và ngực những người này có nhiều lông), mặc quần đỏ và tay cầm đại đao. Đao phủ hành hình tội phạm ở pháp trường. Khi đến giờ ngọ, quan coi xử án sẽ cầm thẻ bài tử ném xuống đất, đao phủ sẽ bịt mắt tử tội, sau đó uống một ngụm rượu rồi phun vào đao và từ từ giơ lên cao rồi chém xuống tử tội đang quỳ và bị trói tay quặp về phía sau.
Trong một số tiểu thuyết
Đao phủ được xuất hiện trong nhiều tiểu thuyết lịch sử. Trong tiểu thuyết Ba người lính ngự lâm của Alexandre Dumas thì nhân vật Milady đã quyến rũ em trai của một người đao phủ thủ và người này sau khi biết được em mình bị Milady giết đã lang thang tìm cô này để trị tội, cuối cùng ông đã chém đầu Milady.
Trong tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của nhà vănLa Quán Trung, có tả cảnh Mã Siêu sai 50 đao phủ dàn hai bên để đón Gia Cát Lượng đến doanh trại khi biết ông này định làm thuyết khách và dặn những đao phủ này khi Mã Siêu ra hiệu sẽ xông vào băm Gia Cát Lượng thành cám. Sau khi bị Gia Cát Lượng thuyết phục, Mã Siêu thẹn quá đuổi những đao phủ này ra khỏi doanh trường. Ngoài ra khi Lưu Bị đến gặp Ngô Quốc Thái ở chùa Cam Lộ, Tôn Quyền cũng sai Giả Hoa chỉ huy 300 đao phủ phục ở ngoài chùa chờ hiệu sẽ xông vào giết Lưu Bị nhưng sự việc không thành.
Else Angstmann: Der Henker in der Volksmeinung: seine Namen und sein Vorkommen in der mündlichen Volksüberlieferung. Bonn 1928 (= Teuthonista, Beiheft 1)
Matthias Blazek: Scharfrichter in Preußen und im Deutschen Reich 1866–1945. Ibidem-Verlag, Stuttgart 2010 ISBN 978-3-8382-0107-8
Matthias Blazek: Die Scharfrichter seiner Majestät köpften weit mehr Menschen als vermutet – Neue Rechtfertigungen der Todesstrafe / Erkenntnisse aus den Akten der Generalstaatsanwaltschaft im Niedersächsischen Landesarchiv. In: Journal der juristischen Zeitgeschichte, Heft 3/2010, hg. v. Thomas Vormbaum, De Gruyter, Hagen 2010, S. 118 ff. ISSN 1863-9984
Matthias Blazek: „Herr Staatsanwalt, das Urteil ist vollstreckt." Die Brüder Wilhelm und Friedrich Reindel: Scharfrichter im Dienste des Norddeutschen Bundes und Seiner Majestät 1843–1898. Ibidem-Verlag, Stuttgart 2011 ISBN 978-3-8382-0277-5
Johann Dachs: Tod durch das Fallbeil. Der deutsche Scharfrichter Johann Reichhart (1893–1972). MZ Verlag, Regensburg 1996 ISBN 3-92752-974-5
Richard van Dülmen: Der ehrlose Mensch. Unehrlichkeit und soziale Ausgrenzung in der Frühen Neuzeit. Köln/Weimar/Wien 1999
Johann Caspar Glenzdorf; Fritz Treichel: Henker, Schinder und arme Sünder. 2 Bde., Bd. 1: Beiträge zur Geschichte des deutschen Scharfrichter- und Abdeckerwesens, Bd. 2: 5800 Scharfrichter- und Abdeckerfamilien, W. Rost, Bad Münder am Deister 1970
Sergius Golowin: Hexer und Henker im Galgenfeld. Benteli, Bern 1970
Markwart Herzog: Scharfrichterliche Medizin. Zu den Beziehungen zwischen Henker und Arzt, Schafott und Medizin, in: Medizinhistorisches Journal 29 (1994), S. 309–331
Eduard H. Hoffmann: Der Ruf nach dem Scharfrichter. Kriminologische Argumente für und gegen die Todesstrafe. Kriminalistik, Hamburg 1967
Franz Irsigler; Arnold Lassotta: Bettler und Gaukler, Dirnen und Henker. Außenseiter in einer mittelalterlichen Stadt. München 1989 (bes. S. 228–282)
Albrecht Keller: Der Scharfrichter in der deutschen Kulturgeschichte. Bonn/Leipzig 1921, Nachdruck Hildesheim 1968
Jutta Nowosadtko: Scharfrichter und Abdecker. Der Alltag zweier „unehrlicher Berufe" in der Frühen Neuzeit. Schöningh, Paderborn (u. a.) 1994
Petra Pechacek: Scharfrichter und Wasenmeister in der Landgrafschaft Hessen-Kassel in der Frühen Neuzeit. Europäische Hochschulschriften - Reihe III 953. Lang, Frankfurt/M. 2003 ISBN 3-631-50094-7
Helmut Schuhmann: Gestalt und Funktion des Scharfrichters in Schwaben und am Lechrain 1276–1806. Jur. Diss. Bonn 1964
Peter Sommer: Scharfrichter von Bern. 1. Aufl., Lukianos Verlag, Bern 1969
Rainer Stegbauer: Der Dieb dem Galgen. Die Entstehung der Hängestrafe als ordentliche Hinrichtungsform im germanischen Recht. Phil. Diss. Erlangen-Nürnberg, 1964
Kathy Stuart: Unehrliche Berufe. Status und Stigma in der Frühen Neuzeit am Beispiel Augsburgs. Wißner, Augsburg 2008
Thomas Waltenbacher: Zentrale Hinrichtungsstätten. Der Vollzug der Todesstrafe in Deutschland von 1937 bis 1945. Scharfrichter im Dritten Reich. Zwilling, Berlin 2008 ISBN 3-00-024265-1
Szymon Wrzesiński: Krwawa profesja. Rzecz o katach i ich ofiarach. Libron, Kraków 2006 (Funktion des Scharfrichters in Europa)
Szymon Wrzesiński: Wspólniczki szatana. Czarownice na ziemiach polskich. Egros, Warszawa 2007 (Funktion des Scharfrichters in Europa)
Albrecht Keller: Henker/Blutvogt CARNIFEX. Arnstadt/Leipzig 2007 ISBN 3-86552-059-6
Heinz Moser: Die Scharfrichter von Tirol. Insbruck 1982 ISBN 3-85423-011-7
Bài viết lịch sử này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.