Đồng hồ ngày tận thế

Loài người chỉ cách nguy cơ tận thế 1 phút 30 giây, tính từ tháng 1/2023.

Đồng hồ ngày tận thế (tiếng Anh: Doomsday Clock) là 1 đồng hồ mang tính tượng trưng được ban lãnh đạo của tờ báo Bulletin of the Atomic Scientists (Bản tin khoa học nguyên tử) thuộc Đại học Chicago lập ra năm 1947 nhằm đưa ra mức độ cảnh báo về chiến tranh hạt nhân ở phạm vi toàn cầu. Theo đó hiểm họa hạt nhân càng lớn bao nhiêu thì chiếc đồng hồ càng chạy gần lại thời điểm nửa đêm (12 giờ đêm hay 0 giờ) bấy nhiêu. Cùng với sự phát triển của các loại vũ khí hủy diệtvũ khí công nghệ cao khác, đồng hồ ngày tận thế hiện nay được dùng để cảnh báo mối đe dọa với thế giới đến từ tất cả những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt có thể đe dọa loài người như sự tàn phá môi trường, biến đổi khí hậu hay vũ khí công nghệ nano với thông điệp gửi đi là con người đang ở ngưỡng "chỉ còn vài phút nữa là tới nửa đêm.[1]

Kể từ lần xuất hiện đầu tiên trên tờ Bulletin of the Atomic Scientists năm 1947 qua minh họa của Martyl Langsdorf, vợ của 1 nhà khoa học tham gia Dự án Manhattan, đồng hồ ngày tận thế luôn có mặt trong các số báo của Bulletin với số phút gần với thời điểm nửa đêm (thời điểm ngày tận thế) được thay đổi cho phù hợp với tình hình thế giới. Từ cuối tháng 1 năm 2023 đồng hồ ngày tận thế tiếp tục tăng thêm 10 giây và chỉ còn 1 phút 30 giây (90 giây) là đến nửa đêm.

Lịch sử

Năm 1947 đánh dấu thời điểm bắt đầu Chiến tranh Lạnh giữa Hoa KỳLiên Xô, đồng hồ ngày tận thế chỉ 23:53. Cùng với những diễn biến của chính trị thế giới, từ 1947 - 2017 thời gian của đồng hồ đã thay đổi nhiều lần. Mang tính tượng trưng để phản ánh các sự kiện quốc tế nguy hiểm đối với loài người, cho đến năm 2017, các kim đồng hồ đã được chỉnh 23 lần kể từ khi bắt đầu lúc 23:53 vào năm 1947. Kim đồng hồ đã không được điều chỉnh vào các năm 2019, 2021, 2022 và 2024 vì không có sự thay đổi đáng kể về đe dọa vũ khí hạt nhân và biến đổi khí hậu toàn cầu. Vào năm 2023, đồng hồ đã được chỉnh còn 90 giây nữa là tới nửa đêm, có nghĩa là đây là thời điểm mà kim phút của đồng hồ ngày tận thế gần với mốc 12 giờ nhất kể từ lúc đồng hồ được đi vào hoạt động vào năm 1947.

Đồ thị thời gian của đồng hồ ngày tận thế (1947-2023).
Năm Số phút còn lại Thời gian Thay đổi Lý do
1947 7 23:53 Đồng hồ đi vào hoạt động.
1949 3 23:57 -4 Liên Xô thử thành công quả bom nguyên tử đầu tiên.
1953 2 23:58 -1 Liên XôHoa Kỳ thử vũ khí nhiệt hạch.
1960 7 23:53 +5 Thế giới bắt đầu hiểu được hiểm họa từ vũ khí hạt nhân nhờ hoạt động cộng tác của các nhà khoa học.
1963 12 23:48 +5 Liên XôHoa KỳHiệp ước từng phần về cấm thử vũ khí hạt nhân.
1968 7 23:53 -5 PhápTrung Quốc thử thành công vũ khí hạt nhân (vào các năm 1960, 1964), chiến tranh lan rộng và leo thang tại Trung Đông, Tiểu ẤnViệt Nam.
1969 10 23:50 +3 Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
1972 12 23:48 +2 Liên Xô và Hoa Kỳ ký hiệp ước SALT I về không phổ biến vũ khí chiến lược cùng Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo.
1974 9 23:51 -3 Ấn Độ thử nghiệm vũ khí hạt nhân (Smiling Buddha)
1980 7 23:53 -2 Đàm phán Xô-Mỹ ngưng trệ, chiến tranh lan rộng ở nhiều nước.
1981 4 23:56 -3 Căng thẳng thế giới lên cao với Chiến tranh Afghanistan, xung đột ở Cộng hòa Nam PhiBa Lan.
1984 3 23:57 -1 Liên XôHoa Kỳ leo thang chạy đua vũ trang.
1988 6 23:54 +3 Liên XôHoa Kỳ tăng cường quan hệ ngoại giao với Hiệp ước loại bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung.
1990 10 23:50 +4 Bức tường Berlin sụp đổ đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh.
1991 17 23:43 +7 Hoa KỳLiên XôHiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược (START I), sự sụp đổ của Cộng hòa Liên Bang Xô Viết vào ngày 26 tháng 12 năm 1991 (đồng hồ cách xa thời điểm ngày tận thế nhất).
1995 14 23:46 -3 Chạy đua vũ trang tiếp tục lan rộng, xuất hiện nguy cơ rò rỉ chất xám và vũ khí từ các quốc gia thuộc Liên Xô cũ.
1998 9 23:51 -5 Ấn ĐộPakistan ăn miếng trả miếng bằng 2 cuộc thử hạt nhân liên tiếp. Việc cắt giảm kho vũ khí của Hoa KỳLiên bang Nga bị ngưng trệ.
2002 7 23:53 -2 Hoa Kỳ bác bỏ 1 loạt hiệp ước cắt giảm quân sự và tuyên bố có ý định rút khỏi Hiệp ước ABM. Mối lo sợ về các cuộc tấn công khủng bố lên cao trên toàn cầu.
2007 5 23:55 -2 Bắc Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân, Iran bị cáo buộc có ý định sản xuất vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ tăng cường các loại vũ khí hạt nhân mới. Sự nóng lên toàn cầu cũng trở thành mối đe dọa hàng đầu với sự tồn tại của loài người.[2]
2010 6 23:54 +1 Sự hợp tác của thế giới trước việc giảm thiểu năng lượng hạt nhân và giới hạn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
2012 5 23:55 -1 Thiếu hành động chính trị quan tâm tới biến đổi khí hậu toàn cầu và phổ biến vũ khí hạt nhân.[3][4]
2015 3 23:57 -2 Tiếp tục thiếu hành động chính trị quan tâm tới biến đổi khí hậu toàn cầu, phổ biến vũ khí hạt nhân, cũng như căng thẳng gia tăng giữa Hoa KỳNga về cuộc khủng hoảng Ukraina.[5]
2017 2 12 23:57:30 - 12 Sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, những phát ngôn của Tổng thống Mỹ Donald Trump về vũ khí hạt nhânbiến đổi khí hậu, những mối đe doạ về một cuộc chạy đua vũ trang giữa MỹNga (Lần đầu tiên sử dụng đơn vị giây).
2018 2 23:58 - 12 Chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã đạt được những tiến độ đáng kể. Những phát ngôn hùng biện và khiêu khích nhau từ Donald TrumpKim Jong-un đã làm gia tăng thêm nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
2020-2022 1⅔ 23:58:20 - 13 Sự thất bại của các nhà lãnh đạo thế giới trong việc đẩy lùi nguy cơ chiến tranh hạt nhân, đồng thời căng thẳng giữa Mỹ và Iran leo thang. Đại dịch virus Corona (nCoV) bùng phát từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc và hiện đang trở thành mối đe dọa đối với sức khỏe của người dân toàn cầu.[6]
2023-2024 1 12 23:58:30 - 16 Chiến tranh Nga - Ukraine và những mối đe dọa từ nó (khủng hoảng năng lượng, kinh tế thế giới...). Ngoài ra, thiên tai trên Trái Đất cũng xảy ra nhiều và nghiêm trọng hơn. Đây là lần đầu tiên thông báo được công bố bằng ba thứ tiếng: Anh, NgaUkraine, cũng là lúc đồng hồ đang ở gần thời điểm tận thế nhất cho đến nay.[7][8]

Trang văn hóa

Đồng hồ ngày tận thế được Alan Moore thể hiện thành biểu tượng mặt cười khá nhiều trong tác phẩm truyện tranh Watchmen.

Một bài hát của ban nhạc The Smashing Pumpkins trong album Zeitgeist năm 2007, được lấy làm nhạc phim Transformers năm 2007 cũng có tên đồng hồ ngày tận thế.

Tham khảo

  1. ^ 'Doomsday Clock' Moves Two Minutes Closer To Midnight”. Bulletin of the Atomic Scientists. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2007.
  2. ^ “Nukes, climate push 'Doomsday Clock' forward”. MSNBC. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ “Doomsday Clock Moves 1 minute closer to midnight” (Thông cáo báo chí). Patrick Mitchell, BAS. 1 tháng 10 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2012. Truy cập 17/3/2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)
  4. ^ “Doomsday Clock moves to five phút to midnight”. Bulletin of the Atomic Scientists. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ Casey, Michael (ngày 22 tháng 1 năm 2015). “Doomsday Clock moves two phút closer to midnight”. CBS News. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2015.
  6. ^ Welna, David (23 tháng 1 năm 2020). "The End May Be Nearer: Doomsday Clock Moves Within 100 Seconds Of Midnight". NPR.
  7. ^ Spinazze, Gayle (24 tháng 1 năm 2023). “PRESS RELEASE: Doomsday Clock set at 90 seconds to midnight”. Bulletin of the Atomic Scientists (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2023.
  8. ^ Starkey, Sarah (23 tháng 1 năm 2024). “PRESS RELEASE: Doomsday Clock remains at 90 seconds to midnight”. Bulletin of the Atomic Scientists (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2024.

Liên kết ngoài