Đông châu Nam Cực là một phần lớn (hai phần ba) của lục địachâu Nam Cực và nằm ở phần giáp Ấn Độ Dương của lục địa, trong khi bị chia cắt khỏi tây châu Nam Cực bởi dãy núi Transantarctic. Đông châu Nam Cực nằm hầu như hoàn toàn bên trong đông Bán cầu và cái tên của nó đã được chấp nhận hơn từ một thế kỷ trước. Đông châu Nam Cực nói chung cao hơn phần tây châu Nam Cực và bao gồm dãy núi trung tâm Gamburtsev.
Chỉ một phần nhỏ của đông châu Nam Cực là không bị bao phủ bởi băng. Khu vực nhỏ mà không có băng (ốc đảo châu Nam Cực) bao gồm khu vực bên trong thung lũng khô McMurdo, là một phần của vùng hệ sinh tháiloại đài nguyên có tên là sa mạc châu Nam Cực Maudlandia, sau vùng đất Queen Maud. Ở đây không có cây và bụi rặm, chỉ có một số loài thực vật hạn chế mới sống được; thực vật bao gồm địa y, rêu, và tảo vì chúng có khả năng thích nghi với độ lạnh và bám trên đá.
Bờ biển là nhà của các chim biển, chim cánh cụt, và hải cẩu, vì chúng sinh sản trên bãi biển, bao gồm cả cánh cụt hoàng đế, nổi tiếng sinh sản trong cái lạnh mùa đông của châu Nam Cực.
Cái lạnh băng giá của châu Nam Cực làm sự khám phá của con người trở nên cực kỳ khó khăn. Khu vực được bảo vệ bởi hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực khi hiệp ước cấm các sự phát triển công nghiệp, phân hủy rác và thử hạt nhân, trong khi đó thung lũng Barwick, một trong những thung lũng khô, và sườn Cryptogam trên núi Melbourne là những khu vực được bảo vệ đặc biệt bởi vì sự sống thực vật của nơi đây.
World Wildlife Fund, C. M. Hogan, S. Draggan. (2011) Marielandia Antarctic tundra. in C. J. Cleveland, ed., Encyclopedia of Earth. National Council for Science and the Environment, Washington, DC