Làng truyền thống của xã Đông Minh được hình thành rất sớm. Từ đầu thế kỷ V đến đầu thế kỷ V đến đầu thế kỷ XI, cả ba làng gắn liền với Đông Phố, quận trị Cửu Chân. Thành Hoàng của ba làng là ba vị thuộc hạ của Lê Ngọc sống vào cuối thế kỷ VI đầu thế kỷ VII. Nhiều cồn bãi, xứ đồng…trên mảnh đất này còn ghi lại nhiều dấu vết của vùng ven kinh đô Đông Phố, cùng Trường Xuân và cuộc chiến đấu của Lê Ngọc chống lại nhà Đường đầu thế kỷ thứ VII.
Thời Gia Long (1802 – 1819), huyện Đông Sơn có 6 tổng. Thôn Vân Đô, Thôn Tuân Hóa thuộc tổng Lê Nguyễn, thôn Trung, Thôn Tiền Lộc, Thôn Thượng Phúc thuộc tổng Thạch Khê. Năm Minh Mạng thứ 19 (1838) hai tổng Thạch Khê và Tuyên Hóa chia thành 3 tổng Tuyên Hóa, Thạch Khê, Thanh Khê. Thôn Vân Đô, thôn Trung, thôn Tiền Lộc, Thôn Thượng Phúc thuộc tổng Thanh Khê. Thanh Khê sau đổi thành Kim Khê. Thôn Tuân Hóa thuộc tổng Tuyên Hóa. Cho đến những năm trước cách mạng tháng Tám, làng Tuân Hóa thuộc tổng Tuyên Hóa. Vân Đô, thôn Trung, Tiền Lộc, Thượng Phúc thuộc tổng Kim Khê. Cuối năm 1945 đầu năm 1946 huyện Đông Sơn giải thể đơn vị hành chính cấp tổng, chia 7 tổng cũ thành 22 xã. Năm làng trên thuộc xã Đồng Minh. Năm 1948, huyện Đông Sơn điều chỉnh, sắp xếp laị địa giới các xã. Toàn huyện gồm 13 xã. Xã Đông Minh và xã Đồng Pho nhập với nhau và đặt tên Đông Hòa. Tháng 8 năm 1954, Đông Sơn lại chia thành 25 xã. Đông Hòa tách thành hai xã: Đông Hòa và Đông Minh. Xã Đông Minh với các làng cũ là Vân Đô, Tuân Hóa, Trung Thôn và Dự Mao
Thời nhà Nguyễn, xã Đông Minh thuộc tổng Thạch Khê, sau đó thuộc tổng Lê Nguyễn, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa, gồm các thôn: Vân Đô, Tuân Hóa, Trung Tôn, Hạc Thành và thôn Dự [3].
Tên gọi xã Đông Minh có từ năm 1953.
Năm 1977, các xã hữu ngạn sông Chu thuộc huyện Thiệu Hóa sáp nhập với huyện Đông Sơn thành huyện Đông Thiệu, xã Đông Minh thuộc huyện Đông Thiệu. Năm 1982 huyện Đông Thiệu đổi lại là huyện Đông Sơn, xã Đông Minh lại thuộc huyện Đông Sơn.
Trước tháng 8 năm 2018, xã Đông Minh gồm 9 thôn, đánh số từ 1 đến 9, tương ứng với có 3 làng truyền thống: làng Vân Đô, làng Tuân Hóa, làng Trung Đông gồm 7 làng: Làng Vân Đô, làng Chiến Lợi, Làng Ngã Năm Tuân Hóa, Làng Đâu Đấu, Làng Trung Thôn, Làng Tiền Lộc, Làng Thượng Phúc được chia ra 9 thôn với tổng số dân là 1446 hộ bao gồm 4898 khẩu.
Từ tháng 8 năm 2018, xã Đông Minh gồm 6 thôn với 3 làng như sau:
▪ Làng Vân Đô: Thôn 1 và Thôn 2.
▪ Làng Tuân Hóa: Thôn 3 và Thôn 4.
▪ Làng Trung Đông: Thôn 5 và Thôn 6.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, xã Đông Minh được sáp nhập vào thành phố Thanh Hoá.
Di tích lịch sử, văn hóa
Làng Mao Xá[3] có đền thờ Bà Đanh và chùa thờ Phật.
Trong những năm qua, kinh tế Đông Minh có những bước phát triển tiến bộ, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt từ 17 - 18,8%/năm.
Cơ cấu kinh tế: Sản xuất nông nghiệp: 47%; Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản: 22%; Dịch vụ thương mại và nguồn thu khác: 31%.
GDP bình quân đầu người: đạt 21,3 triệu đồng/người/năm.
Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo cấy 258,1 ha.
Vụ chiêm xuân: Năng suất bình quân năm 2012 đạt 65,8tạ/ha, giảm 4,2tạ/ha so với cùng kỳ và đạt 99,7%. Sản lượng đạt: 1 677,6 tấn.
Vụ mùa: Năng suất bình quân năm 2012 đạt 56,72ạ/ha, tăng 10,32 tạ so với cùng kỳ và bằng 101,3% kế hoạch đầu năm. Sản lượng đạt 1 463,9 tấn.
Tổng sản lượng cả năm đạt 3 162,2 tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ và bằng 100,4% kế hoạch. Bình quân lương thực đầu người 856 kg/người/năm, tăng 9,46% so với năm 2011 và bằng 109,7% Nghị quyết.
^Quyết định số 19/2006/QĐ-BTNMT ngày 01/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Danh mục địa danh các đơn vị hành chính Việt Nam thể hiện trên bản đồ
^ abcdBan nghiên cứu và biên soạn lịch sử Thanh Hoá. Tên làng xã Thanh Hoá, tập II. Nhà xuất bản Thanh Hoá, 2001. tr. 47.