Sông Chu

Sông Chu
Vị trí
Quốc giaViệt NamLào
Đặc điểm địa lý
Thượng nguồnSầm Nưa, Lào
Độ dài325 km
Diện tích lưu vực7.580 km²
Lưu lượng148 m³/s

Sông Chu hay còn gọi là sông Lường[1] (ngôn ngữ Tày, Thái gọi là Nậm Săm; nguyên gốc gọi là sông Sủ, người Pháp viết thành Chu)[2][3], là phụ lưu lớn nhất của sông Mã. Bắt nguồn từ một vùng núi tây bắc Sầm Nưa ở Lào, chảy theo hướng tây bắc - đông nam, đổ vào bờ phải sông Mã ở Ngã Ba Giàng (Ngã Ba Đầu, Ngã Ba Bông), cách cửa sông 25,5 km. Dài 325 km, phần chảy ở Việt Nam là 159 km, đầu sông thuộc xã Thông Thụ, Quế Phong (Nghệ An); cuối sông thuộc xã Thiệu Thịnh, Thiệu Hóa (Thanh Hóa). Diện tích lưu vực 7.580 km², phần ở Việt Nam 3.010 km²; cao trung bình 790 m, độ dốc trung bình 18,3%; mật độ sông suối 0,98 km/km². Tổng lượng nước 4,72 km³ ứng với lưu lượng trung bình năm 148 m³/s và môđun dòng chảy năm 18,2 l/s.km². Tại Mường Hinh, lưu lượng trung bình năm 91 m³/s ứng với môđun dòng chảy năm 17,1 l/s.km². Trên Bái Thượng, lòng sông hẹp và nhiều thác ghềnh, đá ngầm, đá nổi, vận chuyển trên sông chủ yếu bằng bè, mảng; từ Bái Thượng thuyền độc mộc mới qua lại được nhưng cũng rất khó khăn vì còn nhiều đá ngầm. Tàu thuyền chỉ đi lại được ở hạ lưu khoảng 96 km (đoạn Ngã Ba Đầu-Bản Don).

Công trình thủy lợi, thủy điện

Năm 1921 đến 1929, Pháp đã xây dựng đập dâng nước Bái Thượng dài 160 m, cao 23,5 m, tưới cho hơn 50 nghìn ha đất ruộng hai vụ của Thanh Hoá, những năm 1990 đập được sửa chữa lại để đảm bảo an toàn.

Hiện trên sông Chu có 5 công trình thủy điện:

• Tại tỉnh Thanh Hóa:

•Tại Nghệ An:

Chú thích

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Lam Sơn thực lục
  3. ^ Lê Thông (2007) [2005]. Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam (tập 3). Lê Huỳnh, Nguyễn Minh Tuệ et al . Hà Nội (Việt Nam): Nhà xuất bản Giáo dục. tr. 128. ISBN 8934980526392.
  4. ^ Khánh thành công trình thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt Lưu trữ 2017-08-08 tại Wayback Machine. VTC, 28/11/2010. Truy cập 11/07/2016.
  5. ^ a b 6