Đánh giá tư duy (tiếng Anh: Thinking Skills Assessment; TSA) hay Kiểm tra tư duy (2021) là một kỳ thi tuyển sinh đại học tại Việt Nam, do Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu tổ chức từ năm 2020. Bài thi có mục đích nhằm đánh giá khả năng của học sinh về tư duy toán học, tư duy đọc hiểu, tư duy giải quyết vấn đề để có thể học tập tốt nhất tại môi trường giáo dục đại học, đặc biệt cho các ngành nghề về khoa học công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.
TSA tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ban đầu được phát triển và điều hành bởi Cambridge Assessment Admissions Testing. Bài thi được tạo ra nhằm giúp các trường đại học đánh giá và lựa chọn các ứng viên có đủ kỹ năng và yêu cầu cần thiết cho việc học tập ở bậc đại học. Cambridge Assessment Admissions Testing hiện sản xuất và phân phối các tài liệu thực hành, bao gồm các câu hỏi mẫu và các bài thi cũ trên trang web của họ.
Bài thi Kiểm tra tư duy (2020) và kỳ thi Đánh giá tư duy (2022) bao gồm 3 tổ hợp cho thí sinh tự chọn (K01, K02 và K03). Bài thi tổ hợp diễn ra trong 270 phút, gồm ba phần: phần bắt buộc với môn Toán và Đọc hiểu (120 phút); phần tự chọn 1 gồm các môn khoa học tự nhiên: Lý, Hóa, Sinh (90 phút); phần tự chọn 2 là môn Tiếng Anh (60 phút) hoặc có thể quy đổi các chứng chỉ quốc tế như IELTS. Thí sinh bắt buộc làm các phần thi Toán – Đọc hiểu. Ở phần thi tự chọn, thí sinh có thể chọn phần thi khoa học tự nhiên hoặc tiếng Anh, hoặc cả hai.
Phần thi bắt buộc được tổ chức vào buổi sáng, hai phần tự chọn tổ chức vào buổi chiều để đảm bảo các thí sinh có thể thi cả ba phần.
Bài thi đánh giá tư duy sẽ được thi trên giấy, các câu hỏi là trắc nghiệm và trả lời trên phiếu như thi THPT. Riêng môn Toán và Tiếng Anh có một phần tự luận để đánh giá cách tư duy và khả năng trình bày của các thí sinh.[2]
2023–nay
Kể từ năm 2023, bài thi Đánh giá tư duy được thiết kế gồm bốn dạng trắc nghiệm gồm chọn đáp án, trả lời đúng sai, kéo thả và điền vào chỗ trống, chuyển từ thi trên giấy sang máy tính. Bài thi Đánh giá tư duy mới gồm ba phần Toán học, Đọc hiểu và Giải quyết vấn đề, diễn ra trong 150 phút trên máy tính với thang điểm tối đa 100. Các câu hỏi được thiết kế theo ba mức độ tư duy: tái hiện, suy luận và bậc cao. Trong đó, phần tái hiện chiếm 20-30% đề thi, mỗi phần còn lại chiếm 30-40%. Sau khi hoàn thành bài thi, thí sinh được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi Đánh giá tư duy.[3]
Phần thi
Số câu hỏi
Thời gian
Điểm tối đa
Mức điểm
Toán học
40
60 phút
100
Dựa theo số lượng thí sinh trả lời đúng mà mỗi câu hỏi có một mức điểm khác nhau.
Đọc hiểu
20
30 phút
Khoa học/Giải quyết vấn đề
40
60 phút
Danh sách đơn vị tuyển sinh sử dụng kết quả kỳ thi
Danh sách 33 đại học, trường đại học và học viện sử dụng kết quả kỳ thi Đánh giá tư duy để xét tuyển đại học năm 2023.[4][5]
Khoa học và Công nghệ Giáo dục • Toán tin ứng dụng và tin học • Vật lý kỹ thuật • Ngoại ngữ • Lý luận chính trị • Giáo dục quốc phòng • Giáo dục thể chất