Ẩm thực Cuba là sự pha trộn của các món ăn châu Phi, Tây Ban Nha và các món ăn Caribe, đây là sự kết hợp của ẩm thực Tây Ban Nha và các phong cách ẩm thực Caribe. Công thức chế biến món ăn ở Cuba sử dụng cùng loại hương vị và kỹ thuật với cách nấu ăn của Tây Ban Nha và Châu Phi, cùng một số ảnh hưởng vùng vùng Caribe trong chuyện sử dụng gia vị và mùi vị. Cũng có thể kể đến một ảnh hưởng nhỏ đáng chú ý của Trung Quốc ở khu vực Havana và cũng có một số ảnh hưởng của phong cách ẩm thực Ý. Trong thời còn là thuộc địa, Cuba là một hải cảng thương mại quan trọng và nhiều người Tây Ban Nha đã mang theo truyền thống ẩm thực của họ đển hòn đảo này[1]. Những ảnh hưởng khác đến nền ẩm thực Cuba còn đến từ Châu Phi khi mà những người nô lệ da đen được đưa đến Cuba, và cũng có ảnh hưởng từ những kẻ thực dân Pháp đến Cuba từ Haiti[2] Một yếu tố đóng góp khác vào nền ẩm thực Cuba là khí hậu nhiệt đới đã cho nhiều loại trái cây và rau củ trong các món ăn và bữa ăn thường nhật Cuba[3]
Một bữa ăn truyền thống của Cuba sẽ không bao giờ được phục vụ theo kiểu từng món một, mà tất cả thức ăn sẽ được đưa ra cùng lúc. Bữa ăn đặc trưng của Cuba gồm đậu đen và gạo, ropa vieja (thịt bò thái nhỏ), bánh mì Cuba, thịt lợn với hành, và hoa quảnhiệt đới. Đậu đen và gạo, được gọi là moros y cristianos (hay nói gọn là moros). Nhiều món được nấu chín từ từ với nước chấm nhạt. Tỏi, thì là Ai Cập, oregano và lá nguyệt quế là các loại gia vị được sử dụng nhiều, công thức được gọi là "congri" hoặc "Moros" hay "Moros y Cristianos" (đậu đen và gạo), khi được nấu riêng thì gọi là "arroz con frijoles" (cơm với đậu) hoặc "arroz y frijoles" (cơm và đậu)[4].
Khi nói đến thực phẩm, người Cuba rất cẩn thận, họ nấu ăn mất rất nhiều thời gian vì nguyên liệu cơ bản của hầu hết các món ăn là đậu, cần phải ngâm trong nước trước khi được nấu chín, thịt phải được ướp vài giờ trước khi nấu.[5] Người Cuba dùng cơm gạo trong các bữa ăn chính, và đậu đen là thành phần quan trọng dưới dạng cơm đậu đen hoặc món canh hầm (potaje), đậu đen đã làm cân bằng dinh dưỡng cho con người trong điều kiện các nguồn protit từ động vật còn thiếu, đậu đen là cây được quan tâm, ưu tiên canh tác trong vụ đông. Người dân Cuba chưa có thói quen dùng đậu tương làm thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Sản vật cho ẩm thực Cuba từng được Tố Hữu ca ngợi trong một bài thơ Từ Cuba: "Em ạ, Cuba ngọt lịm đường/Mía xanh đồng bãi biếc đồi nương/Cam ngon xoài ngọt vàng nông trại/Ong lạc đường hoa rộn bốn phương"[6]
Aróstegui, Gonzalo, et al.: Manual del Cocinero Criollo, Cuba, 19th century.
Buchmann, Christine. "Cuban Home Gardens and Their Role in Social–Ecological Resilience." Human Ecology: An Interdisciplinary Journal 37.6 (2009): 705-721. 16 Jan. 2010.
Warwick, Hugh. "Cuba's Organic Revolution." Forum for Applied Research & Public Policy 16:2(2001): 54-58. 27 Feb. 2010.
Brenner, Philip, Jimenez, Marguerite, Kirk, John, and Leo Grunde, William. A Contemporary Cuba Reader: Reinventing the Revolution. Rowman and Littlefield Publication. 2008.
Hernandez, Rafael. Looking at Cuba: Essays on Culture and Civil Society. University of Florida Press, 2003. P. 101
Houston, Lynn Marie. Food Culture Around the World: Food Culture in the Caribbean. Westport, Connecticut: Greenwood Press, 2005. Pg. 115-116.
Maria Josefa Lluria de O’Higgins. A Taste of Old Cuba: More Than 150 Recipes for Delicious, Authentic, and Traditional Dishes Highlighted with Reflections and Reminiscences. New York: Harper Collins Publisher. 1994.
Pieroni, Andrea and Price, Lisa L. Eating and Healing: Traditional Food as Medicine. New York, 2006. Haworth Press Inc.
Randelman, Mary U. and Schwartz, Joan, Memories of a Cuban Kitchen: More than 200 classic recipes. New York: Macmillan. 1992.
Chú thích
^Rodriguez, H. Cuban Food Profile: Cuban Food History
^Rodriguez, H. "Cuban Food Profile: Cuban Food History"
^Murray, J. Cuban Cuisine, Cuba History and Their Food