Đồng Văn là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, cách thành phố Hà Giang 150 km về phía bắc, là huyện cực bắc của Việt Nam (điểm cực bắc tại núi Rồng, xã Lũng Cú), có tọa độ từ 22°55'B đến 23°23'B; 105°42'Đ, có vị trí địa lý:
Phía Bắc và Đông bắc giáp Trung Quốc với biên giới dài 52,5 km
Huyện Đồng Văn có diện tích 453,08 km², dân số năm 2021 là 85.662 người[2], mật độ dân số 189 người/km².
Huyện lỵ trước đây của huyện Đồng Văn đặt tại thị trấn Phố Bảng, sau chuyển về khu phố cổ thuộc xã Đồng Văn, nay là thị trấn Đồng Văn. Đây cũng là một trong những trọng điểm của các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc sang Việt Nam năm 1979 và cả trong những năm 1984-1986.
Huyện Đồng Văn hiện nay có 17 dân tộc sinh sống, gồm: Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Giáy, La Chí, Hoa, Pà Thẻn, Cơ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Sán Chay, Thái. Trong đó dân tộc Mông chiếm phần lớn.
Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện rất khan hiếm, chỉ có các suối nhỏ chảy vào mùa mưa và một số hồ ao khác.
Huyện Đồng Văn có diện tích đất rừng 23.242,6 ha, chiếm 52,0% diện tích tự nhiên (tính cả diện tích đất đồi núi đá không có rừng cây có khả năng sử dụng vào mục đích lâm nghiệp). Mặc dù đất lâm nghiệp có tỷ lệ khá trong cơ cấu sử dụng đất (23.242,6 ha, chiếm 52,0%) song phần lớn các loại rừng của huyện đều là rừng trồng và rừng tái sinh nên chất lượng rừng và trữ lượng không cao. Việc khai thác và kinh doanh các sản phẩm từ rừng hạn chế, chức năng chính của rừng của huyện là giữ đất và bảo vệ môi trường sinh thái.
Huyện Đồng Văn cũng có nhiều tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn; gồm các loại khoáng sản như: mangan, antimon, đá vôi,... Tuy nhiên việc khai thác gặp rất nhiều khó khăn do hạ tầng giao thông còn chưa phát triển, xa trung tâm tỉnh, khoáng sản nằm xen kẽ với nhiều tầng đá.
Lịch sử
Ngược dòng lịch sử, trong suốt các triều đại phong kiến Việt Nam , địa danh Đồng Văn chưa xuất hiện. Thời kỳ Pháp thuộc, ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định, theo đó vùng đất Hà Giang lúc này thuộc Đạo quan binh 2. Đồng Văn thuộc phủ Tương Yên, đạo quan binh 2 - Hà Giang.
Đến cuối năm 1899, về mặt lãnh thổ, quân đội thực dân Pháp có các quyền lực về dân sự ở 4 đạo quan binh. Theo đó, Hà Giang thuộc về đạo quan binh 3 - Tuyên Quang: gồm các tiểu khu Tuyên Quang, Hà Giang, Vĩnh Tuy. Thời kỳ này, Đồng Văn thuộc đạo quan binh 3 - Hà Giang.
Về địa danh Đồng Văn, địa danh Đồng Văn được xuất hiện lần đầu tiên tại Nghị định 60 ngày 17/6/1904, do Tướng chỉ huy tối cao quân đội Đông Dương ban hành, lập khu vực Đồng Văn, Lũng Cú và Má Lủng Kha thành công xã, gọi chung là Đồng Văn. Danh giới của công xã Đồng Văn thời điểm này như sau:
Ở phía Tây là bộ tộc người Mèo Tia Bình, tiếp đó là biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc từ Má Là đến Lũng Cú
Ở phía Bắc là đoạn vòng của sông Pon Mei Hồ hay còn gọi là sông Nho Quế
Ở phía Đông là từ sông Nho Quế đến tận khe Danh Liếp, tức là hẻm vực Tu Sản hiện nay
Đến ngày 28 tháng 11 năm 1905, Quyền Toàn quyền Đông Dương, ban hành nghị định kể từ ngày 01/01/1906 thiết lập các trung tâm hành chính tại các Đạo quan binh 2, 3 và 4. Theo đó, tại Đạo quan binh 3 có thêm 4 trung tâm hành chính là:
Đồng Văn, gồm tổng Đông Minh và Quang Mậu.
Quản Bạ là tổng Yên Bình.
Hoàng Su Phì là tổng Tụ Nhân.
Bắc Quang gồm các tổng: Bằng Hành, Trinh Tường, Mục Hà, Tiên Yên.
Năm 1915, Tiểu quân khu Bảo Lạc - thuộc đạo quan binh 2, được chia thành 3 đạo, còn gọi là châu: Đạo Bảo Lạc, do một viên đại úy làm Đại diện chỉ huy và 1 Quan đạo làm trợ lý. Đạo Đồng Văn do một viên đại úy chỉ huy và Đạo Yên Minh do một viên trung úy chỉ huy.
Từ ngày 1 tháng 7 năm 1921, đạo Yên Minh bị xóa bỏ theo Nghị định số 1461, ngày 18 tháng 6 năm 1921 của Thống sứ Bắc Kỳ để sáp nhập vào đạo Đồng Văn và được đặt dưới sự cai quản của Bang tá Đồng Văn.
Đến cuối năm 1929, Đạo quan binh 3 có 4 đơn vị hành chính là Châu Vị Xuyên, châu Bắc Quang, châu Hoàng Su Phì và châu Đồng Văn. Theo đó, Châu Đồng Văn có 2 tổng là: Quang Mậu gồm: 4 xã, 101 làng; Đông Minh gồm 14 xã, 364 làng, cụ thể như sau:
Tổng Quang Mậu: 4 xã gồm: Đồng Văn, Sủng Máng, Sơn Vĩ, Niêm Sơn
Tổng Đông Minh 14 xã gồm: Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích, Na Khê, Ngam La, Sà Phìn, Mèo Vạc, Lũng Chinh, Lũng Tỉnh, Phó Cáo, Sủng Là, Vần Chải, Đường Thượng, Lũng Phìn.
Hiện nay, huyện Đồng Văn có 1 thị trấn và 5 xã thuộc các tổng nêu trên, bao gồm: thị trấn Đồng Văn thuộc tổng Quang Mậu; 5 xã: Sà Phìn, Phố Cáo, Sủng Là, Vần Chải, Lũng Phìn thuộc tổng Đông Minh.
Từ ngày 1/1/1906 đến cuối năm 1929 mặc dù địa danh Đồng Văn có sự thay đổi, nhưng đến cuối năm 1929 vẫn giữ nguyên 2 tổng là Quang Mậu và Đông Minh.
Từ cuối năm 1929 đến sau Cách mạng tháng 8/1945 địa danh Đồng Văn cơ bản không thay đổi.[1]
Ngày 5 tháng 7 năm 1961, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 91-CP[8] về việc:
Chia xã Đồng Văn thành 4 xã là: Lũng Cú, Ma Lé, Đồng Văn và Pải Lủng
Chia xã Sà Phìn thành 6 xã: Lũng Táo, Thài Phìn Tủng, Sà Phìn, Sính Lủng, Tả Phìn và Tả Lủng
Chia xã Mèo Vạc thành 5 xã: Thống Nhất, Hòa Bình, Đoàn Kết, Tự Do và Lũng Phù
Chia xã Sơn Vỹ thành 3 xã: Thượng Phùng, Xín Cái và Sơn Vĩ
Chia xã Niêm Sơn thành 3 xã: Khâu Vai, Niêm Sơn và Tát Ngà
Chia xã Lũng Chinh thành 2 xã: Sủng Chà và Lũng Chinh
Chia xã Mậu Duệ thành 2 xã: Nậm Ban và Mậu Duệ
Chia xã Vần Chải thành 2 xã: Lũng Thầu và Vần Chải
Chia xã Lũng Phìn thành 4 xã: Sảng Tủng, Hố Quáng Phìn, Sủng Trái và Lũng Phìn
Chia xã Sủng Là thành 1 thị trấn Phố Bảng và 2 xã: Phố Là và Sủng Là
Chia xã Phú Lũng thành 3 xã: Phìn Lồ, Thắng Mố và Sủng Tráng
Chia xã Cán Tý thành 4 xã: Bát Đại Sơn, Cán Tỷ, Lao Và Chải và Lùng Tám
Chia xã Đường Thượng thành 2 xã: Đường Thượng và Lũng Hồ.
Ngày 13 tháng 12 năm 1962, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 328-NV[9] về việc:
Thành lập huyện Yên Minh trên cơ sở tách 13 xã: Bạch Đích, Du Già, Đường Thượng, Lao Và Chải, Lũng Hồ, Mậu Duệ, Na Khê, Nậm Ban, Ngam La, Ngọc Long, Niêm Sơn, Tát Ngà và Yên Minh thuộc huyện Đồng Văn
Thành lập huyện Mèo Vạc trên cơ sở tách 16 xã: Cán Chu Phìn, Giàng Chu Phìn, Hố Quáng Phìn, Khâu Vai, Lũng Chinh, Lũng Phìn, Lũng Pù, Mèo Vạc, Pả Vi, Pải Lủng, Sơn Vĩ, Sủng Máng, Sủng Trà, Sủng Trái, Thượng Phùng và Xín Cái thuộc huyện Đồng Văn.
Thành lập huyện Quản Bạ trên cơ sở tách 3 xã: Lùng Tám, Cán Tỷ và Bát Đại Sơn thuộc huyện Đồng Văn.
Huyện Đồng Văn còn lại thị trấn Phó Bảng và 19 xã: Thắng Mố, Tả Lủng, Sảng Tủng, Sính Lủng, Lùng Táo, Phố Là, Đồng Văn, Sủng Tráng, Phú Lúng, Lũng Cú, Sà Phìn, Sủng Thải, Má Lé, Sủng Là, Lũng Thầu, Thài Phìn Tủng, Phố Cáo, Vần Chải, Tả Phìn.
- Huyện Đồng Văn có những thuận lợi nhất định so với 4 huyện vùng cao phía bắc của Tỉnh, như:
+ QL 4C từ huyện kết nối với trung tâm Thành phố Hà Giang và các huyện vùng cao nguyên núi đá Đồng Văn. Là huyện có nhiều điểm du lịch, có nhiều tiềm năng khai thác để thúc đẩy kinh tế thương mại - du lịch.
+ Điều kiện khí hậu tốt, nhiều vùng cảnh quan thiên nhiên đẹp, có tính độc đáo riêng, có hệ thống núi rừng hùng vĩ kết hợp với các di tích lịch sử, nền văn hoá đa dạng đặc sắc và thiên nhiên còn giữ được vẻ hoang sơ,... cho thấy tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại để chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng phát triển bền vững. Đây là lợi thế để định hướng xây dựng đô thị theo mô hình Du lịch sinh thái.
+ Giàu tài nguyên rừng, vừa là tiềm năng khai thác du lịch, vừa là nguồn tạo ra vùng nguyên liệu phục vụ nền công nghiệp sản xuất chế biến nông lâm sản. Đặc biệt phát triển các loại cây dưới tán rừng như các loại cây dược liệu Thảo quả, Tam thất,...
* Hạn chế và thách thức:
- Cách xa trung tâm văn hoá xã hội, giao thông đi lại khó khăn, chỉ có loại hình duy nhất là đường bộ, khó thu hút vốn đầu tư do nằm cách xa hệ thống cảng biển, sân bay, trục hành lang kinh tế đối ngoại của Quốc gia.
- Có quỹ đất để khai thác, tuy nhiên diện tích không nhiều, phân tán đòi hỏi phải đầu tư lớn, sử dụng đất khoa học hợp lý.
- Địa hình chia cắt dẫn đến chỉ áp dụng được phát triển cụm dân cư, thiếu quỹ đất xây dựng và canh tác, chi phí xây dựng cao hơn các vùng khác, ngoài ra, đây là vùng chịu ảnh hưởng của thiên tai.
- Trình độ nhận thức của nhân dân còn nhiều hạn chế, đặc biệt là việc tiếp thu tiến bộ khoa học vào cuộc sống.
Một số chợ chính trên địa bàn huyện Đồng Văn:
Chợ huyện Đồng Văn, họp vào Chủ nhật hàng tuần
Chợ Sà Phìn, họp vào ngày Tỵ và Hợi
Chợ Phó Bảng, họp vào ngày Tý và Ngọ
Chợ Phố Cáo, họp vào ngày Thìn và Tuất
Chợ Sính Lủng, họp vào ngày Mão và Dậu
Chợ Lũng Phìn, họp vào ngày Dần và Thân
Chợ Má Lé, họp vào thứ 7 hàng tuần
Chợ Lũng Cú, họp vào thứ 6 hàng tuần.
Du lịch
Đồng Văn là một trong những huyện nổi tiếng về du lịch của tỉnh Hà Giang:
Hệ thống đường giao thông tương đối tốt, Quốc lộ 4C từ trung tâm tỉnh Hà Giang lên đến trung tâm huyện và đoạn đi qua huyện Đồng Văn nối liền với huyện Mèo Vạc. Ngoài ra còn hệ thống đường Tỉnh lộ ra cửa khẩu Phó Bảng và các đường liên xã đều đã được rải nhựa. Bình quân từ trung tâm huyện đến các xã chiều dài 26 km, xã xa nhất 42 km (xã Sủng Trái), xã gần nhất (trừ thị trấn Đồng Văn) là 6 km (xã Tả Lủng).
Trên địa bàn huyện có 49 công trình thủy lợi kiên cố, tổng chiều dài các tuyến công trình là: 89.470 m, phục vụ cho 809 ha, nhưng hầu như các công trình đều không có đập đầu mối, chủ yếu sử dụng các nguồn tự nhiên nước mưa, các khe lạch nhỏ.
Nguồn cung cấp điện cho huyện hiện nay do mạng lưới Quốc gia cung cấp và từ thủy điện Séo Hồ.
^Bản đồ Hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Bản đồ, 2004.
^Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 các tờ F-48-19 A B C D. Cục Đo đạc và Bản đồ, 2004.
^Thông tư 21/2013/TT-BTNMT ngày 01/08/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh... phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Hà Giang. Thuky Luat Online, 2016. Truy cập 25/12/2018.