Định Tường

Định Tường là một trong 3 tỉnh cũ ở miền Đông Nam Kỳ, Việt Nam và là một trong sáu tỉnh đầu tiên ở Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh) vào thời Nhà Nguyễn độc lập.

Định Tường
Tỉnh
Tỉnh Định Tường
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Kỳ (Nhà Nguyễn)
Nam Phần (Việt Nam Cộng hòa)
Tỉnh lỵMỹ Tho
Phân chia hành chính1 thị xã, 8 quận
Thành lập1832 (Nhà Nguyễn)
1956 - 1976 (Việt Nam Cộng hòa)
Giải thể1976
Địa lý
Diện tích1.640
Dân số (1967)
Tổng cộng518.646
Khác
Biển số xeĐT
Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng hòa, cho thấy địa giới tỉnh Định Tường vào năm 1967.

Địa lý

Tỉnh Định Tường có vị trí địa lý:

Tỉnh Định Tường nằm dọc theo bờ Bắc sông Tiền Giang theo hướng cánh cung Tây Bắc-Đông Đông Nam, từ Campuchia ra Biển Đông.

Lịch sử

Tỉnh Định Tường được thành lập năm 1832 dưới triều Nhà Nguyễn bởi vua Minh Mạng. Tỉnh Định Tường bị giải thể dưới thời Pháp thuộc và sau đó lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập, tồn tại trong giai đoạn 1956-1975. Tỉnh Định Tường khi xưa có địa giới nằm ở vùng Đông Nam Bộ (cùng với Gia Định và Biên Hòa là bộ 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ), tuy nhiên vị trí tại tỉnh này từ 1976 đến ngày nay lại thuộc vùng Tây Nam Bộ (tức Đồng bằng sông Cửu Long).

Lịch sử vùng đất cổ (đến đời Nhà Nguyễn)

Vùng đất Định Tường trước đây thuộc nước Chân Lạp, nay thuộc địa bàn các tỉnh Tiền Giang, Long An, Bến TreĐồng Tháp ngày nay.

Địa bàn tỉnh Định Tường xưa là "đất Mỹ Tho" nằm giữa sông Tiền và sông Hưng Hòa (tức sông Vàm Cỏ Tây) gồm hết vùng bưng Đồng Tháp Mười bao la rộng lớn. Tiềm năng nông nghiệp thực vô cùng to lớn đối với cả nước. Từ trên 200 năm trước, đã được khai thông kinh Vũng Gù (cũng gọi là bảo Định hà) và rạch Chanh làm đường vận chuyển và thủy lợi để khai thác Đồng Tháp Mười. Ngày nay, gần toàn thể tỉnh Đồng Tháp, phần lớn tỉnh Tiền Giang và khoảng 1/3 diện tích tỉnh Long An nằm trên địa bàn tỉnh Định Tường xưa. Nơi đây là một vựa lúa khổng lồ ở Nam Bộ và rất đáng kể đối với toàn quốc. Tuy nhiên địa bàn Định Tường đã trải qua một quá trình duyên cách khá phức tạp, cần được xem xét thật kỹ lưỡng.

Trịnh Hoài Đức đã ghi: "Đất Định Tường khi đầu khai thác, nhân dân chia ra nhiều mối thống thuộc... vì cách Biên Hòa, Phiên An xa xăm hiểm trở, không thể gấp lấy pháp luật ràng buộc, vậy nên phải trù hoạch nhiều phương, lập ra sổ sách biệt nạp (cho tùy tiện nộp vào các kho, như Mỹ Tho có kho Tam Lịch)... Lại lập ra trang, trại, man, nậu để thâu thập dân chúng, đều tùy theo nghề nghiệp mà nạp thuế cho có thống thuộc, cốt yếu về việc mở mang ruộng đất trồng tỉa hoa lợi mà thôi, như vậy tuy thấy có sự phức tạp, nhưng tựu trung đều có giường mối". Cách cai trị lỏng lẻo ở vùng đất mới như vậy kể là khôn ngoan và thực tế.

Vào thế kỷ XVII, các Chúa Nguyễn ra lệnh khai phá, đặt thành đất Vũng Cù (Đồng Tháp Mười) và Mỹ Tho. Năm 1679, viên tướng Nhà Minh là Dương Ngạn Địch cùng thuộc hạ vượt biển xin cư trú tại đây, Chúa Nguyễn cho họ lập làng, ấp ở Mỹ Tho cùng với người Việt di dân khẩn hoang (tạo thành 9 "trường biệt nạp" là: Quy An, Quy Hóa, Cảnh Dương, Thiên Mụ, Gian Thảo, Hoàng Lạp, Tam Lạch, Bả Cạnh, Tân Thịnh).[1]

Năm 1772, Chúa Nguyễn sai quan trấn Gia Định đem đất Mỹ Tho lập thành đạo Trường Đồn, đặt chức Cai cơ, Thơ ký để cai trị. Năm Bính Thân (1776), đất Định Tường (Trường Đồn) thuộc quản lý của Nhà Tây Sơn (Nguyễn Lữ).

Đến năm Mậu Tuất (1778), Nguyễn Ánh chiếm lại được đất Trường Đồn từ tay Nguyễn Lữ của Nhà Tây Sơn. Năm 1779, Nguyễn Ánh gộp 9 trường biệt nạp để lập ra huyện Kiến Khương thuộc dinh Trường Đồn, đặt chức Lưu thủ, Cai bộ và Kỷ lục để cai trị. Năm 1781, đổi tên Trường Đồn thành dinh Trấn Định. Năm 1806, đổi tên huyện Kiến Khương thành huyện Kiến An.

Thời Nhà Nguyễn, năm Gia Long thứ 7 (1808), cải dinh Trấn Định thành trấn Định Tường thuộc tổng trấn Gia Định, thăng huyện Kiến An thành phủ Kiến An, thăng 3 tổng sở thuộc làm huyện Kiến Hưng, huyện Kiến Hòa và huyện Kiến Đăng. Sau đó lập tỉnh Định Tường vào năm Minh Mạng thứ 13 (1832).

Khoảng năm 1820, Trịnh Hoài Đức đã đưa ra bản danh mục phân ranh hành chính của trấn Định Tường. Khi ấy tổng Hòa Bình còn gồm cả những thôn sau này được tách ra làm huyện Tân Hòa rồi được sáp nhập vào phủ Tân An thuộc trấn Phiên An. Trấn Định Tường khi đó gồm một phủ duy nhất là phủ Kiến An, bên dưới bao gồm có 3 huyện chia thành 6 tổng với 314 thôn, ấp:

  • Huyện Kiến Đăng gồm 2 tổng với 87 thôn:
    • Tổng Kiến Hòa: 44 thôn
    • Tổng Kiến Phong: 43 thôn
  • Huyện Kiến Hưng gồm 2 tổng với 76 thôn:
    • Tổng Kiến Thuận: 39 thôn
    • Tổng Hưng Xương: 37 thôn
  • Huyện Kiến Hòa gồm 2 tổng với 151 thôn:
    • Tổng Kiến Thạnh: 65 thôn
    • Tổng Hòa Bình: 86 thôn.

Tỉnh Định Tường thời Nhà Nguyễn

Định Tường trong bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh (Basse Cochinchine).

Năm Gia Long thứ 5 (1806), Nhà Nguyễn đổi tên huyện Kiến Khang thành huyện Kiến An thuộc trấn Định Tường, đến năm 1808 thăng huyện Kiến An thành phủ Kiến An với 3 huyện mới (trước là tổng) là: Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng.

Tỉnh Định Tường (chữ Hán: 定祥(省)) được thành lập năm Minh Mạng thứ 13 (1832) và là một trong 6 tỉnh của Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh). Lập thêm huyện Tân Hòa thuộc phủ Kiến An, tách từ đất huyện Kiến Hòa.

Năm 1833, tỉnh thành Định Tường (nay là thành phố Mỹ Tho tỉnh Tiền Giang) thất thủ vào tay Lê Văn Khôi, Nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp và lấy lại được thành.

Năm Minh Mạng 19 (1838), Lập một phủ mới mang tên Kiến Tường, trích huyện Kiến Đăng thành 2 huyện Kiến Đăng và Kiến Phong cho vào phủ Kiến Tường.

Năm Thiệu Trị thứ 1 (1841), Thiệu Trị cắt huyện Tân Hòa từ phủ Kiến An, nhập sang tỉnh Gia Định.

Thời vua Tự Đức (1847-1862), tỉnh Định Tường gồm 2 phủ với 4 huyện: Kiến Hưng, Kiến Hòa (phủ Kiến An), Kiến Đăng, Kiến Phong (phủ Kiến Tường). Tỉnh thành Định Tường ban đầu là đồn Trấn Định ở thôn Tân Lý Tây giồng Kiên Định huyện Kiến Khang (tức thôn Tân Hiệp huyện Kiến Hưng, đến thời Gia Long thì chuyển đến thôn Mỹ Chánh huyện Kiến Hòa, năm Minh Mạng thứ 7, rời về địa phận 2 thôn Điều Hòa và Bình Biên huyện Kiến Hưng.

Phủ Kiến An: lỵ sở nằm ở vị trí là đồn Trấn Định cũ tại thôn Tân Hiệp huyện Kiến Hưng, dựng năm 1833.

  • Huyện Kiến Hưng nguyên là tổng cùng tên sau được nâng thành huyện, gồm 5 tổng với 75 thôn, phía Đông giáp huyện Kiến Hòa, phía Tây giáp huyện Kiến Đăng, phía Nam giáp huyên Bảo Hựu tỉnh Vĩnh Long Nhà Nguyễn, phía Bắc giáp 2 huyện Cửu An (phủ Tân An) và Quang Hóa (phủ Tây Ninh) tỉnh Gia Định Nhà Nguyễn[2]. Đất huyện Kiến Hưng nay có thể là các phần phía Tây và trung tâm của 2 tỉnh Tiền Giang (thành phố Mỹ Tho,...) và Bến Tre, phía Bắc giáp với thành phố Tân An tỉnh Long An (vùng đất huyện Cửu An phủ Tân An tỉnh Gia Định xưa). Huyện Kiến Hưng, năm 1863, có 5 tổng: Hưng Trị (có 19 thôn), Hưng Bình (có 16 thôn), Hưng Nhơn (có 13 thôn), Hưng Nhượng (có 14 thôn).[3] Trương Vĩnh Ký nói về hành chính Nam Kỳ Lục tỉnh thì có chép: "Huyện Kiến Hưng, (giồng Trấn-định)." (tức là vị trí (lỵ sở) huyện này khoảng giồng (tức cù lao) Trấn Định).[4]
  • Huyện Kiến Hòa (trước là tổng Kiến Hòa), ban đầu gồm 9 tổng (sau tách 4 tổng để lập huyện Tân Hòa) còn lại 5 tổng với 82 thôn, phía Tây giáp huyện Kiến Hưng, phía Nam giáp huyện Bảo Hựu của Vĩnh Long, phía Bắc giáp 2 huyện Tân Thịnh và Tân Hòa của phủ Hòa Thịnh tỉnh Gia Định (Tân Thịnh, Tân Hòa từng thuộc Định Tường), phía Đông giáp Biển Đông[2]. Đất huyện Kiến Hòa nay có thể là phần đất phía Đông ven biển của 2 tỉnh Tiền Giang (các huyện thị Gò Công, Gò Công Đông, Gò Công Tây,...) và Bến Tre (huyện Bình Đại,...). Huyện Kiến Hòa đặt tại thôn Tân Hoá (Chợ Gạo), năm 1863, có 5 tổng: Thạnh Phong (có 17 thôn), Thạnh Quơn (có 15 thôn), Hòa Hảo (có 13 thôn), Hòa Quới (có 20 thôn), Hòa Thinh (có 19 thôn). Trương Vĩnh Ký về Basse-Cochinchine thì có chép: "Huyện Kiến Hòa, (Chợ-gạo)." (tức là vị trí (lỵ sở) huyện này khoảng Chợ Gạo).[4]

Phủ Kiến Tường: lỵ sở ở thôn Mỹ Trà (Cao Lãnh) huyện Kiến Phong từ năm 1838.

  • Huyện Kiến Phong tách từ huyện Kiến Đăng ra, gồm 4 tổng với 36 thôn, phía Tây giáp phủ Ba Nam (Ba Phnom) của nước Cao Miên, phía Nam giáp 2 tỉnh An Giang Nhà Nguyễn và Vĩnh Long Nhà Nguyễn, phía Bắc giáp huyện Kiến Hưng, phía Đông giáp huyện Kiến Đăng[2]. Đất huyện Kiến Phong nay là phần phía Bắc tỉnh Đồng Tháp (Hồng Ngự, Tân Hồng,...), theo bản đồ hiện đại thì phía Bắc giáp tỉnh Prey Veng Campuchia (tức vùng đất phủ Ba Nam xưa), phía Tây và Tây Nam giáp phần đất tỉnh An Giang xưa (nay là tỉnh An Giang). Huyện Kiến Phong đặt tại thôn Mỹ Trà (có thời gian rời tạm ra thôn Mỹ Luông (nay thuộc An Giang)), năm 1863, có 4 tổng: Phong Hòa (có 9 thôn), Phong Phú (có 9 thôn), Phong Thạnh (có 12 thôn), Phong Nẫm (có 8 thôn). Trương Vĩnh Ký chép: "Huyện Kiến Phong, (Cái-bè)." (tức là vị trí (lỵ sở) huyện này khoảng Cái Bè).
  • Huyện Kiến Đăng (trước là tổng Kiến Đăng), gồm 5 tổng với 51 thôn, phía Tây giáp huyện Kiến Phong, phía Nam giáp huyện Bảo Hựu tỉnh Vĩnh Long, phía Bắc giáp rừng chằm (rừng tràm nguyên sinh rậm rạp), phía Đông giáp huyện Kiến Hưng[2]. Đất huyện Kiến Đăng nay là phần phía Nam tỉnh Đồng Tháp (Cao Lãnh, Tháp Mười,...) và phía Đông tỉnh Tiền Giang (Cai Lậy,...), phía Bắc là huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (vùng "rừng chằm" theo Đại Nam nhất thống chí). Huyện Kiến Đăng đặt tại Cai Lậy (có thời gian rời tạm ra Cái Bè), năm 1863, có 5 tổng: Lợi Trinh (có 11 thôn), Lợi Trường (có 11 thôn), Lợi Mỹ (có 11 thôn), Lợi Thuận (có 13 thôn), Lợi Thạnh. Trương Vĩnh Ký chép: "Huyện Kiến Đăng, (Cai-lậy)." (tức là vị trí (lỵ sở) huyện này khoảng Cai Lậy).

Theo thống kê đầy đủ, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tỉnh Định Tường có tỉnh lỵ đặt tại Mỹ Tho, gồm 2 phủ trực thuộc như sau:

  • Phủ Kiến An: phủ lỵ đặt ở Mỹ Tho.
    • Huyện Kiến Hưng: huyện lỵ đặt ở thôn Tân Hiệp, gồm 5 tổng: Hưng Long (16 thôn), Hưng Bình (16 thôn), Hưng Nhượng (14 thôn), Hưng Trị (19 thôn), Hưng Nhơn (13 thôn). Có các chợ: Mỹ Tho, Bình Tạo, Điều Hòa, Trung Lương, Vĩnh Kim Đông, Thuộc Nhiêu, Tân Dinh, Phú Mỹ, Bàu Xiêm, Kiến An
    • Huyện Kiến Hòa: huyện lỵ ở thôn Tân Hòa, gồm 5 tổng: Hòa Qưới (20 thôn), Hòa Thinh (19 thôn), Hòa Hảo (13 thôn), Thạnh Phong (17 thôn), Thạnh Qươn (15 thôn)
  • Phủ Kiến Tường: phủ lỵ đặt ở thôn Mỹ Trà (Cao Lãnh).
    • Huyện Kiến Phong: huyện lỵ ở thôn Mỹ Trà (Cao Lãnh), nay tạm đặt ở Mỹ Luông, gồm 4 tổng: Phong Thạnh (12 thôn), Phong Nẫm (8 thôn), Phong Phú (9 thôn), Phong Hòa (9 thôn). Có các chợ: Mỹ Luông, Trà Luộc, Cao Lãnh, Hiệp Ân
    • Huyện Kiến Đăng: huyện lỵ ở Cai Lậy, nay tạm đặt ở Cái Bè, gồm 5 tổng: Lợi Trinh (11 thôn), Lợi Trường (11 thôn), Lợi Thuận (13 thôn), Lợi Thạnh (11 thôn), Lợi Mỹ (11 thôn). Có các chợ: Cái Bè, Ca Công, Cai Lậy, Hội Sơn, Cái Lá, Kim Sơn, Trà Luộc.
Bản đồ các tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa trong bản đồ hành chính Cochin Chine khu vực thuộc Pháp kiểm soát năm 1863 (Basse Cochinchine Francaise) và trước đó là Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1859 (Basse Cochinchine). (Henri Rieunier (1833-1918) vẽ năm 1863)

Thời Pháp thuộc

Năm 1859, Pháp xâm chiếm thành Gia Định. Năm 1861, Pháp đánh chiếm Gia Định, Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long. Thời Pháp thuộc (1862-1945), theo Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, Định Tường cùng với Biên HòaGia Định bị cắt nhượng cho Pháp đô hộ. Năm 1863, thực dân Pháp đặt viên chức cai trị, song vẫn giữ phân ranh hành chính cũ của tỉnh Định Tường.

Năm 1869, sau 2 năm chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây (gồm Vĩnh Long, An GiangHà Tiên), Pháp còn giữ 6 tỉnh nhưng chia cắt lại các phủ huyện lệ thuộc. Như tỉnh Định Tường đổi là tỉnh Mỹ Tho và coi 4 hạt (inspection): Mỹ Tho (huyện Kiến Hưng cũ), Chợ Gạo (huyện Kiến Hòa cũ), Bến Tre (phủ Hoằng Trị trực thuộc tỉnh Vĩnh Long cũ), Cai Lậy (huyện Kiến Đăng cũ). Còn hạt Cần Lố (huyện Kiến Phong cũ) thì lại chuyển sang cho tỉnh Vĩnh Long cai quản.

Từ năm 1872, thực dân Pháp bỏ hẳn cả hệ thống hành chính lục tỉnh và phủ huyện cũ. Nam Kỳ được chia thành 18 hạt và 2 thành phố (Sài Gòn, Chợ Lớn). Địa bàn tỉnh Định Tường chia ra cho 5 hạt: toàn hạt Mỹ Tho (nằm trên 3 huyện Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng cũ), một nửa Đồng Tháp Mười cho hạt Tân An (lấy đất tổng Hưng Long của huyện Kiến Hưng cũ), nửa còn lại (huyện Kiến Phong cũ) chia nhau cho 3 hạt Châu Đốc, Long XuyênSa Đéc. Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, các hạt Thanh tra được thay bằng hạt Tham biện. Năm 1876, tỉnh Định Tường chính thức bị Pháp giải thể:

  • Hạt Mỹ Tho: gồm 3 huyện Kiến Hưng, Kiến Hòa, Kiến Đăng cũ. Hạt lỵ đặt tại Mỹ Tho (địa phận hai làng Điều Hòa và Bình Tạo);
  • Hạt Châu Đốc: lấy phần đất 3 làng An Bình, An Long và Tân Thạnh thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong. Phần đất này nằm ở phía tây bắc Đồng Tháp Mười, sau gọi là tổng An Phước thuộc hạt Châu Đốc.
  • Hạt Long Xuyên: lấy địa phận các làng Tân Phú, Tân Thạnh của tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong để lập tổng mới gọi là tổng Phong Thạnh Thượng thuộc hạt Long Xuyên.
  • Hạt Sa Đéc: lấy địa phận các làng Mỹ Ngãi, Mỹ Trà, Nhị Mỹ, Phong Mỹ (trước đây thuộc tổng Phong Thạnh, huyện Kiến Phong) để lập tổng mới cũng lấy tên là tổng Phong Thạnh. Lại lấy địa phận các làng Mỹ Long, Bình Hàng Tây (nguyên thuộc tổng Phong Phú, huyện Kiến Phong) để lập tổg mới gọi là tổng Phong Nẫm. Hai tổng Phong Thạnh (mới) và Phong Nẫm đều thuộc về hạt Sa Đéc.
  • Hạt Tân An: lấy địa phận tổng Hưng Long thuộc huyện Kiến Hưng để lập hai tổng mới là Hưng Long và Mộc Hóa. Tổng Mộc Hóa gồm cả vùng rộng lớn nằm hai bên sông Vàm Cỏ Tây, hữu ngạn là địa phận tổng Hưng Long cũ, tả ngạn là địa phận tổng Mộc Hóa nguyên thuộc huyện Quang Hóa, tỉnh Gia Định. Hai tổng mới Hưng Long và Mộc Hóa đều thuộc về hạt Tân An.

Theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương vào ngày 20 tháng 12 năm 1899 thì kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1900, đổi tất cả các hạt ở Nam Kỳ thành tỉnh. Địa bàn tỉnh Định Tường cũ chia ra thành 5 tỉnh giống như thời kỳ trước đây: tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Tân An, tỉnh Châu Đốc, tỉnh Long Xuyêntỉnh Sa Đéc. Tình hình đó kéo dài cho đến năm 1956.

Tỉnh Định Tường thời Việt Nam Cộng hòa

Dân số tỉnh Định Tường 1967[5]
Quận Dân số
Bến Tranh 65.301
Cái Bè 86.161
Cai Lậy 107.879
Châu Thành 107.698
Chợ Gạo 49.099
Giao Đức 54.598
Long Định 47.910
Tổng số 518.646

Tỉnh Định Tường được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Ngô Đình Diệm để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Định Tường được thành lập trên phần đất tỉnh Mỹ Tho (trừ vùng nằm phía nam sông Tiền Giang là quận An Hóa thì đổi tên thành quận Bình Đại và nhập vào tỉnh Kiến Hòa) và tỉnh Gò Công cũ. Tỉnh lỵ tỉnh Định Tường đặt tại Mỹ Tho và vẫn giữ nguyên tên là "Mỹ Tho", về mặt hành chánh thuộc xã Điều Hòa, quận Châu Thành.

Định Tường là một trong 22 tỉnh của Nam Phần lúc đó. Tỉnh Định Tường bắc giáp tỉnh Kiến Tường, đông bắc giáp tỉnh Long An, đông giáp tỉnh Gò Công, tây nam và nam giáp hai tỉnh Vĩnh LongKiến Hòa, tây giáp tỉnh và Kiến Phong, tây nam giáp tỉnh Sa Đéc khi tỉnh này được tái lập. Ranh giới phía nam của tỉnh Định Tường là sông Tiền Giang (đoạn này còn gọi là sông Mỹ Tho). Định Tường có diện tích khoảng 1.900 km². Dân số năm 1965 là 514.146 người.

Ngày 24 tháng 4 năm 1957, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Tỉnh Định Tường có tỉnh lỵ đặt tại Mỹ Tho, bao gồm 7 quận ban đầu:

Trong đó, các quận Bến Tranh, Cai Lậy, Cái Bè, Châu ThànhChợ Gạo trước năm 1956 cùng thuộc tỉnh Mỹ Tho cũ. Riêng 2 quận Gò CôngHòa Đồng lại thuộc tỉnh Gò Công cũ, đặc biệt quận Gò Công lúc bấy giờ chính là quận Châu Thành của tỉnh Gò Công trước đây.

Ngày 5 tháng 12 năm 1957, dời quận lỵ quận Bến Tranh từ xã Lương Hòa Lạc đến xã Tân Hiệp.

Ngày 8 tháng 11 năm 1960, quận Châu Thành đổi tên thành quận Long Định, đồng thời dời quận lỵ từ xã Điều Hòa tới xã Long Định. Ngày 9 tháng 8 năm 1961, tách đất quận Cái Bè lập quận mới Giáo Đức, quận lỵ tại xã An Hữu, gồm 2 tổng: Phong Phú với 5 xã; An Phú (mới lập) với 5 xã. Quận Cái Bè đổi tên thành quận Sùng Hiếu. Quận Cai Lậy đổi tên thành quận Khiêm Ích.

Ngày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tỉnh lỵ đặt tại Gò Công, gồm 2 quận: Châu Thành (đổi tên từ quận Gò Công) và Hòa Đồng với 4 tổng, 31 xã. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Mỹ Tho trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên gọi tỉnh Định Tường cho vùng đất này đến năm 1975.

Ngày 23 tháng 5 năm 1964 chia quận Long Định thành 2 quận: Châu Thành và Long Định. Quận Châu Thành, quận lỵ tại xã Trung An, có 2 tổng: tổng Thuận Trị với 6 xã; tổng Thuận Hòa (mới lập) với 6 xã. Quận Long Định, quận lỵ dời về xã Vĩnh Kim, có 2 tổng: tổng Thuận Bình với 7 xã; tổng Lợi Trường với 7 xã.

Ngày 10 tháng 11 năm 1964, đổi lại tên quận Sùng Hiếu thành quận Cái Bè, quận Khiếm Ích thành quận Cai Lậy như cũ. Sau năm 1965 các tổng giải thể, các xã trực thuộc các quận. Ngày 24 tháng 3 năm 1969, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi tên quận Long Định (tỉnh Định Tường) thành quận Sầm Giang.

Ngày 30 tháng 9 năm 1970, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 114/SL-NV cải biến xã Điều Hòa thuộc quận Châu Thành thành thị xã Mỹ Tho, là thị xã tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương Việt Nam Cộng hòa, đồng thời kiêm tỉnh lỵ tỉnh Định Tường. Từ đó cho đến năm 1975, thị xã Mỹ Tho, tỉnh Định Tường và tỉnh Gò Công là ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau theo sự phân chia sắp xếp hành chính của Việt Nam Cộng hòa.

Ngày 12 tháng 7 năm 1974, lập quận mới Hậu Đức thuộc tỉnh Định Tường, quận lỵ tại Thiên Hộ, xã Hậu Mỹ trở thành một phần của quận Hậu Đức, do tách một phần đất của các quận Cái Bè, Giáo Đức, Cai Lậy cùng tỉnh Định Tường, quận Kiến Bình (tỉnh Kiến Tường) và của quận Mỹ An (tỉnh Kiến Phong). Các đơn vị hành chính của quận Hậu Mỹ chưa sắp xếp xong thì chính quyền Việt Nam Cộng hòa sụp đổ vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Tuy nhiên chính quyền Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tỉnh Định Tường và vẫn giữ tên cũ là tỉnh Mỹ Tho.

Tháng 2 năm 1976, tỉnh Định Tường sáp nhập với tỉnh Gò Công và thị xã Mỹ Tho thành tỉnh Tiền Giang.

Phân chia hành chính

Năm 1836

Gồm một phủ duy nhất là phủ Kiến An, bên dười gồm 3 huyện trực thuộc:

  • Huyện Kiến Đăng:
    • Tổng Lợi Trinh gồm 19 thôn: An Mỹ, Bình Chánh Tây, Bình Phú, Cẩm Sơn, Giai Mỹ, Hòa Sơn, Hòa Thuận, Hội Sơn, Lợi An, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Tây, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Trang, Mỹ Tường, Phú Nhuận, Phú Thuận Đông, Tân Hòa, Tân Hội, Xuân Sơn;
    • Tổng Lợi Trường gồm 21 thôn: An Thủy Đông, An Thủy Tây, Bàn Long, Bình Chánh, Bình Chánh Đông, Hòa An, Kim Sơn, Long Điền, Long Phú, Mỹ An, Mỹ Ân, Mỹ Đông, Mỹ Đông Thượng, Mỹ Đông Trung, Mỹ Hòa, Mỹ Quý, Mỹ Trinh, Phú Long, Phú Phong, Tân Sơn, Trà Tân;
    • Tổng Phong Hòa gồm 10 thôn: An Bình Đông, An Bình Tây, An Cư, Hiệp Hòa, Hòa Khánh, Mỹ Đức Đông, Mỹ Hòa, Mỹ Thạnh, Phú Sơn, Tân Đức;
    • Tổng Phong Phú gồm 17 thôn: An Thái Đông, An Thái Tây, An Thái Trung, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung, Hòa Lộc, Mỹ An Đông, Mỹ An Tây, Mỹ Đức Tây, Mỹ Hưng, Mỹ Long, Mỹ Lợi, Mỹ Lương, Mỹ Thuận, Mỹ Toàn, Mỹ Xương, Thanh Hưng;
    • Tổng Phong Thạnh gồm 11 thôn: An Bình, An Long, An Phong, Mỹ Đảo, Mỹ Ngãi, Mỹ Trà, Nhị Mỹ, Phong Mỹ, Tân An, Tân Phú, Tân Thạnh;
  • Huyện Kiến Hòa:
    • Tổng Hòa Hảo gồm 10 thôn: An Định, Bình Phục Đông, Bình Phục Nhứt, Bình Phương, Bình Thủy, Mỹ Hảo, Tân Hóa, Thuận Hòa, Toàn Thạnh, Vĩnh An;
    • Tổng Hòa Hằng gồm 16 thôn: Bình Đại, Châu Hưng, Hưng Thạnh, Hòa Thới, Lộc Thuận, Phú Thành, Phú Thạnh Đông, Phú Thuận, Phú Vinh, Phước An Đông, Qưới Sơn, Tân Phong, Thạch Hồ, Thạnh Hội, Từ Linh, Vĩnh Qưới;
    • Tổng Hòa Thinh gồm 16 thôn: An Hòa Tân, Lộc Tân, Lương Thạnh, Minh Đức, Phú Hữu, Phú Ngãi, Phú Nhơn, Phú Thạnh, Phước Định, Phước Hậu, Phước Hòa, Phước Thới, Phước Thuận, Phước Toàn, Thọ Phú, Thới Lai;
    • Tổng Thạnh Phong gồm 14 thôn: Bình Đăng, Bình Hài, Bình Hạnh, Bình Phong, Bình Thới, Điền Trang, Long Hựu, Mỹ Chánh, Mỹ Hóa, Phong Thuận, Phú Hội, Tân Tĩnh, Tân Tĩnh Đông, Thạnh Lợi;
    • Tổng Thạnh Qươn gồm 13 thôn: An Khương, An Lạc, Bình Cách, Bình Dương, Long Hòa, Lương Phú, Mỹ Trung, Phú Kiết, Phú Hòa, Song Thạnh, Thanh Xuân, Trung Lộc, Vĩnh Phước;
  • Huyện Kiến Hưng:
    • Tổng Hưng Long gồm 14 thôn: Bình An, Bình Long Đông, Chánh Đông, Đông An, Ngãi Lợi, Phú Khương, Phú Thượng, Tân Đông, Tân Hòa Đông, Tân Hòa Tây, Thủy Đông, Trường Thạnh, Tuyên Thạnh, Vĩnh Thạnh;
    • Tổng Hưng Nhơn gồm 12 thôn: Dương Hòa, Định Hòa, Hưng Thạnh, Long Định, Mỹ Điền, Nhị Bình, Phú Mỹ, Phước An, Tân Hội Đông, Tân Hội Tây, Tân Lý Đông, Tân Lý Tây;
    • Tổng Hưng Nhượng gồm 12 thôn: Bình An Đông, Bình Cư, Bình Qươn, Hòa Mỹ, Lợi Thạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Lý Tây, Nhơn Nhượng, Tân Hiệp, Tân Hương Tây, Tường Khánh, Xuân Sanh;
    • Tổng Thuận Bình gồm 15 thôn: An Phước, An Thạnh, Bình Đông, Bình Sơn, Bình Thuyên Đông, Hữu Đạo, Long Hưng, Long Thạnh, Mỹ Thuận Đông, Mỹ Thuận Tây, Tân Đức Đông, Tân Đức Tây, Tân Phú Đông, Vĩnh Kim Đông, Vĩnh Kim Tây;
    • Tổng Thuận Trị gồm 19 thôn: An Đức, An Đức Đông, An Hòa, An Thành, An Vĩnh, Bình Tạo, Cửu Viễn, Đạo Ngạn, Điều Hòa, Long Hội, Long Hội Tây, Ngãi Hữu, Nhơn Hòa, Phú Đức Đông, Phú Đức Tây, Tân Thuận, Thân Nhơn, Thới Sơn, Trung Lương.

Năm 1957

Tinh Định Tường, tỉnh lỵ Mỹ Tho, gồm các đơn vị hành chinh:

1. Quận Châu Thành Định Tường (quận lỵ Điều Hoà)

- Tổng Thuận Trị, gồm các Xã Bình Đức, Đạo Thạnh, Điểu Hòa, Long An, Tam Hiệp, Thanh Phú, Thới Sơn, Trung An, Phước Thạnh.

- Tổng Thuận Bình, gồm các xã Bàn Long, Bình Trưng, Dưỡng Điềm, Đông Hòa, Điểm Hy, Hữu Đạo, Kim Sơn, Long Định, Long Hưng, Nhị Bình, Phú Phong, Song Thuận, Vĩnh Kim.

2. Quận Bến Tranh (quận lỵ Lương Hòa Lạc)

- Tổng Hưng Nhơn, gốm các xã Hưng Thạnh Mỹ, Tân Hội Đông, Tân Lý Tây, Tân Lý Đông, Tân Hương, Tân Hiệp, Thân Cửu Nghĩa, Tân Hòa Thành, Phú Mỹ.

- Tổng Thạnh Quơn, gốm các Xã Lương Hòa Lạc, Hoà Tịnh, Mỹ Tịnh An, Phú Kiết, Tân Bình Thạnh, Trung Hòa, Thanh Bình

3. Quận Chợ Gạo (quận lỵ Bình Phan)

- Tổng Thạnh Phong, gồm các Xã Đặng Hưng Phước, Long Bình Điền, Mỹ Phong, Song Bình, Tân Mỹ Chánh, Xuân Đông.

- Tổng Hòa Håo, gồm các xã An Thanh Thůy, Bình Ninh, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Quơn Long, Hoà Định, Tân Thuận Bình

4. Quận Cái Bè (quận lỵ Đông Hoà Hiệp)

- Tổng Phong Hòa, gồm các xã Đồng Hòa Hiệp, Hội CưHòa Khánh, Hậu Thành, Hậu Mỹ, Mỹ Thiện, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây.

- Tổng Phong Phú, gồm các xã An Hữu, Hưng Thuận (cù lao Quy), An Thái Đông, An Thái Trung, Thanh Hưng, Hòa Lộc, Mỹ Lợi, Mỹ Lương.

5. Quận Cai Lậy (quận lỵ Thanh Hòa)

- Tổng Lợi Trinh, gồm các Xã Thanh Hoà, Nhị Mỹ, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Phước Tây, Cẩm Sơn, Tân Phú Đông, Mỹ Hạnh Đông, Tân Bình, Tân Hội.

- Tổng Lợi Hoà, gồm xã Long Trung, Long Khánh, Tam Bình, Ngũ Hiệp, Mỹ Long, Long Tiên, Phú Quý, Nhị Quý.

- Tổng Lợi Thuận, gồm các xã Phú An, Phú Nhuận Đông, Bình Phú, Thanh Phú, Hiệp Đức, Hội Sơn, Xuân Sơn, Mỹ Thành.

6. Quận Gò Công (quận lỵ Long Thuận)

- Tổng Hoà Lạc Thượng, gồm các xã Bình Thanh Đông, Bình Xuân, Gia Thuận, Kiểng Phước, Tân Niên Đông, Tân Niên Tây, Tân Niên Trung, Tân Phước.

- Tổng Hoà Lạc Hạ, gồm các Xã An Hòa (Xã Tân Duân Đông và Hoà Nghị cũ), Bình An, Long Thuận, Phước Trung, Tân Bình Điển, Tăng Hòa, Tân Thành.

7. Quận Hoà Đồng (quận lỵ Đồng Sơn)

- Tổng Hoà Đông Thượng, gốm các Xã Bình Phú Đông, Bình Phục Nhì, Đông Sơn, Thành Công (Bình Thành và Bình Công cũ), Thạnh Nhựt, Thạnh Trị (Vĩnh Thạnh vã Vĩnh Trị cũ), Vĩnh Bình (Vĩnh Lợi và Bình Phú Tây cũ), Vĩnh Hựu, Vĩnh Viễn. Bình Luông Đông, Long Hưu, Phú Thạnh Đông, Tân Thới (cù lao Tào), Yên Luông (Yên Luông Đông và Yên Luông Tây cũ)

Năm 1970

  • Quận Bến Tranh gồm 15 xã: Hòa Tịnh, Lương Hòa Lạc, Mỹ Tịnh An, Phú Kiết, Phú Mỹ, Tân Bình Thạnh, Tân Hiệp, Tân Hòa Thành, Tân Hội Đông, Tân Hương, Tân Lý Đông, Tân Lý Tây, Thanh Bình, Thân Cửu Nghĩa, Trung Hòa;
  • Quận Cái Bè gồm 11 xã: Đông Hòa Hiệp, Hậu Mỹ, Hậu Thành, Hiệp Đức, Hòa Khánh, Hội Cư, Hội Sơn, Mỹ Thành, Mỹ Thiện, Phú An, Xuân Sơn;
  • Quận Cai Lậy gồm 20 xã: Bình Phú, Cẩm Sơn, Long Khánh, Long Tiên, Long Trung, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Mỹ Long, Mỹ Phước Tây, Ngũ Hiệp, Nhị Mỹ, Nhị Quý, Phú Nhuận Đông, Phú Quý, Tam Bình, Tân Bình, Tân Hội, Tân Phú Đông, Thạnh Hòa, Thạnh Phú;
  • Quận Châu Thành gồm 11 xã: Bình Đức, Đạo Thạnh, Long An, Mỹ Phong, Phước Thạnh, Tam Hiệp, Tân Long, Tân Mỹ Chánh, Thạnh Phú, Thới Sơn, Trung An;
  • Quận Chợ Gạo gồm 11 xã: An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Đăng Hưng Phước, Hòa Định, Long Bình Điền, Qươn Long, Song Bình, Tân Thuận Bình, Xuân Đông;
  • Quận Giáo Đức gồm 10 xã: An Hữu, An Thái Đông, An Thái Trung, Hòa Lộc, Hưng Thuận, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây, Mỹ Lợi, Mỹ Lương, Thanh Hưng;
  • Quận Sầm Giang gồm 14 xã: Bàn Long, Bình Trưng, Điềm Hy, Dưỡng Điềm, Đông Hòa, Hữu Đạo, Hưng Thạnh Mỹ, Kim Sơn, Long Định, Long Hưng, Nhị Bình, Phú Phong, Song Thuận, Vĩnh Kim.
Tiền nhiệm:
tỉnh Mỹ Tho
tỉnh Định Tường VNCH
1956-1976
Kế nhiệm:
tỉnh Tiền Giang

Chú thích

  1. ^ Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán Nhà Nguyễn, tỉnh Định Tường, quyển 28, trang 85.
  2. ^ a b c d Đại Nam nhất thống Chí, quyển 28, trang 86-87.
  3. ^ “Địa chí Tiền Giang: Hành chính giai đoạn 1863-1945”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2012.
  4. ^ a b Petit cours de Géographie de la Basse-Cochinchine / P.-J.-B. Trương Vĩnh Ký (1875).
  5. ^ Việt Nam Cộng hòa bản đồ hành chánh. Đà Lạt: Phân cục Địa dư Quốc gia, 1967.

Xem thêm

Read other articles:

Alchemy Stars Publikasi17 June 2021GenreTactical role-playingBahasa Daftar Inggris, Jepang dan Tionghoa 60 Karakteristik teknisSistem operasiAndroid, iOS dan iPadOS PlatformAndroid, iOS dan iPadOS Formatunduhan digital Metode inputlayar sentuh Format kode Daftar 30 Informasi pengembangPengembangTourdog StudioKomponisAsami TachibanaPenerbitLevel InfiniteSumber kode Google Playcom.tencent.baiyeint iTunes Store1529088856 Informasi tambahanSitus webalchemystars.com Id. SubredditAlchemyStarsEN Por...

 

Potret oleh Alexander Roslin Elżbieta Izabela Dorota Czartoryska (née Flemming; 3 Maret 1746 – 15 Juli 1835) merupakan seorang putri Polandia, penulis, kolektor seni rupa, dan tokoh penting pada masa abad pencerahan di Polandia. Ia menikah dengan Adam Kazimierz Czartoryski dan anggota partai politik Familia yang berpengaruh. Ia mendirikan museum pertama di Polandia yang bernama Museum Czartoryski, yang sekarang terletak di Kraków. Karya Myśli różne o sposobie zakładania ogrodów (180...

 

Архангельский собор. Перспектива торцов надгробий царя Алексея Михайловича (1629—1676), царевича Алексея Алексеевича (1654—1670), царя Михаила Федоровича (1596—1645), царевичей-младенцев Василия и Ивана Михайловичей. Фотография К. А. Фишера. 1905 г. Из коллекций Музея архитект...

Central or downtown area of a Philippine city or municipality For individual places called Poblacion, see Poblacion (disambiguation). Plaza Rizal in Biñan's poblacion Politics of the Philippines Government Constitution of the Philippines Charter Change Laws Legal codes Taxation Executive President of the Philippines Bongbong Marcos (PFP) Vice President of the Philippines Sara Duterte (HNP) Cabinet (lists) Executive departments Local government Legislature Congress of the Philippines 19th Con...

 

Questa voce o sezione sull'argomento parlamenti non cita le fonti necessarie o quelle presenti sono insufficienti. Puoi migliorare questa voce aggiungendo citazioni da fonti attendibili secondo le linee guida sull'uso delle fonti. Voce principale: Camera dei Rappresentanti degli Stati Uniti. Speaker della Camera dei Rappresentanti degli Stati Uniti Mike Johnson, attuale Speaker Nome originaleSpeaker of the United States House of Representatives Stato Stati Uniti OrganizzazioneCamer...

 

Camouflage to counteract self-shading Many animals, such as this grey reef shark, are countershaded. Illustration from the artist Abbot Thayer's 1909 book on camouflage of a Luna caterpillar Actias lunaa) in position b) inverted. Countershading, or Thayer's law, is a method of camouflage in which an animal's coloration is darker on the top or upper side and lighter on the underside of the body.[1] This pattern is found in many species of mammals, reptiles, birds, fish, and insects, bo...

Statistical Markov model A hidden Markov model (HMM) is a Markov model in which the observations are dependent on a latent (or hidden) Markov process (referred to as X {\displaystyle X} ). An HMM requires that there be an observable process Y {\displaystyle Y} whose outcomes depend on the outcomes of X {\displaystyle X} in a known way. Since X {\displaystyle X} cannot be observed directly, the goal is to learn about state of X {\displaystyle X} by observing Y . {\displaystyle Y.} By definitio...

 

Mouton Cadet is the brand name of a popular range of modestly priced, generic Bordeaux wines, considered Bordeaux's most successful brand.[1][2] Created by Baron Philippe de Rothschild, Mouton Cadet wine is produced through the assembly of a variety of grapes, from several Bordeaux region appellations. History After the acclaimed vintages of 1928 and 1929, the vintage of 1930 and the following two harvests were dire,[3] and the wine that Baron Philippe de Rothschild fe...

 

UskupGregorio Rosa ChávezUskup Auksilier San SalvadorFotoGerejaGereja Katolik RomaPenunjukan17 Februari 1982Jabatan lainUskup Titular Mulli (1982-sekarang)ImamatTahbisan imam24 Januari 1970oleh José Eduardo Alvarez RamírezTahbisan uskup3 Juli 1982oleh Lajos KadaPeringkatUskupInformasi pribadiNama lahirGregorio Rosa ChávezLahir03 September 1942 (umur 81)Sociedad, Morazán, El SalvadorJabatan sebelumnyaSekretaris Jenderal Sekretariat Waligereja Amerika Tengah dan Panama (1984...

José Fernando Cuadrado 2015Informasi pribadiNama lengkap José Fernando CuadradoTanggal lahir 1 Juni 1985 (umur 38)Tempat lahir Valledupar, KolombiaTinggi 181 cm (5 ft 11 in)Posisi bermain Penjaga GawangInformasi klubKlub saat ini Once CaldasNomor 12Karier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2013 – Once Caldas 211 (0)Tim nasional2017 – Kolombia 1 (0) * Penampilan dan gol di klub senior hanya dihitung dari liga domestik José Fernando Cuadrado (lahir 1 Juni 1985) adalah seor...

 

西維珍尼亞 美國联邦州State of West Virginia 州旗州徽綽號:豪华之州地图中高亮部分为西維珍尼亞坐标:37°10'N-40°40'N, 77°40'W-82°40'W国家 美國加入聯邦1863年6月20日(第35个加入联邦)首府(最大城市)查爾斯頓政府 • 州长(英语:List of Governors of {{{Name}}}]]) • 副州长(英语:List of lieutenant governors of {{{Name}}}]])吉姆·賈斯蒂斯(R)米奇·卡邁克爾(...

 

此條目可能包含不适用或被曲解的引用资料,部分内容的准确性无法被证實。 (2023年1月5日)请协助校核其中的错误以改善这篇条目。详情请参见条目的讨论页。 各国相关 主題列表 索引 国内生产总值 石油储量 国防预算 武装部队(军事) 官方语言 人口統計 人口密度 生育率 出生率 死亡率 自杀率 谋杀率 失业率 储蓄率 识字率 出口额 进口额 煤产量 发电量 监禁率 死刑 国债 ...

artikel ini perlu dirapikan agar memenuhi standar Wikipedia. Tidak ada alasan yang diberikan. Silakan kembangkan artikel ini semampu Anda. Merapikan artikel dapat dilakukan dengan wikifikasi atau membagi artikel ke paragraf-paragraf. Jika sudah dirapikan, silakan hapus templat ini. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) Bersalaman merupakan wujud rasa saling menghormati yang menunjukkan sikap moral dalam perwujudan pendidikan karakter Pendidikan karakter adalah be...

 

Political party in South Africa Dikwankwetla Party of South Africa LeaderMoeketsi LebesaFounderKenneth MopeliFounded1974HeadquartersQwaQwa, Free State, South AfricaPolitics of South AfricaPolitical partiesElections This article is part of a series on thePolitics ofSouth Africa Constitution Bill of Rights Executive President Cyril Ramaphosa Deputy President Paul Mashatile Cabinet Departments Shadow Cabinet Legislature National Council of Provinces Chairperson Amos Masondo National Assembly Spe...

 

1969 studio album by Harry NilssonHarryStudio album by Harry NilssonReleasedAugust 1969GenrePopLength40:57LabelRCA VictorProducerHarry Nilsson, Rick JarrardHarry Nilsson chronology Skidoo (soundtrack)(1968) Harry(1969) Nilsson Sings Newman(1970) Singles from Harry Rainmaker / I Will Take You ThereReleased: November 1968 Maybe / Marchin' Down BroadwayReleased: July 1969 Maybe / I Guess the Lord Must Be in New York CityReleased: September 1969 Professional ratingsReview scoresSourceRati...

Lavrion Square–Strofyli railwayAttica Railways Locomotive Γ10OverviewNative nameΣιδηροδρομική Γραμμή Πλατείας Λαυρίου - ΣτροφυλίουStatusclosed (rebuilt as a rapid transit line)LocaleAttica, GreeceTerminiLavrion Square [el], AthensStrofyli [el], KifissiaStations23HistoryOpened4 February 1885 (1885-02-04)Closed8 August 1938 (1938-08-08)TechnicalLine length76 km (47 mi)Track gauge1,00...

 

Kerah lebar Itaweret, ditemukan di tubuhnya Itaweret (Ita Tua) merupakan putri raja Mesir kuno yang hidup pada zaman Dinasti kedua belas Mesir sekitar 1850 SM. Dia dikenal dari pemakamannya di sebelah piramida Raja Amenemhat II di Dahshur. Pemakaman itu ditemukan utuh dan berisi peti mati kayu yang dihias dan kotak dengan teks-teks keagamaan yang lebih panjang termasuk namanya. Beberapa perhiasan pribadi juga ditemukan di makam.[1] Lokasi makam mungkin menunjukkan bahwa dia adalah put...

 

الرجل السحلية من مستنقع سكيب أور (بالإنجليزية: Lizard Man of Scape Ore Swamp)‏ (المعروف أيضا باسم الرجل السحلية من مقاطعة لي (بالإنجليزية: Lizard Man of Lee County)‏) هو مخلوق خفي زاحفي شبه بشري يقال أنه يسكن مناطق المستنقعات حول مقاطعة لي في ولاية كارولينا الجنوبية، إلى جانب شبكات الصرف الصحي في �...

Library in the University of Toronto housing a collection of rare books and manuscripts At one of the open atria at the Thomas Fisher Rare Book Library, a seminar room is situated at the base under a mezzanine and upper-level shelving. The Thomas Fisher Rare Book Library is a library in the University of Toronto, constituting the largest repository of publicly accessible rare books and manuscripts in Canada. The library is also home to the university archives which, in addition to institution...

 

Direct reporting unit and U.S. Army's branch for military engineering United States Army Corps of EngineersUSACE Shoulder Sleeve InsigniaActive1775–presentCountry United StatesBranch U.S. ArmyTypeDirect Reporting UnitRoleMilitary engineeringSizeCorpsPart of U.S. Department of the ArmyHeadquartersWashington, D.C., U.S.Motto(s)French: Essayons, lit. 'Let Us Try'Colors   Scarlet and whiteAnniversaries16 June (Organization Day)WarsRevolutionary WarWar of 1...