Theo cuốn Đặng tộc đại tông phả, do Đặng Tiến Thự viết năm 1683, cho biết: Đặng Ma La sinh năm Giáp Ngọ (1234). Cha của ông là Đặng Nghiêm, làm quan nhà Lý. Mẹ của ông là Lý Thị Tiêu, thuộc hoàng thất nhà Lý. Nhà Trần áp chế và bắt tôn thất nhà Lý phải đổi họ, hai mẹ con Đặng Ma La phải chạy về quê lánh nạn tại làng Khúc Thủy,Thanh Oai, Hà Đông. Mẹ ông phải đổi thành họ Đặng. Ông có hai người anh là Đặng Tảo và Đặng Diễn đều thi đỗ thái học sinh làm quan triều Trần.
Sau đó, Đặng Ma La được cử giữ chức Thẩm hình viện[cần dẫn nguồn], rồi được bổ nhiệm làm tướng võ[cần dẫn nguồn] về lập doanh trại, tuyển binh, luyện võ, tại vùng Chúc Sơn Chương Đức, chuẩn bị đánh quân Nguyên Mông xâm lược lần thứ nhất năm 1258.
Năm Nhâm Thân (1272), Đặng Ma La về trấn giữ tỉnh Đông (Kinh Dương – Hàng Kênh)[cần dẫn nguồn] luyện quân chuẩn bị lực lượng chống Nguyên Mông.
Đúng vào năm quân Nguyên Mông kéo quân vào xâm lược nước ta lần thứ hai thì ông mất vào ngày mồng 2 tháng 12 năm Ất Dậu 1285.
Đặng Ma La lấy người vợ họ Lê, sinh được con trai là Đặng Hữu Điểm, làm tới chức Đại phu được cử đi sứ nhà Nguyên đời Trần Nhân Tông.
Một thông tin từ gia phả họ Đặng có ghi một người con trai khác của ông là Đặng Tảo (trùng tên với người bác) đỗ Thái học sinh đời Trần, làm quan, chức Thừa hiến nhập thị nội các Đại học sỹ cáo thụ Vân ý vinh lộc đại phu.
Gia đình
Bố ông là Đặng Nghiêm (theo gia phả là Đặng Nghiễm) là một vị Đại Khoa của đầu tiên của trấn Sơn Nam, từng làm đến Thị Lang Công Bộ. Ông là con trai út và có 2 người anh trai là:
Đặng Diễn đứng đầu kỳ thi Thái học sinh khoa Nhâm Thìn 1232, giữ vai trò quan trọng trong đào tạo con cái quan lại, hoàng tộc và nền giáo dục đất nước.
Đặng Tảo (trùng tên một người con của ông) sinh năm Trinh Phù thứ 20, đời vua Lý Cao Tông, đỗ Thái học sinh, làm quan tới Thừa hiến, thăng Phó đô đốc, Nhập thị nội các Tu soạn kinh diên kiêmĐông các Đại học sỹcáo thụVân ý Vinh lộc đại phu, phong tặngCao Nghĩa thần.[1]
Thế con cháu của ông sau này đỗ đạt nhiều với những vai trò quan trọng như đi sứ nhà Nguyên, công trình nghiên cứu Thiên tượng, theo phò trợ con cháu hoàng gia nhà Trần khôi phục giang sơn như Trùng Quang Đế và Giản Định Đế.[2][3]
Đặng Tộc Đại Tông PhảLưu trữ 2014-03-15 tại Wayback Machine, Yến Quận công Đặng Tiến Thự viết năm 1683, Tiến sĩ Ứng Quận công Đặng Đình Tướng tục biên năm 1686, Thái Nhạc Quận công Đặng Sĩ Hàn tiếp tục tục biên năm 1745, Nguyễn Văn Thành biên khảo, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2002