Đầu đạn MIRV

Đầu đạn MIRV trên tên lửa LGM-118 Peacekeeper. Các đầu đạn được tô màu đỏ.
Các kỹ thuật viên đang bảo trì đầu đạn MIRV Mk21 trên tên lửa LGM-118 Peacekeeper
Đầu đạn MIRV của tên lửa ICBM LGM-118A Peacekeeper
Tên lửa Trident II, mỗi tên lửa có khả năng mang theo tới 14 đầu đạn.[1]

Đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập multiple independently targetable reentry vehicle (MIRV) là một loại tải trọng của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bao gồm nhiều đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, có khả năng lập trình tấn công mục tiêu riêng lẻ. Đầu đạn MIRV thường đi liền với tên lửa xuyên lục địa. Tên lửa liên lục địa bên cạnh đó cũng có thể trang bị một đầu đạn hạt nhân duy nhất. Hiện nay chỉ có Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc đã được công nhận là sở hữu tên lửa ICBM với đầu đạn MIRV.

Tên lửa ICBM đầu tiên có thiết kế đầu đạn MIRV là tên lửa Minuteman III, được thử nghiệm lần đầu vào năm 1968 và được đưa vào triển khai từ năm 1970.[2][3][4] Tên lửa Minuteman III được trang bị với ba đầu đạn W62, có đương lượng nổ của mỗi đầu đạn là khoảng 170 kilô tấn TNT (710 TJ), thay cho đầu đạn W56 đương lượng nổ 1,2 mêga tấn TNT (5,0 PJ) trên các phiên bản tên lửa ICBM Minuteman từ trước đó. Tư năm 1970 đến 1975, Hoa Kỳ đã loại bỏ khoảng 550 tên lửa ICBM Minuteman thuộc phiên bản cũ trong kho tên lửa của Lực lượng Không quân Chiến lược va thay thế chúng bằng phiên bản Minuteman III với đầu đạn MIRV giúp tăng đang kể hiệu suất tổng thể của tên lửa.[3] Tuy đầu đạn của tên lửa có đương lượng nổ nhỏ hơn nhưng nhờ độ chính xác của tên lửa tăng lên đã khiến hiệu suất tiêu diệt mục tiêu của tên lửa tăng lên, so với phiên bản Minuteman trang bị duy nhất một đầu đạn W56. Tên lửa Minuteman III được phát triển để đáp lại việc Liên Xô xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa liên lục địa xung quanh Moskva; đầu đạn MIRV sẽ cho phép Mỹ có thể làm quá tải hệ thống phòng thủ của Liên Xô trong khi không cần phải tăng số lượng tên lửa đạn đạo trang bị. Liên Xô đáp lại bằng việc triển khai đầu đạn MIRV trên thiết kế tên lửa ICBM R-36, cũng gồm ba đầu đạn, vào năm 1975, và tới 10 đầu đạn nhỏ trong các thiết kế sau đó. Trong khi Hoa Kỳ đã ngừng triển khai các đầu đạn MIRV trên tên lửa ICBM từ năm 2014 để tuần thủ hiệp ước new START,[5] Nga vẫn tiếp tục phát triển tên lửa ICBM mới sử dụng công nghệ này.[6]

Việc đầu đạn MIRV ra đời đã làm thay đổi cán cân chiến lược. Trước đây, mỗi tên lửa với trang bị một đầu đạn, các hệ thống phòng thủ tên lửa chỉ cần một tên lửa đánh chặn cho mỗi tên lửa ICBM. Bất kỳ việc tăng số lượng tên lửa, sẽ kéo theo việc gia tăng tương tự các đầu đạn đánh chặn. Đối với đầu đạn MIRV, phe phòng thủ phải xây dựng hệ thống phòng thủ đa mục tiêu cho mỗi tên lửa đạn đạo phóng tới, đồng nghĩa với việc phát triển và chế tạo tên lửa mới sẽ ít tốn kém hơn so với bên phòng thủ. Tỉ lệ chênh lệch nghiêng về phía bên tấn công đã khiến khái niệm tấn công huỷ diệt lẫn nhau trở thành kế hoạch hàng đầu trong các hoạch định chiến lược và các hệ thống ABM bị hạn chế nghiêm trọng trong Hiệp ước ABM vào năm 1972 nhằm tránh chạy đua vũ trang quy mô lớn.

Mục đích

Mục đích của MIRV gồm bốn phần:

  • Nâng cao trình độ tấn công phủ đầu cho lực lượng tên lửa chiến lược.[7]
  • Cung cấp khả năng sát thương mục tiêu lớn hơn cho một trọng tải nhất định vũ khí nhiệt hạch. Các đầu đạn cỡ nhỏ và đương lượng nổ thấp gây ra diện tích phá huỷ lớn hơn nhiều so với một đầu đạn duy nhất. Ngược lại nó cũng làm giảm số lượng tên lửa đạn đạo và số phương tiện phóng cần thiết để gây ra mức thiệt hại yêu cầu.[8]
  • Với tên lửa chỉ có một đầu đạn, mỗi mục tiêu sẽ cần ít nhất một tên lửa ICBM. Trong khi đối với đầu đạn MIRV, mỗi tên lửa ICBM có khả năng chống lại nhiều mục tiêu trải rộng trên một diện tích rộng lớn.
  • Giảm hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo vốn được thiết kế để đánh chặn từng đầu đạn hạt nhân.[9] Trong khi tên lửa MIRV có khả năng mang nhiều đầu đạn (3-12 đầu đạn đối với ICBM của Hoa Kỳ và Nga, hoặc tối đa là 14 đầu đạn theo cấu hình tầm ngắn trên tên lửa SLBM Trident II theo hiệp định START), các tên lửa đánh chặn sẽ chỉ có một đầu đạn trên mỗi tên lửa. DO đó, theo khía cạnh quân sự và kinh tế, đầu đạn MIRV khiến cho hệ thống ABM trở nên kém hiệu quả hơn, vì chi phí duy trì hệ thống phòng thủ khả thi để đối phó với đầu đạn MIRV sẽ tăng lên đáng kể, đòi hỏi nhiều tên lửa đánh chặn cho mỗi tên lửa ICBM tấn công. Các phương tiện hồi quyển dạng mồi nhử có thể được sử dụng kết hợp với đầu đạn thật để tăng khả năng xuyên thủng lá chắn phòng thủ tên lửa. Một hệ thống đánh chặn sớm, từ trước khi tên lửa ICBM triển khai đầu đạn MIRV sẽ tránh được điều này nhưng sẽ khó thực hiện và khó triển khai do tốn kém.

Các đầu đạn MIRV trang bị trên tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ đất liền được coi là gây mất ổn định do chúng được thiết kế để tấn công trước.[10] Tên lửa Minuteman III là tên lửa ICBM đầu tiên có khả năng triển khai MIRV, triển khai từ những năm 1970, có nguy cơ làm tăng nhanh kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ và do đó có khả năng nước này có đủ bom hạt nhân để phá huỷ hầu như toàn bộ vũ khí hạt nhân của Liên Xô và vô hiệu hoá bất kỳ sự trả đũa hạt nhân nào. Sau này, Mỹ lo ngại tên lửa mang đầu đạn MIRV của Liên Xô vì tên lửa của Liên Xô có tải trọng lớn hơn và do đó có khả năng triển khai nhiều đầu đạn hơn so với Mỹ. Mỹ có tỉ lệ kho vũ khí hạt nhân tên lửa ICBM ít hơn Liên Xô. Máy bay ném bom chiến lược cũng không có khả năng trang bị đầu đạn MIRV nên đương lượng nổ không được nhân lên. Do đó, dường như Mỹ không có tiềm năng sử dụng đầu đạn MIRV như Liên Xô. Tuy nhiên Mỹ có số lượng tên lửa SLBM nhiều hơn Liên Xô, cũng có thể trang bị đầu đạn MIRV nên có thể bù đắp nhược điểm của ICBM phóng từ đất liền. Chính vì khả năng tấn công phủ đầu, nên tên lửa mang đầu đạn MIRV phóng từ đất liền đã bị cấm theo thoả thuận START II. Hiệp định START II được Duma Nga phê chuẩn ngày 14 tháng 4 năm 2000, nhưng Nga đã rút khỏi hiệp ước vào năm 2002, sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định ABM.

Cách hoạt động

Đối với đầu đạn MIRV, động cơ chính trên tầng đẩy mang tải trọng sẽ kích hoạt đẩy khoang chứa đầu đạn theo quỹ đạo đạn đạo dưới quỹ đạo. Sau đó, quỹ đạo được tinh chỉnh nhờ các động cơ cỡ nhỏ, điều chỉnh theo hệ thống dẫn đường quán tính. Khoang chứa đầu đạn hướng tới mục tiêu và "thả" đầu đạn rơi tự do theo quỹ đạo, sau đó khoang chứa động cơ sẽ bay theo quỹ đạo khác đến mục tiêu thứ hai, tiếp tục thả đầu đạn lên mục tiêu thứ hai, và cứ lần lượt như vậy cho đến khi hết đầu đạn con.

Nguyên lý của đầu đạn MIRV tên lửa ICBM Minuteman III 1. Tên lửa được phóng khỏi giếng phóng bằng động cơ tầng 1 (A). 2. Khoảng 60 giây sau khi phóng, tầng 1 sẽ được tách ra khỏi tên lửa và động cơ tầng 2 (B)được kích hoạt. Vỏ chụp đầu tên lửa (E) được phóng ra. 3. Khoảng 120 giây sau khi phóng, động cơ tầng 3 (C) được kích hoạt và tách khỏi tầng đẩy 2.4. Khoảng 180 giây sau khi phóng, động cơ tầng ba ngắt và tầng đẩy mang tải trọng MIRV được tách ra khỏi tên lửa.5. Khoang chứa đầu đạn MIRV tự thay đổi quỹ đạo và chuẩn bị triển khai các đầu đạn hồi quyển RV. 6. Trong khi khoang chứa đầu đạn MIRV quay trở lại bầu khí quyển, các đầu đạn RV, mồi nhử, nhiễu được triển khai.7. Đầu đạn con cùng với các thiết bị đánh lạc hướng bắt đầu thâm nhập bầu khí quyển, ở tốc độ cao và ngòi nổ trên đầu đạn con được kích hoạt trong giai đoạn này.8. Đầu đạn hạt nhân được kích hoạt trên không hoặc trên mặt đất.

Các thông số kỹ thuật liên quan đến MIRV đều là thông tin mật cấp độ quân sự. Khoang chứa đầu đạn chỉ có lượng nhiên liệu hạn chế, khiến cho khoảng cách các mục tiêu tấn công khả dĩ bị thu hẹp xuống chỉ vài trăm km.[11] Một số đầu đạn được thiết kế kiểu tàu lượn siêu vượt âm, ngoài ra một số đầu đạn MIRV còn có khả năng thả mồi bẫy như các bóng làm bằng nhôm như hệ thống Chevaline của Anh.

Thử nghiệm tên lửa Peacekeeper; tất cả tám (có khả năng là mười) đầu đạn được thả từ một tên lửa. Mỗi vệt ánh sáng là đường đạn của đầu đạn con.

MRV

Phương tiện hồi quyển đa mục tiêu (MRV) sẽ triển khai đầu đạn một cách tự do trên mục tiêu, giống như bom chùm. Những đầu đạn con này không có khả năng nhắm mục tiêu độc lập, ưu điểm là nó phủ rộng diện tích thiệt hại hơn là một đầu đạn đơn duy nhất, và khiến hệ thống đánh chặn khó khăn hơn do phải triển khai nhiều tên lửa đánh chặn cùng một lúc.[3]

Các đầu đạn nâng cấp có thiết kế nhỏ hơn trong khi có kết cấu điện tử và hệ thống dẫn đường tốt hơn. Kết quả là đầu đạn MIRV hấp dẫn hơn so với đầu đạn MRV đối với các cường quốc. Tên lửa đầu tiên của Mỹ có khả năng triển khai đầu đạn kiểu MRV là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Polaris A-3 năm 1964. Tên lửa Polaris A-3 có khả năng trang bị ba đầu đạn con, đương lượng mỗi đầu đạn là 200 kilô tấn TNT (840 TJ)..

Các tên lửa trang bị MIRV

China
  • DF-3A (loại biên, 3 đầu đạn)
  • DF-4A (loại biên, 3 đầu đạn)
  • DF-5B (hoạt động, 3-8 đầu đạn)
  • DF-5C :(hoạt động, 10 đầu đạn)
  • DF-31A (hoạt động, 3-5 đầu đạn)
  • DF-31B (hoạt động, 3-5 đầu đạn)
  • DF-41 (hoạt động, tới 10 đầu đạn)
  • JL-2 (hoạt động, 1-3 đầu đạn)
  • JL-3 (đang phát triển)
France
  • M4 (retired, 6 warheads)
  • M45 (active, 6 warheads)
  • M51 (active, 6-10 warheads)
India
Israel
Pakistan
USSR/Russian Federation
Ba đầu đạn MIRV của tên lửa RSD-10 Pioneer tại National Air and Space Museum
United Kingdom
United States

Xem thêm

Tham khảo

Notes
  1. ^ Parsch, Andreas. “UGM-133”. Directory of U.S. Military Rockets and Missiles. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “Military says Minuteman missiles ready”. Lewiston Morning Tribune. (Idaho). Associated Press. 20 tháng 7 năm 1970. tr. 1. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ a b c Polmar, Norman; Norris, Robert S. (1 tháng 7 năm 2009). The U.S. Nuclear Arsenal: A History of Weapons and Delivery Systems since 1945 (bằng tiếng Anh) (ấn bản thứ 1). Naval Institute Press. ISBN 978-1557506818. LCCN 2008054725. OCLC 602923650. OL 22843826M.
  4. ^ “The Minuteman III ICBM”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ “Last Malmstrom ICBM reconfigured under treaty”. Great Falls Tribune (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ “Putin has touted an 'invincible' nuclear weapon that really exists — here's how it works and why it deeply worries experts”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ Buchonnet, Daniel (1 tháng 2 năm 1976). “MIRV: A BRIEF HISTORY OF MINUTEMAN and MULTIPLE REENTRY VEHICLES”. gwu.edu (bằng tiếng Anh). Lawrence Livermore Laboratory. United States Department of Defense. Lưu trữ bản gốc 15 tháng Chín năm 2019. Truy cập 24 Tháng mười một năm 2019. The idea of multiple warheads dates back to the mid-1960s, but the key year in the history of the MIRV concept was 1962 when several of technological developments made it possible for scientists and engineers to conceive of multiple, separately targeted warheads that could hit a growing list of Soviet nuclear threat targets. One important innovation was that the weapons laboratories had designed small thermonuclear weapons, a necessary condition for deploying multiple reentry vehicles on the relatively small Minuteman.
  8. ^ The best overall printed sources on nuclear weapons design are: Hansen, Chuck. U.S. Nuclear Weapons: The Secret History. San Antonio, TX: Aerofax, 1988; and the more-updated Hansen, Chuck, "Swords of Armageddon: U.S. Nuclear Weapons Development since 1945 Lưu trữ 2016-12-30 tại Wayback Machine" (CD-ROM & download available). PDF. 2,600 pages, Sunnyvale, California, Chukelea Publications, 1995, 2007. ISBN 978-0-9791915-0-3 (2nd Ed.)
  9. ^ Robert C. Aldridge (1983). First Strike!: The Pentagon's Strategy for Nuclear War. South End Press. tr. 65–. ISBN 978-0-89608-154-3. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2013.
  10. ^ Heginbotham, Eric (15 tháng 3 năm 2017). “China's Evolving Nuclear Deterrent: Major Drivers and Issues for the United States”. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2017.
  11. ^ “Question Re Mirv Warheads — Military Forum | Airliners.net”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2008.
  12. ^ “India successfully test fires Agni Prime ballistic missile off Odisha coast”. The Indian Express (bằng tiếng Anh). 21 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2022.
  13. ^ “Jericho 3”. Missile Threat. Center for Strategic and International Studies. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
  14. ^ “Statement for the Record: Worldwide Threat Assessment”. Defense Intelligence Agency. 6 tháng 3 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2019.

Liên kết ngoài

Read other articles:

بولو سبور ‘‘‘الشعار‘‘‘ الاسم الكامل نادي بولو سبور لكرة القدم تأسس عام 28 ديسمبر 1965 الملعب بولو اتاتورك استاديوم بولو , تركيا(السعة: 8,881) البلد تركيا  الدوري الدوري التركي الدرجة الاولى 2014-15 الخامس عشر الإدارة رئيس عبداللة أبات المدرب اوغوز شيتين الموقع الرسمي http://www.bol...

 

Part of a series onBritish law Acts of Parliament of the United Kingdom Year      1801 1802 1803 1804 1805 1806 1807 1808 1809 1810 1811 1812 1813 1814 1815 1816 1817 1818 1819 1820 1821 1822 1823 1824 1825 1826 1827 1828 1829 1830 1831 1832 1833 1834 1835 1836 1837 1838 1839 1840 1841 1842 1843 1844 1845 1846 1847 1848 1849 1850 1851 1852 1853 1854 1855 1856 1857 1858 1859 1860 1861 1862 1863 1864 1865 1866 1867 1868 1869 1870 1871 1872 1873 1874 1875 1876 1877 1878 ...

 

Ooty Radio Telescope terletak di Muthorai dekat Ootacamund (Ooty), India selatan. Ini adalah bagian dari National centre of Radio Astrophysics (NCRA) yang terkenal Tata Institute of Fundamental Research (TIFR) yang didanai oleh Pemerintah India melalui Departemen energi atom. Ooty Radio Telescope (ORT) adalah 530 meter (1.740 kaki) dan 30 meter (98 kaki) lebar Silinder paraboloid teleskop . Ini beroperasi pada frekuensi 326,5 MHz dengan bandwidth maksimum 15 MHz pada front-end. Referensi IHY...

Christian Benteke Benteke bersama Tim nasional sepak bola Belgia pada 2017Informasi pribadiNama lengkap Christian Benteke Liolo[1]Tanggal lahir 3 Desember 1990 (umur 33)Tempat lahir Kinshasa, Zaire[2]Tinggi 190 cm (6 ft 3 in)[3]Posisi bermain PenyerangInformasi klubKlub saat ini D.C. UnitedKarier junior1996–2004 JS Pierreuse2004–2006 Standard Liège2006–2007 GenkKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2007–2008 Genk 10 (1)2009–2011 Standard L...

 

Dewan Perwakilan Rakyat DaerahProvinsi Kepulauan RiauPeriode 2019-2024JenisJenisUnikameral Jangka waktu5 tahunSejarahSesi baru dimulai9 September 2019PimpinanKetuaJumaga Nadeak, S.H., M.H. (PDI-P) sejak 3 Oktober 2019 Wakil Ketua IRizki Faisal, S.E., M.M. (Golkar) sejak 12 Mei 2022 Wakil Ketua IIRaden Hari Tjahyono (PKS) sejak 3 Oktober 2019 Wakil Ketua IIIdr. Tengku Afrizal Dahlan (NasDem) sejak 3 Oktober 2019 KomposisiAnggota45Partai & kursiPemerintah (35)   PD...

 

Overview of the education system in Prussia Johann Julius Hecker memorial in Berlin honors him founding the first Prussian teachers' seminary in 1748. Hecker's bust thrones over a future teacher in classical regalia and posture. School Museum in Reckahn, Brandenburg an der Havel quoting Mark 10:14 at the entrance. Founded by Friedrich Eberhard von Rochow in 1773, Reckahn was the first one-room school with two age-related classes in Prussia. The Prussian education system refers to the system o...

Evliya ÇelebiLahirMehmed(1611-03-25)25 Maret 1611Istanbul, Kesultanan UtsmaniyahMeninggalsetelah 1682Nama lainTchelebi dalam bahasa PrancisTchalabi/Chalabi dalam bahasa InggrisDikenal atasSeyâhatnâme (Catatan Perjalanan) Mehmed Zilli (25 Maret 1611 – setelah 1682), yang dikenal sebagai Evliya Çelebi (Turki Otoman: اوليا چلبى), adalah seorang Turki Ustmaniyah yang menjelajahi seluruh wilayah Kesultanan Utsmaniyah dan wilayah-wilayah sekitarnya selama lebih dari empat p...

 

SMK Negeri 2 BandungSekolah Teknik Menengah Negeri 1 BandungInformasiDidirikan1950JenisNegeriAkreditasi Teknik Permesinan (TP) Teknik Gambar Mesin (TPGM) Teknik Pengelasan (TPL) Teknik Komputer dan Jaringan (TKJ) Rekayasa Perangkat Lunak (RPL) Multimedia (MM) Animasi (AM) Nomor Pokok Sekolah Nasional20219146Kepala SekolahHasan Iskandar, M.PdKetua KomiteAsep JollyJurusan atau peminatan Teknik Permesinan Teknik Perancangan dan Gambar Mesin Teknik Pengelasan Teknik Komputer dan Jaringa...

 

Country in Southern Africa Kingdom of LesothoNaha ea Lesotho (Sotho) Flag Coat of arms Motto: Khotso, Pula, NalaPeace, Rain, ProsperityAnthem: Lesōthō Fatše La Bo-Ntat'a Rōna(English: Lesotho, land of our Fathers)Location of Lesotho (dark green)Capitaland largest cityMaseru29°28′S 27°56′E / 29.467°S 27.933°E / -29.467; 27.933Official languagesSesothoEnglishEthnic groups (2020)99.7% Basotho0.3% othersReligion (2020)[1]92.1% C...

Ada usul agar artikel ini digabungkan ke Masakan Minangkabau. (Diskusikan) Diusulkan sejak Maret 2019. Rendang Masakan Sumatera Barat adalah jenis kuliner yang berkembang di provinsi Sumatera Barat. Produk kuliner Sumatera Barat merupakan salah satu yang dikenal luas di Indonesia dan disebut juga dengan istilah Masakan Minangkabau yang diperkenalkan oleh para perantau Minangkabau dari berbagai daerah di Sumatera Barat. Terdapat banyak resep dan variasi masakan Sumatera Barat berdasarkan daera...

 

2016年美國總統選舉 ← 2012 2016年11月8日 2020 → 538個選舉人團席位獲勝需270票民意調查投票率55.7%[1][2] ▲ 0.8 %   获提名人 唐納·川普 希拉莉·克林頓 政党 共和黨 民主党 家鄉州 紐約州 紐約州 竞选搭档 迈克·彭斯 蒂姆·凱恩 选举人票 304[3][4][註 1] 227[5] 胜出州/省 30 + 緬-2 20 + DC 民選得票 62,984,828[6] 65,853,514[6]...

 

此條目可能包含不适用或被曲解的引用资料,部分内容的准确性无法被证實。 (2023年1月5日)请协助校核其中的错误以改善这篇条目。详情请参见条目的讨论页。 各国相关 主題列表 索引 国内生产总值 石油储量 国防预算 武装部队(军事) 官方语言 人口統計 人口密度 生育率 出生率 死亡率 自杀率 谋杀率 失业率 储蓄率 识字率 出口额 进口额 煤产量 发电量 监禁率 死刑 国债 ...

Danish singer, songwriter and musician (born 1946) Keld Heick Keld Heick (born 24 February 1946 in Frederiksberg) is a Danish singer, songwriter and musician. He is best known for his contribution to the Dansk Melodi Grand Prix, where he has submitted over 30 songs. In 1963 Heick formed the band Keld & the Donkeys. The band's big breakthrough came in 1966 with the song Ved landsbyens gadekær (eng. At the village pond).[1] In 1976 he decided to merge his professional and personal ...

 

American basketball player DeAndre DanielsDaniels with UConn in 2012Free agentPositionSmall forwardPersonal informationBorn (1992-04-15) April 15, 1992 (age 32)Woodland Hills, California, U.S.Listed height6 ft 9 in (2.06 m)Listed weight210 lb (95 kg)Career informationHigh school Taft (Woodland Hills, California) IMG Academy (Bradenton, Florida) CollegeUConn (2011–2014)NBA draft2014: 2nd round, 37th overall pickSelected by the Toronto RaptorsPlaying career2014�...

 

Plano municipal election, 2017 ← 2015 May 6, 2017 and June 10, 2017 2019 → Turnout17.10%   Candidate Harry LaRosiliere Lily Bao Popular vote 14,193 11,513 Percentage 52.20% 42.34% LaRosiliere:      40–50%      50–60%      60–70%      70–80%      80–90%      >90%Bao:      40–...

Horseman who parades at the head of the paseíllo This article does not cite any sources. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Alguacilillo – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (February 2009) (Learn how and when to remove this message) Two alguacilillos in plaza de las Ventas, MadridThe alguacilillo (Spanish diminutive for alguacil) is a horsem...

 

Oki Rengga WinataLahir26 Juni 1990 (umur 33)Padang Langkat, Langkat, IndonesiaPekerjaanPelawak tunggalaktorTahun aktif 2005—2017 sebagai pemain sepak bola 2015—sekarang sebagai pelawak tunggal 2019—sekarang sebagai aktor Suami/istriAnggi Rantika ​(m. 2021)​Anak1 Oki RenggaInformasi pribadiPosisi bermain Penjaga gawangKarier junior SSB LangkatKarier senior*Tahun Tim Tampil (Gol)2005—2008 PPLP Sumut 2008—2009 Poslab Labuhan Batu 2009—2010 PSDS...

 

1954 film The Gypsy BaronFilm posterGermanDer Zigeunerbaron Directed byArthur Maria RabenaltWritten byIgnaz Schnitzer (libretto)Curt J. BraunBased onA cigánybáróby Mór JókaiProduced byKurt UlrichStarringPaul HörbigerGerhard RiedmannMargit SaadCinematographyKurt SchultzEdited byMargarete SteinbornMusic byJohann Strauss II (operetta)ProductioncompanyBerolina FilmDistributed byHerzog-FilmverleihRelease date 31 August 1954 (1954-08-31) Running time105 minutesCountryWest Germa...

OccitanoOccitan, Lenga d'òcParlato in Francia Italia Spagna Monaco[1] Regioniquasi tutta la Francia meridionale, Val d'Aran in Catalogna, Valli occitane in Piemonte, Guardia Piemontese in Calabria LocutoriTotale3.309.000 Altre informazioniScritturaAlfabeto latino TassonomiaFilogenesiLingue indoeuropee Lingue italiche  Lingue romanze   Lingue italo-occidentali    Lingue romanze occidentali    ...

 

Town in Karnataka, IndiaAnnigeriTownAmruteshwara Temple at AnnigeriAnnigeriLocation in Karnataka, IndiaShow map of IndiaAnnigeriAnnigeri (Karnataka)Show map of KarnatakaCoordinates: 15°26′N 75°26′E / 15.43°N 75.43°E / 15.43; 75.43Country IndiaStateKarnatakaDistrictDharwadArea • Total11.1 km2 (4.3 sq mi)Elevation624 m (2,047 ft)Population (2001) • Total25,709 • Density2,316.13/km2 (5,998.7/s...