Tổ tiên của Đèo Nàng Tỏi vốn mang họ Cầm, sinh sống ở Trung Quốc. Nhưng ông tổ là Cầm Văn An do vỡ nợ đã trốn sang Việt Nam và giao du với tù trưởng họ Đèo (là người địa phương). Sau khi vị tù trưởng lâm bệnh rồi mất, con của Cầm Văn An là Cầm Văn Sinh chiếm quyền cai quản xứ Thái và đổi sang họ Đèo.[3]
Dòng họ Đèo đã nối tiếp truyền thống nhiều đời làm thủ lĩnh Khu tự trị TháiĐèo Cát Hãn. Cha của bà là Đèo Văn Long là thủ lĩnh khu tự trị Thái, và mẹ là bà Lò Thị Thịnh. Họ Đèo nhiều đời sống trong lâu đài riêng, nhưng giờ đã bị tàn phá, nhiều công trình sụp đổ. Đèo Nàng Tỏi còn có một người anh trai cả, nhưng đã chết trong chiến tranh.
Tiểu sử
Thời thơ ấu
Đèo Nàng Tỏi sinh ra vào 1914 tại Mường Lai, Việt Nam. Sau khi người anh cả mất, tước hiệu lãnh đạo khu tự trị Thái được cha bổ nhiệm bà làm người kế vị mình.
Lãnh chúa Khu tự trị Thái
Ngày 20 tháng 11 năm 1975, cha bà, lãnh chúa Đèo Văn Long qua đời, bà trở thành người kế vị hợp pháp chính thức. Bà cai trị cho tới năm 2008 thì trao quyền kế vị mình cho Đèo Văn Đức.
Lãnh đạo cộng đồng lưu vong Thái và qua đời
Bà di cư sang Pháp và trở thành người lãnh đạo chính thức của cộng đồng lưu vong Thái từ năm 2008. Bà đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính nhằm mục đích giúp đỡ những người lưu vong từ Việt Nam khác thông qua các hiệp hội nhân đạo khác nhau. Những sự đóng góp cao cả này đã giúp bà được tặng Huân chương Hiệp sĩ quốc gia Pháp vào ngày 4 tháng 2 năm 1995 tại Marseille, Pháp bởi Đại tướng quân đội Jean Biré, có sự có mặt của Thống đốc quân đội - Thiếu tướng Paul Parraud.
Năm 1975: Cha mất, trở thành nữ chúa cai quản Khu tự trị Thái
Năm 1995: Được tặng Huân chương Hiệp sĩ quốc gia Pháp
Năm 2008: Trở thành người lãnh đạo cộng đồng lưu vong Thái. Trong năm này, bà qua đời
Tổ tiên
Đèo Cát Hãn, thủ lĩnh người Thái Trắng, sau trở thành lãnh đạo Khu tự trị Thái trong khoảng thời gian sau thế kỉ XIV cho đến đầu thế kỉ XV?
...
Đèo Cảm Kong
Đèo Kim Cát thủ lĩnh khu tự trị Thái (thế kỉ XVIII) tại Việt Nam
Đèo Văn Đình
Đèo Văn Bình
Đèo Văn An thủ lĩnh khu tự trị Thái (thế kỉ XVIII)
Đèo Văn Phan (?-1903)
Đèo Văn Trịthủ lĩnh khu tự trị Thái (sinh 1848 - mất 1908)
Đèo Văn Man
Đèo Nàng Thiep
Đèo Nàng Mon
Đèo Văn Long thủ lĩnh khu tự trị Thái
Đèo Nàng Tỏi
Đèo Nàng Tỏi trong đám cưới của mình
GARAUD Gwenael Louis - cháu trai của Đèo Nàng Tỏi
Đèo Nàng Tỏi (thứ hai từ phải sang) cùng cháu gái: Laetitia Lanque Garaud và cháu trai Gwenael Louis Garaud vào năm 1984
Hậu duệ
Bà kết hôn với Commander Louis Bordier Tonkin (sinh ngày 10 tháng 11 năm 1916). Chồng bà sau khi tốt nghiệp trường kĩ thuật ở nước ngoài, đã trở thành một tình báo ở Đông Dương. Họ có một người con gái duy nhất Nine Deo-Bordier.
Họ sau này còn nhận nuôi hai con trai: Jean Claude Cauteret và Jean Jacques Deo.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đèo Nàng Tỏi.
^Tai Groups of Thailand: Introduction and overview Page 168 Joachim Schliesinger - 2001
^Rose Mison La princesse Deo Nang Toï, héritière du Pays Taï-Tonkin 1995 Nimes
^Thái Sinh (7 tháng 4 năm 2018), “Bản sao đã lưu trữ”, nông nghiệp, Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 8 năm 2018, truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2019Đã định rõ hơn một tham số trong |tiêu đề= và |title= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |ngày truy cập= và |access-date= (trợ giúp)