Đến tháng 2 năm 2023 đã có 92 vệ tinh của Sao Mộc được khám phá và được chia ra làm 7 nhóm (dù quỹ đạo của vệ tinh mới S/2003 J 24 chưa được tính toán).[1] Trong những vệ tinh này, Io, Europa, Ganymede và Callisto được khám phá bởi Galileo Galilei từ đầu thế kỷ 17 và được lập thành một nhóm. Bốn vệ tinh này, cũng như Metis, Adrastea và Amalthea của nhóm Amalthea, tự quay một vòng chung quanh chính mình trong một thời gian bằng một vòng chung quanh Sao Mộc nên luôn luôn có một mặt hướng về Sao Mộc và một mặt quay đi – trường hợp giống như Mặt Trăng đối với Địa Cầu. Đại đa số những vệ tinh nhỏ còn lại tuy quay chung quanh Sao Mộc nhưng đi ngược với chiều quay của hành tinh này. Tất cả các vệ tinh từ Euporie trở ra đều được đặt theo tên các con gái của thần Zeus.
Lịch sử phát hiện và đặt tên
Nguồn gốc
Phân nhóm
Bảy nhóm vệ tinh của Sao Mộc bao gồm:
Nhóm Amalthea, gần Sao Mộc nhất, gồm Metis, Adrastea, Amalthea và Thebe. Quỹ đạo của các vệ tinh này rất tròn, gần như nằm trên cùng một mặt phẳng với xích đạo của Sao Mộc và ở từ 100 ngàn km đến 200 ngàn km nếu kể từ tâm của Sao Mộc ra. Amalthea là tên của con dê đã cho sữa nuôi sống thần Zeus
Metis
Adrastea
Amalthea
Thebe
Nhóm Galilean, khám phá bởi Galileo Galilei, gồm Io, Europa, Ganymede và Callisto. Đây là các vệ tinh lớn trong Thái Dương Hệ – Europa, nhỏ nhất trong nhóm, lớn hơn Sao Diêm Vương trong khi Ganymede, lớn nhất trong nhóm, lớn hơn Sao Thủy. Quỹ đạo của các vệ tinh này ở từ 400 ngàn km đến 2 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Mộc ra.
Các vệ tinh Galilean: Io, Europa, Ganymede, Callisto.
Sao Mộc và Io
Europa
Ganymede
Callisto
Themisto đứng một mình trong nhóm của nó. Quỹ đạo của vệ tinh này ở vào khoảng 7 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Mộc ra. Themisto là tên của một nữ thần trong thần thoại Hy Lạp, con gái của thần sông Inachus, là vợ của Athamas
Themisto
Nhóm Himalia gồm Leda, Himalia, Lysithea, Elara và Dia. Quỹ đạo của các vệ tinh này ở từ 11 triệu km đến 12 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Mộc ra, chu kỳ 287 ngày. Himalia lấy theo tên của một nữ thần, người đã có với Zeus ba người con là Spartaios, Kronios, và Kytos.
Leda
Himalia
Elara
Nhóm Ananke gồm Euporie, Euanthe, Orthosie, Harpalyke, Praxidike, Thyone, Ananke, Iocaste, Hermippe... Quỹ đạo của các vệ tinh này nằm nghiêng vào khoảng 150° đối với xích đạo của Sao Mộc và ở vào khoảng 21 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Mộc ra. Tất cả các vệ tinh này đi ngược với chiều quay của Sao Mộc. Ananke là tên của nữ thần số mệnh trong thần thoại Hy Lạp, mẹ của ba nữ thần Moirae
Nhóm Carme gồm Pasithee, Chaldene, Isonoe, Erinome, Kale, Aitne, Taygete, Carme, Kalyke... Quỹ đạo của các vệ tinh này nằm nghiêng vào khoảng 160° đối với xích đạo của Sao Mộc và ở vào khoảng 23 triệu km nếu kể từ tâm của Sao Mộc ra. Tất cả các vệ tinh trong nhóm này đi ngược với chiều quay của Sao Mộc.
Chu kỳ của quỹ đạo mang dấu trừ (−) nếu vệ tinh đi ngược với chiều quay của Sao Mộc. S có nghĩa là chu kỳ quay của vệ tinh bằng đúng chu kỳ của quỹ đạo.
^Order refers to the position among other moons with respect to their average distance from Jupiter.
^Label refers to Roman numeral attributed to each moon in order of their discovery.
^Diameters with multiple entries such as "60×40×34" reflect that the body is not a perfect spheroid and that each of its dimensions have been measured well enough.
^ abc“Natural Satellites Ephemeris Service”. IAU: Minor Planet Center. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2008. Note: some semi-major axis were computed using the µ value, while the eccentricities were taken using the inclination to the local Laplace plane
^Sheppard, Scott S. “Jupiter's Known Satellites”. Departament of Terrestrial Magnetism at Carniege Institution for science. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2008.
^ ab“Gazetteer of Planetary Nomenclature”. Working Group for Planetary System Nomenclature (WGPSN). U.S. Geological Survey. 7 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2008.
^ abcdefghSiedelmann P.K.; Abalakin V.K.; Bursa, M.; Davies, M.E.; de Bergh, C.; Lieske, J.H.; Obrest, J.; Simon, J.L.; Standish, E.M.; Stooke, P.; Thomas, P.C. (2000). The Planets and Satellites 2000 (Bản báo cáo). IAU/IAG Working Group on Cartographic Coordinates and Rotational Elements of the Planets and Satellites. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 31 tháng 8 năm 2008.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
Vệ tinh của vệ tinh GHI CHÚ: Các vệ tinh được in nghiêng không gần với dạng cân bằng thủy tĩnh; các vệ tinh [trong ngoặc vuông] có hoặc không có khả năng gần với dạng cân bằng thủy tĩnh.