Vượn cáo đen

Eulemur macaco
female
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Primates
Họ (familia)Lemuridae
Chi (genus)Eulemur
Loài (species)E. macaco
Danh pháp hai phần
Eulemur macaco
(Linnaeus, 1766)
Phạm vi phân bố
Phạm vi phân bố
Danh pháp đồng nghĩa
  • leucomystax Bartlett, 1863
  • niger Schreber, 1775

Eulemur macaco là một loài động vật có vú trong họ Lemuridae, bộ Linh trưởng. Loài này được Linnaeus mô tả năm 1766. Nó là loài đặc hữu của Madagascar. Ban đầu người ta cho rằng loài này có hai phân loài,[2] Eulemur macaco macacoEulemur macaco flavifrons, cả hai đã được nâng thành loài đầy đủ bởi Mittermeier năm 2008 thành Eulemur macaco vàd Eulemur flavifrons.[2] Đặc điểm khác nhau rõ nhất giữa hai loài là màu mắt; Eulemur flavifrons, vượn cáo đen mắt lục có mắt màu lục và Eulemur macaco, vượn cáo đen có mắt màu nâu hoặc màu cam.[3][4] Cả hai loài sinh sống ở tây bắc Madagascar. Vượn cáo đen hiện diện ở rừng ẩm ở vùng Sambirano của Madagascar và các đảo gần đó.[3] Vượn cáo đen mắt lục hạn chế ở bán đảo Sahamalaza và các rừng phụ cận.[3] Có các báo cáo con lai giữa hai loài nơi phạm vi phân bố của chúng chồng lấn ở khu bảo tồn đặc biệt Manongarivo.[5] Loài vượn cáo đen này dài 90–110 cm, trong đó có chiều dài đuôi 51–65 cm.[3] Trọng lượng thường dao động trong khoảng 1,8 – 2 kg.[3] Con đực và con cái khác nhau về màu sắc. Con đực có màu lông màu sô cô la tối hoặc đen còn con cái có bộ lông màu nau nhạt hơn, thường là màu nâu vừa, màu nâu hạt dẻ hoặc thậm chí màu nâu cam.[3] Con đực có những túm tai lớn màu đen, trong khi con cái có những túm tai lớn màu trắng.

Chỉ có loài Eulemur hiện diện trong phạm vi của vượn cáo đen là vượn cáo nâu thông thường có phạm vi phân bố chồng lấn với loài vượn cáo đen ở rìa cực nam và phía đông phạm vi phân bố của nó,[3] Chế độ ăn chủ yếu là trái cây,[6] chiếm 78% khẩu phần.[7] Các thức ăn khác gồm hoa, lá, nấm và một số động vật không xương sống, đặc biệt là vào mùa khô chúng ăn mật hoa.[3]

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ Andriaholinirina, N., Baden, A., Blanco, M., Chikhi, L., Cooke, A., Davies, N., Dolch, R., Donati, G., Ganzhorn, J., Golden, C., Groeneveld, L.F., Hapke, A., Irwin, M., Johnson, S., Kappeler, P., King, T., Lewis, R., Louis, E.E., Markolf, M., Mass, V., Mittermeier, R.A., Nichols, R., Patel, E., Rabarivola, C.J., Raharivololona, B., Rajaobelina, S., Rakotoarisoa, G., Rakotomanga, B., Rakotonanahary, J., Rakotondrainibe, H., Rakotondratsimba, G., Rakotondratsimba, M., Rakotonirina, L., Ralainasolo, F.B., Ralison, J., Ramahaleo, T., Ranaivoarisoa, J.F., Randrianahaleo, S.I., Randrianambinina, B., Randrianarimanana, L., Randrianasolo, H., Randriatahina, G., Rasamimananana, H., Rasolofoharivelo, T., Rasoloharijaona, S., Ratelolahy, F., Ratsimbazafy, J., Ratsimbazafy, N., Razafindraibe, H., Razafindramanana, J., Rowe, N., Salmona, J., Seiler, M., Volampeno, S., Wright, P., Youssouf, J., Zaonarivelo, J. & Zaramody, A. (2014). Eulemur macaco. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2014.1. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ a b Mittermeier, R. A. (2008). “Lemur Diversity in Madagascar”. International Journal of Primatology. 29: 1607–1656. doi:10.1007/s10764-008-9317-y. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Mittermeier2008” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ a b c d e f g h Nick Garbutt (2007). Mammals of Madagascar. tr. 166–170. ISBN 978-0-300-12550-4.
  4. ^ Noel Rowe (1996). The Pictorial Guide to the Living Primates. tr. 41–42. ISBN 0-9648825-0-7.
  5. ^ Russell Mittermeier (2006). Lemurs of Madagascar . tr. 288–293. ISBN 1-881173-88-7.
  6. ^ Robert W. Sussman (1999). Primate Ecology and Social Structure Volume 1: Lorises, Lemurs and Tarsiers. tr. 186–187. ISBN 0-536-02256-9.
  7. ^ Berthe Rakotosamimanana & Hanta Rasamimanana (1999). New Directions in Lemur Studies. Springer. ISBN 0-306-46187-0.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)

Tham khảo