Năm 1916, do sự giám sát của chính quyền sở tại, ông sang hoạt động ở Xiêm dưới sự chỉ đạo của Đặng Tử Kính và Đặng Thúc Hứa.[4] Năm 1926, ông gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, được cử làm Bí thư Phân bộ nước ngoài và được cử đi học tập tại Quảng Châu.[1][5] Tháng 6 năm 1928, trong thời gian hoạt động bí mật ở Xiêm, Nguyễn Ái Quốc từng sống tại gia đình ông với bí danh Thầu Chín.[6][7] Cuối năm 1928 đầu 1929, ba chi bộ Thanh niên ở Udon Thani, Sakon Nakhon và Nakhon Phanom ở miền bắc Xiêm được Nguyễn Ái Quốc tổ chức thành Tỉnh bộ Udon, ông là một trong các thành viên của Tỉnh bộ.[8]
Năm 1936, do áp lực của phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, ông được giảm án xuống còn 13 năm.[12] Đầu năm 1945, ông được đưa về nhà tại huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) để quản thúc, nhưng vẫn âm thầm hoạt động.[1]
Tháng 3 năm 1945, ông tham gia Ban Tài chính ủng hộ Đội du kích Ba Tơ.[1] Ngày 16 tháng 8, khởi nghĩa Tháng Tám ở huyện Đức Phổ thành công, ông trở thành Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện.[13] Năm 1948, ông được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi, thay Nguyễn Thiệu đảm nhận vai trò Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quảng Ngãi.[14] Tháng 8 năm 1949, tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi khóa II, ông tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch tỉnh cho đến năm 1950.[15][16]
Tháng 8 năm 1954, ông tập kết ra bắc và qua đời ở Hà Nội.[1]
Trong thời gian hoạt động cách mạng, ông có sáng tác một số bài thơ, trong đó nổi tiếng nhất là bài Cây nêu đại thọ.[21]
Vinh danh
Tên của ông được đặt cho một con đường ở thành phố Quảng Ngãi và thị xã Đức Phổ.[1]
Tham khảo
Chương trình viết tiểu sử các đồng chí lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (2007). Phạm Văn Đồng Tiểu sử(PDF). Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật.
^Văn Ánh (1 tháng 2 năm 2016). “Chuyện Thầu Chín ở bản Đông”. Báo Bắc Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2023.