Vụ rơi máy bay Sukhoi Su-30 của Không quân Việt Nam 2016
Vụ rơi máy bay Sukhoi Su-30MK2 ở Việt Nam năm 2016
Chiếc máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 một năm trước vụ tai nạn, với phi công Trần Quang Khải được cho là đang ngồi ghế sau của chiếc tiêm kích trong chính chiếc ảnh này
Ngày 14 tháng 6 năm 2016, một máy bay tiêm kích Su-30 MK2 của Không quân Nhân dân Việt Nam xuất phát từ Sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa) để thực tập huấn luyện, sau đó đã mất liên lạc khi cách đất liền ở Diễn Châu (Nghệ An) khoảng 25 km. Một trong 2 phi công đã sống sót. Trong quá trình tìm kiếm Su-30, một máy bay CASA-212 số hiệu 8983 cũng đã mất liên lạc, trên máy bay có chín người.
Đến 7 giờ 29 phút, chiếc Su-30 số hiệu 8585 mất liên lạc khi đang trên vùng biển phía đông Nghệ An.[1]
Lúc đó mục tiêu huấn luyện chỉ còn cách 15 km thì trong buồng lái có tiếng nổ, hai phi công đã nhảy dù thoát ra. Lúc đáp xuống mặt biển, hai người vẫn nhìn thấy dù của nhau.[2]
Khoảng 4 giờ 00, khi tàu cá HT-20219TS của ông Phạm Văn Lệ đang đánh bắt hải sản ở khu vực tọa độ 19.14 độ vĩ Bắc và 106.28 độ kinh Đông thì phát hiện và cứu phi công Nguyễn Hữu Cường.[5]
13 giờ, tàu biên phòng BP 34.98.01 của Biên phòngNghệ An đưa phi công Nguyễn Hữu Cường cập cảng hải đội 2 an toàn.
Đến trưa 15 tháng 06, ngoài các lực lượng quân đội, Quân khu 4 đã chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnhThanh Hóa tham mưu cho chính quyền địa phương tổ chức huy động 30 tàu cá ngư dân tham gia tìm kiếm máy bay Su-30 và phi công còn mất tích trên vùng biển từ Thành phố Thanh Hoá theo hướng Đông ra biển 100 km và chạy dọc bờ biển vào giáp với phía Bắc đảo Hòn Mắt (từ 19 đến 20 độ vĩ Bắc). Các lực lượng khác tiếp tục tổ chức tìm kiếm khu vực tọa độ 19 độ vĩ Bắc và 106,04 độ kinh Đông và các vùng lân cận xung quanh vị trí xác định.
12 giờ 30, trên đường bay tìm kiếm cứu nạn máy bay Su-30, máy bay CASA-212 số hiệu 8983 đã mất liên lạc, trên máy bay có chín người.
Chiều 16 tháng 06, lực lượng tìm kiếm đã phát hiện và trục vớt được một vật nghi là trục bánh của máy bay Su-30. Thứ trưởngBộ Giao thông Vận tảiNguyễn Nhật cũng đã có mặt tại Sở chỉ huy tìm kiếm ở thị xã Cửa Lò, cùng chỉ đạo lực lượng tăng cường phối hợp với Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân TỉnhNghệ An tìm kiếm mở rộng thêm phạm vi tập trung về phía bắc, kéo dài từ vùng biển tỉnh Ninh Bình đến Đà Nẵng để tìm kiếm phi công Trần Quang Khải.
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đã huy động 191 tàu của Hải quân, Cảnh sát biển và Ngư dân tham gia tìm kiếm. Số người tham gia tìm kiếm lên đến 2300 người.
Khu vực tìm kiếm được chia thành 3 vùng. Vùng gần bờ do lực lượng Quân khu 4 và Bộ đội Biên phòng đảm nhận. Khu vực tiếp theo do lực lượng Hải quân và ngoài cùng là lực lượng Cảnh sát biển đảm nhiệm.
18 giờ 00, tàu cá mang số hiệu NA-90554TS của ngư Đậu Văn Kính (trú ở Nghi Xuân, Nghi Lộc, Nghệ An) trong lúc đánh bắt tại vùng biển cách Đông Đông Nam Hòn Mê, thuộc Thanh Hóa khoảng 33 hải lý đã phát hiện một thi thể cuộn trong dù tại tọa độ 19.02 độ vĩ Bắc, 106.28 độ kinh Đông; sau đó được xác định là phi công Trần Quang Khải.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn đóng tại Cửa Lò, Nghệ An đã huy động tàu CN 09 mang số hiệu BP 06.19.01 xuất phát từ cầu Cảng Hải đội 2 – Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TỉnhNghệ An tại Cửa Hội để ra tiếp cận tàu cá của ngư dân và đưa thi thể Đại tá, phi công Trần Quang Khải vào đất liền.[9]
Đến khoảng 21 giờ 30, thi thể phi công Khải được bàn giao cho tàu cứu nạn CN 09.
Ngày 18 tháng 06:
05 giờ 00, phi công Khải đã được các đồng đội đưa vào bờ từ tàu CN 09 số hiệu BP 06.19.01.
Ngày 25 tháng 06:
Tối 25 tháng 06, trong khi đang đánh cá ở khu vực vùng biển giáp ranh giữa Thanh Hóa với Nghệ An. Ở tọa độ 10 độ vị Bắc, 11 độ kinh Đông, cách đảo Mê khoảng 10 hải lý, tàu cá của ngư dân Nguyễn Văn Sơn trú xã Hải Ninh (Tĩnh Gia) phát hiện một chiếc ghế trôi trên biển, gần khu vực máy bay Su 30MK2 gặp nạn.[10]
Ngày 26 tháng 06:
Sáng 26 tháng 06, các cơ quan chức năng huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) và Trung đoàn 923 (Sư đoàn Không quân 371) đã đến kiểm tra, xác minh đây là ghế ngồi của chiếc máy bay SU 30MK2 gặp nạn.[11]
Ngày 18 tháng 06, Sở Giáo dục và Đào tạoHà Nội và các cơ quan liên quan đã thành lập hội đồng để xét đặc cách tuyển dụng cô giáo Trần Thị Hà là vợ của đại tá Khải vào ngành giáo dục.