Vũ Văn Kiểu

Vũ Văn Kiểu
Chức vụ
Nhiệm kỳ2004 – 2008
Tiền nhiệmNguyễn Ngọc Văn
Kế nhiệmTrần Thái Bình
Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng
Nhiệm kỳ1997 – 2003
Giám đốcNguyễn Thế Trị
Chính ủyTrịnh Đình Thắng
Phạm Ngọc Nghinh
Tiền nhiệmNguyễn Hải Bằng
Kế nhiệmTrần Thái Bình
Thông tin cá nhân
Quốc tịch Việt Nam
Sinh5 tháng 10, 1945 (79 tuổi)
Trực Chính, Trực Ninh, Nam Định
Nơi ởNghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Việt Nam
Học vấnPhó Giáo sư, Tiến sĩ[1]
Tặng thưởngHuân chương Chiến công Huân chương Chiến công
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang
Huy chương Quân kỳ quyết thắng Huy chương Quân kỳ quyết thắng
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến
Binh nghiệp
Phục vụViệt Nam Quân đội nhân dân Việt Nam
Cấp bậc
Tham chiếnTrận Thành cổ Quảng Trị

Vũ Văn Kiểu (sinh ngày 5 tháng 10 năm 1945) là một Tiến sĩ Quân sự, sĩ quan cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng.[2][3]

Tiểu sử

Vũ Văn Kiểu sinh ngày 5 tháng 10 năm 1945 tại xã Trực Chính, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.[4] Ông từng là học viên tại Trường Sĩ quan Lục quân. Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Vũ Văn Kiểu từng phục vụ trong Sư đoàn 325, Quân đoàn 2, trải qua các chức vụ Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, Trung đoàn phó.[5] Năm 1972, ông tham gia Trận Thành cổ Quảng Trị.[6] Về sau, ông tiếp tục trở thành học viên tại Học viện Lục quân, Học viện Quân sự Cấp cao, lần lượt trở thành Giáo viên, Phó chủ nhiệm khoa, Chủ nhiệm khoa Học viện Quốc phòng. Trong thời gian công tác tại Học viện Quốc phòng, ông còn là Ủy viên Hội đồng khoa học, Chủ tịch Hội đồng khoa học nghệ thuật của Học viện. Đây cũng là nơi ông đã tốt nghiệp Tiến sĩ ngành Khoa học quân sự, chuyên ngành Nghệ thuật chiến dịch vào năm 1994.[7]

Năm 1997, khi còn mang hàm Thiếu tướng, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam. Năm 2003, ông được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Chiến lược Quân sự.[8] Trong thời gian công tác tại Viện Chiến lược Quân sự, ông còn đảm nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng khoa học, thành viên Ban chỉ đạo biên soạn "Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam" được xuất bản năm 2004.[9] Năm 2006, ông được thăng hàm Trung tướng,[10] đồng thời được kéo dài thời gian phục vụ trong quân ngũ.[11][12]

Đến đầu năm 2008, ông nghỉ hưu theo chế độ.[13][14] Sau khi về hưu, ông là Chủ tịch Hội chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị thành phố Hà Nội,[15] Phó Trưởng ban[16] rồi Trưởng ban liên lạc Sư đoàn 325.[5]

Khen thưởng

Lịch sử phong quân hàm

Năm thụ phong 2006
Quân hàm Tập tin:Vietnam People's Army Senior Colonel.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Major General.jpg Tập tin:Vietnam People's Army Lieutenant General.jpg
Cấp bậc Đại tá Thiếu tướng Trung tướng

Tham khảo

  1. ^ Phạm Bá Toàn (2004). Nhà trường quân đội trong sự nghiệ̣̂p xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 165. OCLC 60321196. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ Trần Đình Dần (2 tháng 9 năm 2019). “Quân đội Nhân dân Lào: Từ cung tên, bẫy đá, hầm chông đến xe tăng T72-SU 27”. Tạp chí Lào - Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ Vũ Văn Kiểu (3 tháng 7 năm 2008). “Vấn đề dân tộc, tôn giáo trong chiến lược quốc phòng-an ninh bảo vệ Tổ quốc”. Trang tin điện tử của Ủy ban Dân tộc. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập 14 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ Nguyễn Quý Tấn & Vũ Đăng Minh (2004), tr. 273
  5. ^ a b Nguyễn Hoàng (13 tháng 10 năm 2018). “Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai: Hội thảo kết luận thông tin tiềm kiếm, quy tập mộ hài cốt liệt sĩ”. Quân Khu 7 Online. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập 14 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ Việt Hà (27 tháng 9 năm 2018). “Chiến sĩ người Hà Nội trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị”. Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy Quảng Trị. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập 14 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ Phạm Vĩnh (2003). Tiến sĩ Việt Nam hiện đại. Tập 3. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin. tr. 475. OCLC 951288987. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Nguyễn Quý Tấn & Vũ Đăng Minh (2004), tr. 206
  9. ^ Bộ Quốc phòng (2004). Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 5 & 8. OCLC 777923495. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2021.
  10. ^ Việt Đông (16 tháng 2 năm 2006). “Thăng hàm cấp tướng cho 96 sỹ quan cao cấp trong lực lượng QĐND và CAND”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập 12 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ “Kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ đối với một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Bộ Quốc phòng”. Báo điện tử Quân đội Nhân dân. 14 tháng 12 năm 2006. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập 14 tháng 6 năm 2021.
  12. ^ Kiến Quốc (15 tháng 12 năm 2006). “16 tướng quân đội được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ”. Báo Sài Gòn Giải Phóng Online. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2017. Truy cập 14 tháng 6 năm 2021.
  13. ^ Đức Nguyễn (31 tháng 12 năm 2007). “Một số cán bộ cấp tướng thuộc Bộ Quốc phòng nghỉ hưu theo chế độ”. Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập 14 tháng 6 năm 2021.
  14. ^ A.T (1 tháng 1 năm 2008). “Từ hôm nay, 40 cán bộ cấp tướng thuộc Bộ Quốc phòng nghỉ hưu”. Báo Công an nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2021.
  15. ^ Phương Thanh (27 tháng 9 năm 2018). “Tôn vinh sự hy sinh, cống hiến của chiến sĩ Hà Nội trong cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị”. Tạp chí Thi đua Khen thưởng. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2021. Truy cập 14 tháng 6 năm 2021.
  16. ^ “Khánh thành Đài chiến thắng Sư đoàn 325”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. 6 tháng 9 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2015. Truy cập 14 tháng 6 năm 2021.

Nguồn