Văn Cẩm

Văn Cẩm
Xã Văn Cẩm
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhThái Bình
HuyệnHưng Hà
Địa lý
Tọa độ: 20°37′14″B 106°15′41″Đ / 20,620527°B 106,261337°Đ / 20.620527; 106.261337
Văn Cẩm trên bản đồ Việt Nam
Văn Cẩm
Văn Cẩm
Vị trí xã Văn Cẩm trên bản đồ Việt Nam
Khác
Mã hành chính12625[1]

Văn Cẩm là một xã của huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

Diện tích

Có tổng diện tích đất tự nhiên 4,352 km2

Nhân khẩu

Dân số (31/12/2016) 7.215 người

Tôn giáo

Xã có 2 tôn giáo song hành là Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Xã có 4 chùa, 3 nhà thờ (trong đó có 1 nhà thờ Xứ). Có 3 nhà sư trụ trì 3 chùa, 1 linh mục trụ trì Xứ (xứ Mỹ Đình).

Danh nhân

Văn Cẩm là nơi sinh ra Nhà trí sỹ yêu nước - Danh nhân văn hoá Kỳ Đồng - Nguyễn Văn Cẩm (08/10/1875 - 17/7/1929nb).

Thông tin địa lý

Văn Cẩm nằm ở phía Đông Bắc huyện Hưng Hà, phía Bắc tiếp giáp xã Duyên Hải, phía Tây tiếp giáo xã Hùng Dũng, phía Tây Nam tiếp giáp xã Thống Nhất, phía Nam - Đông Nam tiếp giáp xã Đông Đô, phía Đông Bắc tiếp giáp xã Bắc Sơn.[2]

Văn Cẩm có 5 thôn (làng) gồm: Trần Xá, Gia Lạp, Truy Đình, Mỹ Đình và Ngọc Liễn. Thế kỷ 19, các làng Ngọc Liễn, Mỹ Đình, Truy Đình thuộc tổng Hà Lý, làng Trần Xá, Gia Lạp thuộc tổng Thượng Bái, phủ Tiên Hưng (tức phủ Tân Hưng) trấn Sơn Nam Hạ (sau thuộc tỉnh Hưng Yên - thời nhà Nguyễn và rồi Thái Bình khi tỉnh Thái Bình được thành lập)[3][4].

Văn Cẩm là quê hương của Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, một trong những lãnh tụ chống Pháp đầu thế kỷ 20.

Về giáo dục Văn Cẩm là vùng quê hiếu học, tiêu biểu là nhà trí sỹ yêu nước Kỳ Đồng - Nguyễn Văn Cẩm và hàng trăm kỹ sư, cử nhân đang công tác, làm việc ở mọi miền quê đất nước và trên thế giới. Xã có 2 trường: Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Kỳ Đồng, Trường Mầm non Kỳ Đồng. Lãnh đạo xã hiện tại: Bí thư Nguyễn Thanh Tú, Chủ tịch Phạm Văn Huỳ, Phó Bí thư Nguyễn Văn Phan, Phó chủ tịch Nguyễn Văn Luyến.

Giao thông

Văn Cẩm có đường ĐH60 (đường huyện) chạy qua và về phía Nam xã có đường Thái Hà (đường Quốc Lộ mới: Thái Bình - Hà Nam, từ năm 2022 đổi tên thành đường tỉnh 468) đi sát qua thôn Gia Lạp.

Chú thích

  1. ^ Tổng cục Thống kê
  2. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam (adminstrative Atlas).
  3. ^ Cuốn Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ 19, trang 65.
  4. ^ Tài liệu địa chí Thái Bình, tập 2, Nguyễn Quang Ân và Nguyễn Thanh, trang 298.