Ung thư vú nam

Male breast cancer
Một dải ruy băng màu hồng cùng với màu xanh.
Dải ruy băng màu hồng và màu xanh được dùng làm biểu tượng cho ung thư vú nam.
Khoa/NgànhUng thư

Ung thư vú nam là một loại ung thư hiếm gặp ở nam giới xuất phát từ . Nhiều nam giới bị ung thư vú đã thừa hưởng đột biến BRCA, nhưng cũng có những nguyên nhân khác, bao gồm lạm dụng rượu và phơi nhiễm với một số kích thích tố và bức xạ ion hóa.

Vì thể hiện bệnh lý tương tự như ở ung thư vú nữ, những đánh giá và điều trị ung thư vú nam điều đang dựa trên kinh nghiệm và hướng dẫn đã được xây dựng ở bệnh nhân nữ.[1][2][3] Điều trị tối ưu hiện vẫn chưa được biết rõ.[4]

Bệnh lý học

Giống như ở nữ giới, ung thư biểu mô tuyến ống xâm lấm là loại ung thư phổ biến nhất. Trong khi ung thư nội mô, ung thư biểu mô viêm và bệnh Paget vú đã được mô tả, thì ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ lại không tìm thấy ở nam giới. Ung thư vú ở nam giới di căn theo đường bạch huyết và dòng máu như ở ung thư vú nữ. Theo đó, hệ thống TNM (hệ thống thường dùng để phân giai đoạn đối với các khối u đặc) cho bệnh ung thư vú là giống nhau cho cả nam và nữ.

Kích thước tổn thương và sự tham gia của hạch bạch huyết giúp xác định tiên lượng; do đó các tổn thương nhỏ mà không có sự tham gia của hạch bạch huyết có tiên lượng tốt nhất. Xuất hiện thụ thể estrogen và progesterone và khuếch đại gen HER2/neu (Human Epidermal Growth Factor Receptor 2) cần phải được báo cáo vì chúng có thể ảnh hưởng đến các việc lựa chọn điều trị. Khoảng 85% các ca ung thư vú ở nam giới dương tính với thụ thể estrogen, và 70% dương tính với thụ thể progesterone

Mức độ phổ biến

Khoảng một phần trăm ung thư vú phát triển ở nam giới. Ước tính có khoảng 2.140 trường hợp mới hàng năm được chẩn đoán ở Hoa Kỳ và khoảng 300 ở Vương quốc Anh (Anh). Số ca tử vong hàng năm ở Mỹ là khoảng 440 (vào năm 2016 "nhưng khá ổn định trong vòng 30 năm qua"). Trong một nghiên cứu từ Ấn Độ, tám trong số 1.200 (0,7%) được chẩn đoán ung thư nam trong một đánh giá bệnh lý ung thư vú.[5] Tỷ lệ mắc ung thư vú ở nam giới đang gia tăng làm tăng khả năng các thành viên khác trong gia đình cũng mắc bệnh. Nguy cơ tương đối của ung thư vú cho người phụ nữ có anh trai bị ảnh hưởng cao hơn khoảng 30% so với người phụ nữ có em gái bị ảnh hưởng.[6][7][8] Khối u có thể xuất hiện trong một khoảng tuổi rộng, nhưng thường ở nam giới ở độ tuổi sáu mươi và bảy mươi.

Các yếu tố nguy cơ được biết đến bao gồm phơi nhiễm bức xạ, nội tiết tố nữ (estrogen) và yếu tố di truyền. Phơi nhiễm estrogen cao có thể xảy ra do thuốc, béo phì hoặc bệnh gan và các liên kết di truyền bao gồm tỷ lệ mắc ung thư vú ở phụ nữ cao trong họ hàng gần. Nghiện rượu mãn tính có mối liên quan đến ung thư vú nam. Nguy cơ ung thư vú nam cao nhất ở nam giới mắc hội chứng Klinefelter. Người nam mang đột biến gen BRCA cũng được cho là có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn, với khoảng 10% trường hợp ung thư vú nam mang đột biến BRCA2 và đột biến BRCA1 thuộc số ít.[9][10]

Tham khảo

  1. ^ “Male Breast Cancer Treatment”. National Cancer Institute. 2006. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ “Breast Cancer in Men”. Cancer Research UK. 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 12 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ “Breast Cancer in Men” (PDF). American Cancer Society. ngày 9 tháng 2 năm 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2011.
  4. ^ Korde, L. A.; Zujewski, J. A.; Kamin, L.; Giordano, S.; Domchek, S.; Anderson, W. F.; Bartlett, J. M. S.; Gelmon, K.; Nahleh, Z.; và đồng nghiệp (2010). “Multidisciplinary Meeting on Male Breast Cancer: Summary and Research Recommendations”. Journal of Clinical Oncology. 28 (12): 2114–2122. doi:10.1200/JCO.2009.25.5729. PMC 2860409. PMID 20308661Bản mẫu:Inconsistent citationsQuản lý CS1: postscript (liên kết).
  5. ^ Kalyani, R.; Days, S.; Bindra Singh, M. S.; Kumar, H. (2010). “Cancer profile in Kolar: A ten years study”. Indian Journal of Cancer. 47 (2): 160–165. doi:10.4103/0019-509X.63011. PMID 20448380{{inconsistent citations}}Quản lý CS1: postscript (liên kết).
  6. ^ Gómez-Raposo, C.; Zambrana Tévar, F.; Sereno Moyano, M.; Casado, Enrique; và đồng nghiệp (2010). “Male breast cancer”. Cancer Treatment Reviews. 36 (6): 451–457. doi:10.1016/j.ctrv.2010.02.002. PMID 20193984.
  7. ^ Orr, Nick; Et. all (ngày 23 tháng 9 năm 2012). “Genome-wide association study identifies a common variant in RAD51B associated with male breast cancer risk”. Nature Genetics. 44 (11): 1–3. doi:10.1038/ng.2417. PMC 3722904. PMID 23001122.
  8. ^ bhakti (ngày 16 tháng 4 năm 2010). “Increased Breast Cancer in Men”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |author=|last= (trợ giúp)
  9. ^ Mohamad, H. B.; Apffelstaedt, J. P. (2008). “Counseling for male BRCA mutation carriers – a review”. The Breast. 17 (5): 441–450. doi:10.1016/j.breast.2008.05.001. PMID 18657973{{inconsistent citations}}Quản lý CS1: postscript (liên kết).
  10. ^ Orr, Nick; et. all (ngày 23 tháng 9 năm 2012). “Genome-wide association study identifies a common variant in RAD51B associated with male breast cancer risk”. Nature Genetics. 44 (11): 1182–4. doi:10.1038/ng.2417. PMC 3722904. PMID 23001122.

Liên kết ngoài