U não xuất hiện khi có tế bào bất thường hình thành bên trong não[2]. Có hai loại u não: khối u ác tính hoặc u ung thư và u lành tính.[2] Các khối u ung thư có thể được chia thành các khối u nguyên phát bắt đầu trong não, và các khối u hậu phát mà lan rộng tới não từ một nơi khác, được gọi là khối u di căn não[1]. Tất cả các loại khối u não có thể tạo ra các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào phần nào của não bị ảnh hưởng[2]. Các triệu chứng này bao gồm đau đầu, động kinh, vấn đề với thị giác, nôn mửa, và các thay đổi về nhận thức[1][2][7]. Đau đầu thường tệ hơn vào buổi sáng và chấm dứt khi nôn mửa.[2] Các vấn đề cụ thể hơn có thể bao gồm khó khăn khi đi bộ, khả năng nói và cảm giác[1][3]. Khi bệnh tiến triển nặng người bệnh có thể bị bất tỉnh.[3]
Nguyên nhân gây ra u não hiện vẫn chưa rõ ràng.[2] Các yếu tố nguy cơ không phổ biến bao gồm bệnh di truyền thần kinh, tiếp xúc với vinyl chloride, virus Epstein-Barr, và bức xạ ion hóa[1][2][3]. Bằng chứng nguy cơ từ việc sử dụng điện thoại di động hiện vẫn chưa được khẳng định.[3] Các loại phổ biến nhất của u não chính ở người lớn là u màng não (thường lành tính), và astrocytomas, ví dụ như glioblastomas[1]. Ở trẻ em, loại phổ biến nhất là u ác tính medulloblastoma.[3] Chẩn đoán thông thường dùng việc khám bệnh kết hợp với chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ[2]. Điều này sau đó thường được xác nhận bằng một xét nghiệm sinh thiết.[1] Dựa trên những phát hiện y học, u não được chia thành các mức độ nghiêm trọng khác nhau.[1]
Điều trị có thể bao gồm kết hợp giữa phẫu thuật, xạ trị, và hóa trị liệu.[1] Thuốc chống co giật có thể cần đến nếu xảy ra động kinh.[1] Dexamethasone và furosemide có thể được sử dụng để giảm sưng xung quanh khối u.[1] Một số khối u phát triển dần dần, chỉ cần giám sát và có thể không cần phải can thiệp thêm nữa[1]. Các phương pháp điều trị sử dụng hệ miễn dịch đang được nghiên cứu.[2] Kết quả dao động đáng kể tùy thuộc vào loại khối u và mức độ lan rộng của nó khi chẩn đoán[3]. Glioblastoma thường có kết quả xấu, trong khi u màng não (meningiomas) thường có kết quả tốt[3]. Tỷ lệ sống 5 năm trung bình cho ung thư não ở Mỹ là 33%.[4]
U não thứ phát hoặc di căn thường gặp hơn u não nguyên phát, với khoảng một nửa di căn đến từ ung thư phổi[2]. U não nguyên phát xảy ra với khoảng 250.000 người mỗi năm trên toàn cầu, chiếm ít hơn 2% số ca ung thư[3]. Ở trẻ em dưới 15 tuổi, u não chỉ đứng thứ hai sau bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính trong danh sách dạng ung thư phổ biến nhất.[8] Ở Úc chi phí kinh tế trung bình của một trường hợp ung thư não là 1,9 triệu đô la, nhiều tiền nhất trong chi phí cho các loại ung thư.[9]
^GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators. (ngày 8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/S0140-6736(16)31012-1. PMID27733281.
^Longo, Dan L (2012). “369 Seizures and Epilepsy”. Harrison's principles of internal medicine (ấn bản thứ 18). McGraw-Hill. tr. 3258. ISBN978-0-07-174887-2.