USS Miami (CL-89)

USS Miami
Tàu tuần dương USS Miami
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Miami
Đặt tên theo Miami, Florida
Xưởng đóng tàu Cramp Shipbuilding Co., Philadelphia, Pennsylvania
Đặt lườn 2 tháng 8 năm 1941
Hạ thủy 8 tháng 12 năm 1942
Người đỡ đầu Bà Marry J. Reeder
Nhập biên chế 28 tháng 12 năm 1943
Xuất biên chế 30 tháng 6 năm 1947
Xóa đăng bạ 1 tháng 9 năm 1961
Danh hiệu và phong tặng 6 × Ngôi sao Chiến trận
Số phận Bị bán để tháo dỡ 26 tháng 7 năm 1962
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu lớp Cleveland
Kiểu tàu Tàu tuần dương hạng nhẹ
Trọng tải choán nước
  • 11.800 tấn Anh (12.000 t) (tiêu chuẩn);
  • 14.131 tấn Anh (14.358 t) (đầy tải)
Chiều dài
  • 600 ft (180 m) (mực nước);
  • 608 ft 4 in (185,42 m) (chung)
Sườn ngang 66 ft 4 in (20,22 m)
Chiều cao 113 ft (34 m)
Mớn nước
  • 20 ft 6 in (6,25 m) (trung bình);
  • 25 ft (7,6 m) (tối đa)
Công suất lắp đặt
Động cơ đẩy
Tốc độ 32,5 hải lý trên giờ (60,2 km/h; 37,4 mph)
Tầm xa 14.500 nmi (26.850 km; 16.690 mi) ở tốc độ 15 hải lý trên giờ (28 km/h; 17 mph)
Thủy thủ đoàn tối đa
  • 1.255
    • 70 sĩ quan,
    • 1.115 thủy thủ
Vũ khí
  • khi chế tạo:
  • 1944/1945:
    • 12 × pháo 6 in (150 mm)/47 caliber trên tháp pháo ba nòng Mark 16 (4×3);
    • 12 × pháo đa dụng 5 in (130 mm)/38 caliber (6×2);
    • 28 × pháo phòng không Bofors 40 mm (4×4, 6×2);
    • 10 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm
Bọc giáp
  • đai giáp: 3,25–5 in (83–127 mm);
  • vách ngăn: 5 in (130 mm);
  • sàn tàu: 2 in (51 mm);
  • tháp pháo:
    • 6,5 in (165 mm) mặt trước,
    • 3 in (76 mm) nóc,
    • 3 in (76 mm) mặt hông,
    • 1,5 in (38 mm) mặt sau;
  • bệ tháp pháo: 6 in (150 mm);
  • tháp chỉ huy: 2,25–5 in (57–127 mm)
Máy bay mang theo 4 × thủy phi cơ SOC Seagull
Hệ thống phóng máy bay 2 × máy phóng

USS Miami (CL-89) là một tàu tuần dương hạng nhẹ thuộc lớp Cleveland của Hải quân Hoa Kỳ được hoàn tất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến thứ hai của Hải quân Mỹ được đặt cái tên này, theo tên thành phố Miami thuộc tiểu bang Florida. Nó đã phục vụ thuần túy tại Mặt trận Thái Bình Dương từ khi nhập biên chế cho đến khi chiến tranh kết thúc. Giống như hầu hết các tàu chị em cùng lớp, nó xuất biên chế không lâu sau đó, được đưa về lực lượng dự bị và không bao giờ phục vụ trở lại. Con tàu bị tháo dỡ vào năm 1962. Miami được tặng tưởng sáu Ngôi sao chiến trận cho thành tích hoạt động trong Thế Chiến II.

Thiết kế và chế tạo

Thiết kế

Lớp Cleveland được thiết kế nhằm mục đích gia tăng tầm xa hoạt động, tăng cường hỏa lực phòng không và sự bảo vệ chống ngư lôi so với các tàu tuần dương Hoa Kỳ trước đây. Cho dù kém hơn ba nòng pháo 6-inch so với những chiếc lớp Brooklyn dẫn trước, hệ thống kiểm soát hỏa lực mới và tiên tiến hơn giúp cho lớp Cleveland có được ưu thế về hỏa lực trong chiến đấu thực tế. Tuy nhiên việc tăng cường thêm dàn hỏa lực phòng không hạng nhẹ cho đến cuối Thế Chiến II khiến các con tàu bị nặng đầu đáng kể.[1]

Chế tạo

Miami được đặt lườn vào ngày 2 tháng 8 năm 1941 tại xưởng tàu của hãng Cramp Shipbuilding Co. tại Philadelphia, Pennsylvania. Nó được hạ thủy vào ngày 8 tháng 12 năm 1942, được đỡ đầu bởi bà Marry J. Reeder, phu nhân ngài Clifford H. Reeder thị trưởng thành phố Miami, và được cho nhập biên chế tại Xưởng hải quân Norfolk vào ngày 28 tháng 12 năm 1943 dưới quyền chỉ huy của hạm trưởng, Đại tá Hải quân John G. Crawford.[2][3]

Lịch sử hoạt động

Chiến dịch quần đảo Mariana – 1944

Sau các đợt chạy thử máy tại vùng biển Caribbe và huấn luyện dọc theo bờ Đông Đại Tây Dương, chiếc tàu tuần dương hạng nhẹ mới khởi hành từ Boston vào ngày 16 tháng 4 năm 1944, có sự tháp tùng của các con tàu chị em cùng lớp VincennesHouston, để đi sang Thái Bình Dương. Chúng đi ngang qua kênh đào PanamaSan Diego, đến Trân Châu Cảng vào ngày 6 tháng 5. Miami tham gia cùng lực lượng đặc nhiệm tàu sân bay nhanh vào tháng 6 cho các cuộc không kích xuống Saipan, Tinian, Rota, Guam, Paganquần đảo Bonin nhằm hỗ trợ cho Chiến dịch quần đảo Mariana.[2]

Trong tháng 7, Miami hoạt động về phía Tây quần đảo Mariana cùng các tàu sân bay khi chúng hỗ trợ gần cho các lực lượng trên bộ chiếm các hòn đảo. Vào đầu tháng 8, nó hỗ trợ cho các cuộc tấn công Iwo JimaHaha Jima thuộc quần đảo Bonin trước khi di chuyển đến Eniwetok để bảo trì. Các tàu sân bay trong nhóm của nó đã tấn công PeleliuAngaur thuộc quần đảo Palau vào ngày 7 tháng 9, rồi ném bom các mục tiêu tại Philippines từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9. Trong các đợt tấn công này, máy bay trinh sát của nó đã bốn lần giúp vào việc giải cứu phi công Mỹ bị bắn rơi trong vùng biển đối phương. Chiếc tàu tuần dương tiếp tục hỗ trợ các cuộc tấn công tại Palau và Philippines cho đến khhi quay trở về Saipan vào ngày 29 tháng 9 để tiếp liệu.[2]

Miami khởi hành từ Ulithi cho các cuộc tấn công lên Okinawa vào các ngày 10-14 tháng 10. Trong khi đội đặc nhiệm của nó chịu đựng các cuộc không kích trong đêm 12/13 tháng 10, các xạ thủ của Miami đã bắn rơi chiếc máy bay đối phương đầu tiên và trợ giúp vào việc bắn rơi một chiếc khác. Máy bay từ các tàu sân bay đã tấn công các mục tiêu trên đảo Luzon trong ngày 18 tháng 10.[2]

Trận chiến vịnh Leyte - 1944

Nhịp điệu của cuộc chiến tranh tại Thái Bình Dương ngày càng tăng nhanh. Vào ngày 20 tháng 10, Đệ Thất hạm đội cho đổ bộ lực lượng Lục quân của Đại tướng Douglas MacArthur lên đảo Leyte nhằm hoàn thành lời hứa của ông đối với Philippine: "Tôi sẽ trở lại". Nhận thức được tầm quan trọng chiến lược có tính quyết định của quần đảo Philippine, Nhật Bản tung ra mọi lực lượng sẵn có cho một cuộc tổng phản công nhằm đẩy lùi cuộc đổ bộ. Lực lượng hải quân vẫn còn rất mạnh mẽ của họ hội tụ vào vịnh Leyte từ ba hướng khác nhau: một lực lượng phía Bắc di chuyển phía trên Luzon để thu hút chủ lực của Đệ Tam hạm đội về phía Bắc ra khỏi chiến trường chính, một lực lượng trung tâm thoát ra từ eo biển San Bernandino rồi cặp theo bờ biển đảo Samar hướng về phía Leyte, và một lực lượng phía Nam thoát ra theo ngã eo biển Surigao để vây và tiêu diệt lực lượng đổ bộ trong vịnh. Các hoạt động tiếp theo mà Hải quân Hoa Kỳ tiến hành trong chiến dịch này được các sử gia gọi chung thành Trận chiến vịnh Leyte.[2]

Hoạt động cùng với đội đặc nhiệm dưới quyền Chuẩn đô đốc Gerald F. Bogan, Miami bảo vệ cho các tàu sân bay Intrepid, Hancock, Bunker Hill, CabotIndependence trong trận hải chiến vĩ đại này. Máy bay từ các tàu sân bay đã phát hiện và tung ra đòn không kích mạnh mẽ nhắm vào lực lượng trung tâm Nhật Bản tại biển Sibuyan trong ngày 24 tháng 10, đánh chìm thiết giáp hạm Musashi và làm hư hại nặng tàu tuần dương Myōkō đến mức nó phải rút lui khỏi trận chiến. Toàn bộ lực lượng trung tâm phải quay đầu để tổ chức lại đội hình, nhưng cũng đủ khiến Đô đốc William F. Halsey, Jr., Tư lệnh Đệ Tam hạm đội, tin rằng chúng phải rút lui do thiệt hại nặng.[2]

Khi được tin về việc Lực lượng phía Bắc của Nhật Bản xuất hiện ngoài khơi Luzon xế chiều ngày hôm đó, Đô đốc Halsey ra lệnh cho các tàu sân bay di chuyển hết tốc độ lên phía Bắc để tấn công. Miami tháp tùng lực lượng này khi chúng đánh chìm bốn tàu sân bay đối phương cùng nhiều tàu hộ tống. Khi Halsey biết được tin tức lực lượng trung tâm đối phương đã quay mũi một lần nữa và băng qua eo biển San Bernandino, đe dọa các tàu bè thuộc lực lượng đổ bộ ngoài khơi các bãi đổ bộ ở Leyte, ông ra lệnh cho đội đặc nhiệm của Bogan tiến về phía Nam để giải cứu. Tuy nhiên, lực lượng trung tâm hùng mạnh của Nhật Bản đã bị ngăn chặn và đẩy lùi bởi một nhóm nhỏ tàu chiến Hoa Kỳ: ba tàu khu trục, bốn tàu khu trục hộ tống và sáu tàu sân bay hộ tống. Dù sau, Miami và các tàu cùng đi cũng bắt kịp tàu khu trục Nhật Nowaki ngay lối ra vào eo San Bernandino, đánh chìm nó bằng hỏa lực phối hợp của các tàu tuần dương và tàu khu trục.[2]

Các chiến dịch tiếp theo - 1944-1945

Sau khi tham gia các cuộc tấn công bằng tàu sân bay xuống Philippine trong tháng 11, Miami gặp phải một cơn bão trong khi rút lui về phía Đông Luzon vào ngày 18 tháng 12. Sáng hôm đó, một thủy phi cơ của con tàu bị sóng quét xuống biển, và đến xế trưa lườn tàu bị hư hại do uốn cong. Khi cơn bão dịu đi vào ngày hôm sau, chiếc tàu tuần dương tham gia tìm kiếm những người sống sót của những con tàu bị hư hỏng hoặc chìm.[2]

Đến tháng 1 năm 1945, Miami tham gia các cuộc tấn công bằng tàu sân bay xuống Đài Loan, Luzon, Đông Dương, dọc theo bờ biển Nam Trung Quốc, đảo Hải NamHong Kong. Nó băng qua eo biển Balintang tại Luzon vào ngày 20 tháng 1 năm 1945; và trong khi tham gia một đợt không kích xuống Đài Loan vào ngày hôm sau, nó phát hiện một máy bay Mitsubishi A6M Zero của đối phương bên trên đội hình và đã bắn rơi. Vào ngày 1 tháng 2, lực lượng đặc nhiệm tiến sát đến chính quốc Nhật Bản cho một đợt không kích xuống các mục tiêu tại khu vực Tokyo. Vào giữa tháng 3, Miami bắt đầu hoạt động về phía Đông Okinawa, và tiếp tục hiện diện tại đây đánh trả nhiều đợt không kích của đối phương cho đến tận cuối tháng 4, khi nó lên đường quay về Hoa Kỳ để đại tu.[2]

Rời Ulithi vào ngày 10 tháng 5 năm 1945, Miami ghé qua Trân Châu Cảng vào ngày 17 tháng 5 trước khi đi đến San Francisco vào ngày 24 tháng 5, nơi nó ở lại cho đến khi cuộc xung đột kết thúc. Chiếc tàu tuần dương quay trở lại Trân Châu Cảng vào ngày 25 tháng 8; rồi trong tháng 9tháng 10, nó hoạt động tại khu vực quần đảo Ryūkyū tiếp nhận sự đầu hàng của các đảo nhỏ về phía Bắc Okinawa. Sau một chuyến viếng thăm ngắn Yokosuka, Nhật Bản, nó lên đường hướng đến quần đảo Caroline, đi đến Truk vào ngày 11 tháng 11, tiến hành một cuộc khảo sát những thiệt hại do ném bom xuống căn cứ hải quân nổi tiếng tại đây.[2]

Sau chiến tranh – 1945-1947

Được lệnh quay trở về nhà vào ngày 25 tháng 11, Miami về đến Long Beach vào ngày 10 tháng 12. Nó hoạt động ngoài khơi bờ biển California trong nhiệm vụ huấn luyện hải quân dự bị cho đến khi được cho xuất biên chế vào ngày 30 tháng 6 năm 1947, và được đưa về Hạm đội Dự bị Thái Bình Dương. Tên của nó được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào ngày 1 tháng 9 năm 1961 và nó được bán cho hãng Nicholai Joffe Corp. tại Beverly Hills, California vào ngày 26 tháng 7 năm 1962 để tháo dỡ.[2][3]

Phần thưởng

Miami được tặng tưởng sáu Ngôi sao chiến trận cho thành tích hoạt động trong Thế Chiến II.[2][3]

Silver star
Bronze star
Bronze star
Dãi băng Hoạt động Tác chiến
Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huân chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương
với 6 Ngôi sao Chiến trận
Huân chương Chiến thắng Thế Chiến II
Huân chương Phục vụ Chiếm đóng Hải quân Đơn vị Tuyên dương Tổng thống Philippine Huân chương Giải phóng Philippine
với 1 Ngôi sao Chiến trận

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ Friedman 1984, tr. 270.
  2. ^ a b c d e f g h i j k l Naval Historical Center. Miami II (CL-89). Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  3. ^ a b c Yarnall, Paul (17 tháng 5 năm 2020). “USS Miami (CL 89)”. NavSource.org. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2021.

Thư mục

Read other articles:

BLAQ Memories - Best in KoreaAlbum kompilasi karya MBLAQDirilis7 Maret 2012Direkam2009-2012GenreK-pop, Pop, Dance, R&B, J-popDurasi44:53BahasaKorean, JapaneseLabelJ.Tune Camp & Sony Music JapanKronologi MBLAQ 100% Ver.(2012)100% Ver.2012 BLAQ Memories - Best in Korea(2012) BLAQ Memories album kompilasi yang dirilis untuk market Jepang oleh boyband Korea Selatan, MBLAQ. Album ini berisi lagu Korea, versi Jepang dari You're My +. Album dirilis pada 7 Maret 2012. Album mendarat di #9...

 

  لمعانٍ أخرى، طالع الحمدانية (توضيح). الحمدانية   الإحداثيات 36°16′17″N 43°22′25″E / 36.27146°N 43.37373°E / 36.27146; 43.37373  تقسيم إداري  البلد العراق[1]  التقسيم الأعلى محافظة نينوى  خصائص جغرافية  المساحة 1155 كيلومتر مربع  عدد السكان  المجموع 389,965  ...

 

Para sukarelawan menyapu jalanan pejalan kaki di Brooklyn sesudah terjadinya Badai Sandy pada tahun 2012 Kesukarelawanan, kerelawanan (tidak baku), atau kerja sukarela (Inggris: volunteeringcode: en is deprecated ) merujuk pada aktivitas atau kerja altruistik waktu individu atau kelompok memberikan layanan tanpa keuntungan finansial untuk menguntungkan orang lain, kelompok atau organisasi.[1] Kesukarelawanan juga terkenal dengan pengembangan keterampilan dan sering dimaksudkan untuk m...

هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة إليها في مقالات متعلقة بها. (مارس 2020) حرية الدين في سريلانكا هي حق محمي بموجب المادة 9 من الفصل الثاني من دستور سريلانكا، وينطبق ذلك على جميع الأديان، على الرغم من أن البوذية تُمنح الحماية الأولية ...

 

Sebanyak 32 tim akan berkompetisi dalam Piala Dunia FIFA 2014, dengan satu tempat dialokasikan untuk tuan rumah, Brasil. Dalam proses kualifikasi Piala Dunia FIFA 2014, dari 207 bangsa dari enam konfederasi FIFA mendapat pembagian jatah untuk 31 tempat tersisa. Juara bertahan, Spanyol tidak lolos otomatis. Brunei, Bhutan, Guam dan Mauritania dikonfirmasi tidak ikut kualifikasi.[1] Bahamas menarik diri dari kualifikasi pada bulan Agustus 2011. 174 tim masih bersaing untuk 31 tempat kua...

 

Une image 2D du tas de sable de Bak-Tang-Wiesenfeld, le modèle original de la criticité auto-organisée. La criticité auto-organisée est une propriété des systèmes dynamiques qui ont un point critique comme attracteur. Leur comportement macroscopique présente alors l'invariance d'échelle spatiale ou temporelle d'un point critique d'une transition de phase, mais sans la nécessité de calibrer les paramètres de contrôle sur une valeur précise, car le système se calibre lui-même e...

Indonesian traditional cake Kue bingkaA plate of kue bingkaTypeCake, kueCourseDinner and dessert (on breakfast and iftar)Place of originBruneiRegion or stateBandar Seri BegawanVariationsVariousSimilar dishesBika ambon, Bibingka, Wingko Kue bingka (Jawi: بيڠك) is an Indonesian traditional cake (kue basah) that is one of the typical traditional Banjar kue mostly associated with South Kalimantan province, Indonesia. Kue bingka also found in Malay cuisine. It has very sweet, fat and soft text...

 

German physicist This article has multiple issues. Please help improve it or discuss these issues on the talk page. (Learn how and when to remove these template messages) This article's use of external links may not follow Wikipedia's policies or guidelines. Please improve this article by removing excessive or inappropriate external links, and converting useful links where appropriate into footnote references. (April 2019) (Learn how and when to remove this message) This biographical article ...

 

Book of Proverbs, chapter 30 Proverbs 30← chapter 29chapter 31 →The whole Book of Proverbs in the Leningrad Codex (1008 C.E.) from an old fascimile edition.BookBook of ProverbsCategoryKetuvimChristian Bible partOld TestamentOrder in the Christian part21 Proverbs 30 is the 30th chapter of the Book of Proverbs in the Hebrew Bible or the Old Testament of the Christian Bible.[1][2] The book is a compilation of several wisdom literature collections: the heading in Pro...

Museum in Volodymyr-Volynsky, Ukraine Volodymyr-Volynsky Historical MuseumВолодимирський історичний музейEstablished1887 (1887)LocationIvana Franka St 6, Volodymyr-Volynskyi, UkraineCoordinates50°50′52.5″N 24°19′07.2″E / 50.847917°N 24.318667°E / 50.847917; 24.318667Collection size18,000 exhibitsDirectorVladimir StemkovskyWebsitevolodymyrmuseum.com The Volodymyr-Volynskyi Historical Museum was founded in 1887 in Volodymyr-V...

 

Pour les articles homonymes, voir Whitehall (homonymie). Palais de WhitehallPrésentationType PalaisFondation 1530Style Architecture gothiqueArchitecte Inigo JonesÉtat de conservation démoli ou détruit (d)LocalisationLocalisation cité de Westminster, Grand Londres, Angleterre Royaume-UniCoordonnées 51° 30′ 16″ N, 0° 07′ 32″ Omodifier - modifier le code - modifier Wikidata Le palais de Whitehall est la principale résidence des souverains angl...

 

Duke of Brittany from 1196 to 1203 Arthur IArthur of Brittany as portrayed in agenealogical roll in the British LibraryDuke of BrittanyReign1196–1203PredecessorConstanceSuccessorAlixCo-rulerConstance (1196–1201)Count of AnjouReign1199–1203PredecessorRichard I of EnglandSuccessorJohn TristanBorn29 March 1187Nantes, BrittanyDiedpresumed c. 1203 (aged 15–16)HousePlantagenetFatherGeoffrey II, Duke of BrittanyMotherConstance, Duchess of Brittany Arthur I (Breton: Arzhur 1añ[a]; Fr...

American actress (born 1968) Gillian AndersonOBEAnderson in 2017BornGillian Leigh Anderson (1968-08-09) August 9, 1968 (age 55)Chicago, Illinois, U.S.EducationDePaul University (BFA)Occupations Actress writer activist Years active1983–presentSpouses Clyde Klotz ​ ​(m. 1994; div. 1997)​ Julian Ozanne ​ ​(m. 2004; div. 2007)​[1]Partners Mark Griffiths (2006–2012) Peter Morgan (2...

 

Парусный спорт на летних Олимпийских играх 2008 RS:X мужчины женщины 470 мужчины женщины Лазер мужчины Лазер Радиал женщины Звёздный мужчины Инглинг женщины Финн открытый класс 49er открытый класс Торнадо открытый класс Соревнования по парусному спорту в классе «470» среди же�...

 

В Википедии есть статьи о других людях с такой фамилией, см. Сикорский. Анатолий Сергеевич Сикорский Рождение 15 июля 1956(1956-07-15) (67 лет)Корчовка Партия Либерально-демократическая партия России  Медиафайлы на Викискладе Анатолий Сергеевич Сикорский (род. 15 июля 1956, Корчов�...

Francesco I di BretagnaDuca di BretagnaStemma In carica29 agosto 1442 –17 luglio 1450 PredecessoreGiovanni VI SuccessorePietro II Altri titoliConte titolare di RichmondConte di MontfortPari di Francia NascitaVannes, 14 maggio 1414 MorteNantes, 17 luglio 1450 (36 anni) Luogo di sepolturaAbbazia di Saint-Sauveur, Redon DinastiaCasa di Dreux PadreGiovanni VI MadreGiovanna di Francia ConiugiIolanda d'AngiòIsabella di Scozia FigliRenato, di primo lettoMargherita eMaria, di secon...

 

جامعة فلندرز   الشعار (بالإنجليزية: Fearless)‏[1]  معلومات التأسيس 1966 النوع عامة الميزانية 516790000 دولار أسترالي[2]  الموقع الجغرافي إحداثيات 35°01′15″S 138°34′23″E / 35.0208°S 138.573°E / -35.0208; 138.573   المدينة اديلايد الرمز البريدي 5001  البلد أستراليا سميت باسم م...

 

T. Cooke & SonsIndustryInstrument makingFounderThomas CookeFatemerged with Troughton & Simms in 1922SuccessorCooke, Troughton & SimmsHeadquartersYork, UKArea servedWorldwideKey people Dennis TaylorProductsOptical lenses and instrumentsNumber of employees5 (1851) T. Cooke & Sons was an English instrument-making firm, headquartered in York. It was founded by Thomas Cooke by 1837.[1] History The Fry 8-inch-aperture refracting telescope, manufactured by Thomas Cooke ...

Tomas DanilevičiusDanilevičius nel 2018Nazionalità Lituania Altezza191 cm Peso85 kg Calcio RuoloAttaccante Termine carriera30 giugno 2014 - giocatore CarrieraGiovanili 1994-1995 Atlantas Squadre di club1 1995-1996 Atlantas1 (0)1996-1997 Club Bruges7 (1)1998 Dinamo Mosca13 (5)1999-2000 Losanna7 (4)2000-2001 Arsenal2 (0)2001→  Dunfermline3 (0)2001-2002 Beveren29 (12)2002-2005 Livorno60 (7)2005-2006→  Avellino38 (17)[1]2006-20...

 

Antonio Di GaudioNazionalità Italia Altezza169 cm Peso63 kg Calcio RuoloCentrocampista, ala Squadra svincolato CarrieraGiovanili 2003-2005 Palermo2005-2007 US Palermo Squadre di club1 2007-2010 Virtus Castelfranco95 (21)2010-2017 Carpi191 (22)[1]2017-2019 Parma48 (5)2019-2020 Verona14 (1)[2]2020→  Spezia8 (1)[3]2020-2021 Verona0 (0)2021 Chievo15 (1)2021-2023 Avellino36 (5)[4] 1 I due numeri indicano le presen...