Tứ niệm xứ

Bản chuyển ngữ của
Tứ niệm xứ
Tiếng Phạnस्मृत्युपस्थान (smṛtyupasthāna)
Tiếng Paliसतिपट्ठान (satipaṭṭhāna)
Tiếng Trung Quốc念處
Tiếng Nhật念処 (nenjo)
Tiếng Khmerសតិបដ្ឋាន
(Satepadthan)
Thuật ngữ Phật Giáo

Tứ Niệm Xứ (Pali; Skt: smṛtyupasthāna) là một thuật ngữ Phật giáo quan trọng, có nghĩa là sự thiết lập, xây dựng chánh niệm tỉnh giác hay chánh niệm hiện tiền, hoặc cũng có thể hiểu là các nền tảng của chánh niệm. Phương pháp này nhằm giúp cho hành giả đạt đến sự giác ngộ viên mãn và tâm tỉnh thức. Trong truyền thống Phật giáo, đặc biệt là trong Phật giáo Nguyên Thủy (Thevarada), việc thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng: Thân (sa, pi. kāya) hay còn hiểu là cơ thể, Thọ (sa, pi. vedanā) hay còn hiểu là cảm giác, Tâm (sa, pi. citta) và Pháp (sa, pi, sadhammās) tức là các nguyên tắc hay phạm trù chính trong giáo lý của Đức Phật; mà được cho là giúp loại bỏ năm triền cái và phát triển Thất Giác Chi.

Có lẽ, kinh Tứ Niệm Xứ (Đại Niệm Xứ, Satipatthana) là văn bản về thực hành Thiền có ảnh hưởng nhất trong Phật giáo Thevarada hiện đại, và các phong trào Thiền Vipassana cũng dựa trên cơ sở lời dạy trong kinh điển này. Giáo lý về Tứ Niệm Xứ có thể tìm thấy ở trong tất cả các truyền thống Phật giáo, tuy nhiên Phật giáo Thevarada hiện đại và phong trào Thiền vipassanā được biết đến rộng rãi qua việc thúc đẩy việc thực hành Tứ Niệm Xứ để phát triển Chính niệm tỉnh giác mà thông qua đó hành giả sẽ đạt được cái nhìn sâu sắc về vô thường và chứng được Sơ quả trong Tứ Thánh Quả .

Đây là một trong những phương pháp tu tập quan trọng mà Đức Phật đã nhấn mạnh, được thể hiện rất rõ qua Kinh Trường Bộ, Kinh Trung BộKinh Tương Ưng Bộ.[1]

Phương pháp

Phương pháp quán chiếu này được nói rõ trong Kinh Đại Niệm Xứ (pi. Mahāsatipaṭṭhāna-sutta)[2][3] và Đức Phật từng nói rằng, pháp này có thể đưa đến Niết-bàn.[4]

Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Đó là Bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời.

— Đức Phật, từ kinh Trường Bộ: Kinh số 22: Kinh Đại Niệm Xứ[5]

Ngày nay tại phương Tây, phép quán bốn niệm xứ được phổ biến rộng, trong đó hành giả ngồi (Toạ thiền) hay áp dụng phép quán này trong các hoạt động hàng ngày.[1][6]

  • Quán Thân bao gồm sự tỉnh giác trong hơi thở, thở ra, thở vào [6](pi. ānāpānasati), cũng như tỉnh giác trong bốn dạng cơ bản của thân (đi, đứng, nằm, ngồi). Tỉnh giác trong mọi hoạt động của thân thể, quán sát 32 phần thân thể, quán sát yếu tố tạo thành thân cũng như quán tử thi.
  • Quán Thọ là nhận biết rõ những cảm giác, cảm xúc dấy lên trong tâm, biết chúng là dễ chịu (lạc thọ), khó chịu (khổ thọ) hay trung tính (bất khổ bất lạc thọ), nhận biết chúng là thế gian hay xuất thế, biết tính vô thường của chúng.
  • Quán Tâm là chú ý đến các tâm pháp (ý nghĩ) đang hiện hành, biết nó là tham hay vô tham, sân hay vô sân, si hay vô si (Tâm sở), biết rõ tâm đang thâu nhiếp hay tán loạn, tâm quảng đại hay không quảng đại, tâm hữu hạn hay không hữu hạn, tâm vô thượng hay không vô thượng, tâm định hay không định, tâm giải thoát hay không giải thoát.
  • Quán Pháp là biết rõ mọi pháp đều phụ thuộc lẫn nhau, đều Vô ngã, biết rõ Năm Triền Cái có hiện hành hay không, biết rõ con người chỉ là Ngũ uẩn đang hoạt động, biết rõ gốc hiện hành của các pháp và hiểu rõ Tứ diệu đế.

Trong Đại thừa, các phép niệm xứ được hiểu là quán thân, thụ, tâm, pháp; bốn thứ đều là dạng của tính Không.

Một số trích đoạn từ kinh điển hệ Pali

Dưới đây là một vài bản trích dẫn từ nhiều Kinh khác nhau trong Kinh tạng hệ Pali, điển hình là Kinh Trung Bộ và Kinh Tương Ưng Bộ.

  • Trích từ Kinh Tương Ưng Bộ, Tập V - Thiên Đại Phẩm, [47] Chương 3: Tương Ưng Niệm Xứ (a) [4]

I. Phẩm Ambapàli

1) Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại rừng Ambapàli.

2) Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". "Bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

3) -- Có con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài hữu tình được thanh tịnh, vượt qua được sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Tức là bốn niệm xứ. Thế nào là bốn?

4) -- Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời... trú, quán thọ trên các cảm thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm... trú, quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác... trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.

5) Có con đường độc nhất này, này các Tỷ-kheo, khiến cho các loài hữu tình được thanh tịnh, vượt qua được sầu bi, chấm dứt khổ ưu, chứng đạt chánh lý, chứng ngộ Niết-bàn. Con đường ấy tức là bốn niệm xứ.

6) Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn nói.

  • Trích từ Kinh Trung Bộ, Tập I- Kinh số 10 - Kinh Niệm Xứ (a) [2]

(Quán thọ)

Này các Tỷ-kheo, như thế nào là Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ?

Này các Tỷ-kheo, ở đây Tỷ-kheo

khi cảm giác lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ"; khi cảm giác khổ thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ"; khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ".

Hay khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất".

Hay khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất".

Hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ thuộc vật chất"; hay khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất, tuệ tri: "Tôi cảm giác bất khổ bất lạc thọ không thuộc vật chất".

Như vậy, vị ấy sống quán thọ trên các nội thọ; hay sống quán thọ trên các ngoại thọ; hay sống quán thọ trên các nội thọ, ngoại thọ. Hay vị ấy sống quán tánh sanh khởi trên các thọ, hay sống quán tánh diệt tận trên các thọ; hay sống quán tánh sanh diệt trên các thọ. "Có thọ đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ-kheo, như vậy Tỷ-kheo sống quán thọ trên các thọ.

Tóm tắt về các pháp được quán trong Tứ Niệm Xứ

Dưới đây là các bảng tóm tắt về tất cả các hiện tượng và cách tuệ tri theo từng hiện tượng được ghi chép trong kinh điển Pali và được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Tiếng Việt.

  • Trích từ trong Kinh Trường Bộ: Tập II- Kinh số 22 - Kinh Đại Niệm Xứ.[5]
  • Trích từ trong Maha-satipatthana Sutta: The Great Frames of Reference bởi Tỷ-Kheo Thanissaro bản Tiếng Anh.[3]
1. Quán thân
Hiện tượng Tuệ tri (biết rằng)
1. Thở vô dài Biết thở vô dài (không có tôi)
2. Thở ra dài Biết thở ra dài (không có cái tôi)
3. Thở vô ngắn Biết thở vô ngắn (không có cái tôi)
4. Thở ra ngắn Biết thở ra ngắn (không có cái tôi)
5. "Cảm giác toàn thân, sẽ thở vô" - vị ấy tập
6. "Cảm giác toàn thân, sẽ thở ra" - vị ấy tập
7. "An tịnh thân hành, sẽ thở vô" - vị ấy tập
8. "An tịnh thân hành, sẽ thở ra" - vị ấy tập
9. Đi Biết đi (chú ý không có cái tôi)
10. Đứng Biết đứng (chú ý không có cái tôi)
11. Ngồi Biết ngồi (chú ý không có cái tôi)
12. Nằm Biết nằm (chú ý không có cái tôi)
13. Khi bước tới, bước lui, biết rõ việc mình đang làm
14. Khi ngó tới, ngó lui, biết rõ việc mình đang làm
15. Khi co tay khi duỗi tay biết rõ việc mình đang làm
16. Khi mang áo Sanghàti (Tăng-già-lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm
17. Khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm
18. Khi đi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm
19. Quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu
20. Quán sát thân này về vị trí các giới và sự sắp đặt các giới (giới ở đây nghĩa là các tính chất/ các yếu tố) Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại. (Địa đại: tính chất của đất; Thủy đại: tính chất của nước; Hỏa đại: tính chất của lửa; Phong đại: tính chất của gió.)
21. Như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy
22. Như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn; hay bị các loài chó ăn; hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy
23. Như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa;
  • với các xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cốt lại;
  • với các xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại;
  • với các xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại;
  • chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia: ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu,...
Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy
24. Như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi tánh chất ấy
2. Quán thọ
Hiện tượng Tuệ tri (biết rằng)
1. Khi cảm giác lạc thọ (dễ chịu) Tôi cảm giác lạc thọ
2. Khi cảm giác khổ thọ (khó chịu) Tôi cảm giác khổ thọ
3. Khi cảm giác bất khổ, bất lạc thọ (trung tính) Tôi cảm giác bất khổ - bất lạc thọ
4. Khi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất Tôi cảm giác lạc thọ thuộc vật chất
5. Khi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất Tôi cảm giác lạc thọ không thuộc vật chất
6. Khi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất Tôi cảm giác khổ thọ thuộc vật chất
7. Khi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất Tôi cảm giác khổ thọ không thuộc vật chất
8. Khi cảm giác bất khổ, bất lạc thọ thuộc vật chất Tôi cảm giác bất khổ, bất lạc thọ thuộc vật chất
9. Khi cảm giác bất khổ, bất lạc thọ không thuộc vật chất Tôi cảm giác bất khổ, bất lạc thọ không thuộc vật chất
3. Quán tâm
Hiện tượng Tuệ tri (biết rằng)
1. Với tâm có tham Tâm có tham
2. Với tâm không tham Tâm không tham
3. Với tâm có sân Tâm có sân
4. Với tâm không sân Tâm không sân
5. Với tâm có si Tâm có si
6. Với tâm không si Tâm không si
7. Với tâm thâu nhiếp Tâm được thâu nhiếp
8. Với tâm tán loạn Tâm bị tán loạn
9. Với tâm quảng đại Tâm được quảng đại
10. Với tâm không quảng đại Tâm không được quảng đại
11. Với tâm hữu hạn Tâm hữu hạn
12. Với tâm vô thượng Tâm vô thượng
13. Với tâm có định Tâm có định
14. Với tâm không định Tâm không định
15. Với tâm giải thoát Tâm có giải thoát
16. Với tâm không giải thoát Tâm không giải thoát
4. Quán pháp
Quán pháp đối với Hiện tượng Tuệ tri (biết rằng)
1. Năm triền cái Tham dục (tính dục và tình yêu nam nữ) 1. Nội tâm có tham dục Nội tâm tôi có tham dục
2. Nội tâm không có tham dục Nội tâm tôi không có tham dục
3. Với tham dục chưa sanh nay sanh khởi - vị ấy tuệ tri như vậy
4. Với tham dục đã sanh nay được đoạn diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
5. Với tham dục đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa - vị ấy tuệ tri như vậy
Sân hận (giận dữ, hận thù) 1. Nội tâm có sân hận Nội tâm tôi có sân hận
2. Nội tâm không có sân hận Nội tâm tôi không có sân hận
3. Với sân hận chưa sanh, nay sanh khởi - vị ấy tuệ tri như vậy
4. Với sân hận đã sanh, nay được đoạn diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
5. Với sân hận đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa - vị ấy tuệ tri như vậy
Hôn trầm (bần thần, mệt mỏi)

Thụy miên (buồn ngủ, ngủ gật)

1. Nội tâm có hôn trầm, thụy miên Nội tâm tôi có hôn trầm, thụy miên
2. Nội tâm không có hôn trầm, thụy miên Nội tâm tôi không có hôn trầm, thụy miên
3. Với hôn trầm, thụy miên chưa sanh, nay sanh khởi - vị ấy tuệ tri như vậy
4. Với hôn trầm, thụy miên đã sanh, nay được đoạn diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
5. Với hôn trầm, thụy miên đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa - vị ấy tuệ tri như vậy
Trạo hối - từ ghép của 2 từ:
  • Trạo cử (lăn xăn, dao động của thân)
  • Hối hận (nuối tiếc, dao động của tâm)
1. Nội tâm có trạo hối Nội tâm tôi có trạo hối
2. Nội tâm không có trạo hối Nội tâm tôi không có trạo hối
3. Với trạo hối chưa sanh, nay sanh khởi - vị ấy tuệ tri như vậy
4. Với trạo hối đã sanh, nay được đoạn diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
5. Với trạo hối đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa - vị ấy tuệ tri như vậy
Hoài nghi (do dự, thiếu dứt khoát, chần chừ) 1. Nội tâm có nghi Nội tâm tôi có nghi
2. Nội tâm không có nghi Nội tâm không có nghi
3. Với nghi chưa sanh, nay sanh khởi - vị ấy tuệ tri như vậy
4. Với nghi đã sanh, nay được đoạn diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
5. Với nghi đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa - vị ấy tuệ tri như vậy
2. Năm thủ uẩn 1. Đây là sắc, đây là sắc sanh, đây là sắc diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
2. Đây là thọ, đây là thọ sanh, đây là thọ diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
3. Đây là tưởng, đây là tưởng sanh, đây là tưởng diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
4. Đây là hành, đây là hành sanh, đây là hành diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
5. Đây là thức, đây là thức sanh, đây là thức diệt - vị ấy tuệ tri như vậy
3. Sáu nội ngoại xứ 1. Tuệ tri con mắt và tuệ tri các sắc, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi - vị ấy tuệ tri như vậy

2. Tuệ tri tai và tuệ tri các tiếng, ....

3. Tuệ tri mũi và tuệ tri các hương, ...

4. Tuệ tri lưỡi và tuệ tri các vị, ...

5. Tuệ tri thân và tuệ tri các xúc, ...

6. Tuệ tri ý và tuệ tri các pháp, do duyên hai pháp này, kiết sử sanh khởi - vị ấy tuệ tri như vậy

  • với kiết sử chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy;
  • và với kiết sử đã sanh nay được đoạn diệt, vị ấy tuệ tri như vậy;
  • và với kiết sử đã được đoạn diệt, tương lai không sanh khởi nữa, vị ấy tuệ tri như vậy
4. Bảy Giác chi Niệm Giác chi 1. Nội tâm có Niệm Giác chi Nội tâm tôi có Niệm Giác chi
2. Nội tâm không có Niệm Giác chi Nội tâm tôi không có Niệm Giác chi
3. Với Niệm Giác chi chưa sanh nay sanh khởi, vị ấy tuệ tri như vậy
4. Với Niệm Giác chi đã sanh, nay được tu tập viên thành, vị ấy tuệ tri như vậy
Trạch pháp Giác chi (tương tự như Niệm Giác chi)
Tinh tấn Giác chi
Hỷ Giác chi
Khinh an Giác chi
Định Giác chi
Xả Giác chi
5. Bốn sự thật 1. Như thật tuệ tri: "Đây là khổ"
2. Như thật tuệ tri: "Đây là khổ tập"
3. Như thật tuệ tri: "Đây là khổ diệt"
4. Như thật tuệ tri: "Đây là con đường đưa đến khổ diệt"

Nguồn tham khảo

  1. ^ a b Thiền Tứ Niệm Xứ, Thích Trí Siêu,[3] Tứ Niệm Xứ và Bát Nhã Tâm Kinh, [4] Tứ Niệm Xứ và Thiền Tông http://www.daophatngaynay.com/vn/phap-mon/thien-dinh/nguyen-thuy/10815-Thien-Tu-Niem-Xu.html
  2. ^ a b Trích từ Kinh Trung Bộ, Tập I- Kinh số 10 - Kinh Niệm Xứ (a) https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung10.htm
  3. ^ a b Maha-satipatthana Sutta: The Great Frames of Reference bởi Tỷ-Kheo Thanissaro bản Tiếng Anh. https://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.22.0.than.html
  4. ^ a b Trích từ Kinh Tương Ưng Bộ, Tập V - Thiên Đại Phẩm, [47] Chương 3: Tương Ưng Niệm Xứ (a) https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-47a.htm
  5. ^ a b Trích từ trong Kinh Trường Bộ: Tập II- Kinh số 22 - Kinh Đại Niệm Xứ https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong22.htm
  6. ^ a b Tứ niệm xứ - con đường giác ngộ theo kinh điển Nikaya, Phần Nghiên Cứu của Thích Nữ Trí Liên https://phatgiao.org.vn/tu-niem-xu--con-duong-giac-ngo-theo-kinh-dien-nikaya-d34833.html

Đọc thêm

Liên kết ngoài

  • Kinh điển Pali bản dịch Việt [1]
  • Hướng dẫn đọc kinh điển Pali [2]
Bảng các chữ viết tắt
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán

Read other articles:

Questa voce o sezione sull'argomento edizioni di competizioni calcistiche non cita le fonti necessarie o quelle presenti sono insufficienti. Puoi migliorare questa voce aggiungendo citazioni da fonti attendibili secondo le linee guida sull'uso delle fonti. Segui i suggerimenti del progetto di riferimento. Serie C2 1992-1993 Competizione Serie C2 Sport Calcio Edizione 15ª Organizzatore Lega Professionisti Serie C Date dal 13 settembre 1992al 26 giugno 1993 Luogo Italia Partecipa...

 

Gulnoza MatniyazovaInformasi pribadiLahir10 Agustus 1994 (umur 29)Pichokchi, UzbekistanPekerjaanJudoka OlahragaNegaraUzbekistanOlahragaJudo Rekam medali Judo putri Mewakili  Uzbekistan Kejuaraan Dunia 2021 Budapest Tim campuran Pesta Olahraga Asia 2018 Jakarta –70 kg Kejuaraan Judo Asia 2021 Bishkek –70 kg 2015 Kuwait City –70 kg 2019 Fujairah –70 kg 2013 Bangkok –70 kg 2016 Tashkent –70 kg IJF Grand Slam 2021 Tashkent –70 kg 2021 Tblisi –70 kg IJF Grand Pr...

 

Estimation des taux d'inflation dans le monde en 2019.Source : Fonds monétaire international, World Economic Outlook, 2019. Pays par taux d'inflation en 2011. Source : The World Factbook. < 0 % 0 - 2 % 2 - 5 % 5 - 10 % 10 - 15 % 15 - 25 % > 25 % Pas d'informations (Somalie et Corée du Nord) Cet article est une liste des États souverains classés en fonction de leur taux d'inflation, incluant les entités listées dans les normes ISO 3166-1...

2020年夏季奥林匹克运动会波兰代表團波兰国旗IOC編碼POLNOC波蘭奧林匹克委員會網站olimpijski.pl(英文)(波兰文)2020年夏季奥林匹克运动会(東京)2021年7月23日至8月8日(受2019冠状病毒病疫情影响推迟,但仍保留原定名称)運動員206參賽項目24个大项旗手开幕式:帕维尔·科热尼奥夫斯基(游泳)和马娅·沃什乔夫斯卡(自行车)[1]闭幕式:卡罗利娜·纳亚(皮划艇)&#...

 

Scenic viewing point in New Zealand Te Kopikopiko o te WakaArtistFayne Robinson, Brent BrownleeYear2022LocationGillespies Beach Road, Fox Glacier, New ZealandCoordinates43°27′06″S 169°54′54″E / 43.4516°S 169.9151°E / -43.4516; 169.9151 Te Kopikopiko o te Waka, also known as Peak View Lookout or Fox Glacier View Point, is a scenic viewing point and cultural heritage site located nine kilometres (5.6 mi) to the west of the Fox Glacier township in the Sou...

 

South American membranophone You can help expand this article with text translated from the corresponding article in Spanish. Click [show] for important translation instructions. Machine translation, like DeepL or Google Translate, is a useful starting point for translations, but translators must revise errors as necessary and confirm that the translation is accurate, rather than simply copy-pasting machine-translated text into the English Wikipedia. Consider adding a topic to this template: ...

Albuquerque City CouncilTypeTypeCity council LeadershipMayorTim Keller, (D) since 2017 PresidentIsaac Benton, (D) since January 2022 Vice PresidentDan Lewis, (R) since January 2022 StructureSeats9 voting membersPolitical groupsMajority   Democratic (5) Minority   Republican (4) Meeting placeVincent E. Griego Chambers – City hallWebsiteAlbuquerque City Government – City Council 35°5′15.5″N 106°39′5.7″W / 35.087639°N 106.6...

 

جيمس هنري برستد James Henry Breasted جيمس برستد في شيكاغو، 1928. معلومات شخصية الميلاد 27 أغسطس، 1865روكفورد الوفاة 2 ديسمبر 1935 (70 سنة)مدينة نيويورك سبب الوفاة ذات الرئة  الجنسية الولايات المتحدة عضو في الأكاديمية الوطنية للعلوم،  والأكاديمية البروسية للعلوم،  والأكاديمية الباف...

 

هذه المقالة تحتاج للمزيد من الوصلات للمقالات الأخرى للمساعدة في ترابط مقالات الموسوعة. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة وصلات إلى المقالات المتعلقة بها الموجودة في النص الحالي. (يونيو 2013) هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة �...

Darol FromanDr. Darol K. Froman, Technical Associate Director, Los Alamos Scientific Laboratory in 1953Born(1906-10-23)October 23, 1906Harrington, WashingtonDiedSeptember 11, 1997(1997-09-11) (aged 90)Santa Fe, New MexicoCitizenshipAmericanAlma materUniversity of Alberta (B.Sc. 1926, M.Sc. 1927) University of Chicago (Ph.D. 1930)Known forDeputy Director of Los Alamos LaboratoryAwardsa wide range of patents for electrical components and batteriesScientific careerFieldsNuclear p...

 

Men's singlesat the XX Olympic Winter GamesPictogram for lugeVenueCesana PariolDatesFebruary 11 – 12Competitors36 from 19 nationsMedalists Armin Zöggeler  Italy Albert Demtschenko  Russia Mārtiņš Rubenis  Latvia← 20022010 → Luge at the2006 Winter OlympicsSinglesmenwomenDoublesopenvte The men's luge at the 2006 Winter Olympics began on February 11, and was completed on February 12 at Cesana Pariol. Results The men's singles luge event was r...

 

Fictional character in To Kill a Mockingbird Fictional character Atticus FinchGregory Peck as Finch in the 1962 film adaptationFirst appearanceTo Kill a Mockingbird (1960)Last appearanceGo Set a Watchman (2015)Created byHarper LeePortrayed byGregory Peck (1962)Jeff Daniels (2018–19, 2021)Ed Harris (2019–20)Greg Kinnear (2020)Rhys Ifans (2020)Richard Thomas (2020)In-universe informationGenderMaleOccupationLawyer, Member of the Alabama LegislatureFamilyJohn Hale Jack Finch (brother)Alexandr...

ليمين ماركوبولو (باليونانية: Λιμήν Μαρκοπούλου)‏[1]    تقسيم إداري البلد اليونان  [2] خصائص جغرافية إحداثيات 37°53′04″N 24°00′45″E / 37.88444444°N 24.0125°E / 37.88444444; 24.0125   الارتفاع 5 متر  السكان التعداد السكاني 5148 (resident population of Greece) (2001)2244 (resident population of Greece) (19...

 

هذه المقالة تحتاج للمزيد من الوصلات للمقالات الأخرى للمساعدة في ترابط مقالات الموسوعة. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة وصلات إلى المقالات المتعلقة بها الموجودة في النص الحالي. (أغسطس 2023) هذه المقالة يتيمة إذ تصل إليها مقالات أخرى قليلة جدًا. فضلًا، ساعد بإضافة وصلة �...

 

يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (يوليو 2017) ألفية: قرن: قائمة العقود: خطأ في التعبير: علامة ترقيم لم نتعرف عليها «{». خطأ في التعبير: علامة ترقيم لم نتعر�...

American actress (1922–2015) Coleen GrayBornDoris Jensen(1922-10-23)October 23, 1922Staplehurst, Nebraska, U.S.DiedAugust 3, 2015(2015-08-03) (aged 92)Los Angeles, California, U.S.OccupationActressYears active1944–1986Political partyRepublicanSpouses Rod Amateau ​ ​(m. 1945; div. 1949)​ William Bidlack ​ ​(m. 1953; died 1978)​ Joseph Fritz Zeiser ​ ​(m. 1979&#...

 

شعب العلس (محلة) تقسيم إداري البلد  اليمن المحافظة محافظة إب المديرية مديرية إب العزلة عزلة بلادشار القرية قرية الجرنين السكان التعداد السكاني 2004 السكان 72   • الذكور 40   • الإناث 32   • عدد الأسر 11   • عدد المساكن 10 معلومات أخرى التوقيت توقيت اليمن (+3 غرينيتش) تعد...

 

オーストラリアのメルボルンで店頭に並ぶカンガルー肉。 カンガルー肉(カンガルーにく)は、カンガルーからとれる食肉。オーストラリアで野生のカンガルーを捕獲して生産され、同国内で消費されるほか多くの国に輸出されている。 生産 カンガルー肉は、すべて野生のカンガルーを捕獲して生産されている[1][2]。古くはアボリジニの食糧として捕獲さ�...

15760 ألبيون  صورة بالتعريض الطويل للكويكب ألبيون (المحاط بالدائرة) ملتقطة من قبل المرصد الأوروبي الجنوبي في سبتمبر 1992. الاكتشاف المكتشف ديفيد جويتجين لوو موقع الاكتشاف مرصد مونا كيا تاريخ الاكتشاف 30 أغسطس 1992 التسميات تسمية الكوكب الصغير (15760) Albion الأسماء البديلة 1992 QB1 فئة�...

 

この項目では、政治家について記述しています。プロ野球選手の同名の人物については「尾崎行雄 (野球)」をご覧ください。 出典は列挙するだけでなく、脚注などを用いてどの記述の情報源であるかを明記してください。 記事の信頼性向上にご協力をお願いいたします。(2015年8月) 日本の政治家尾崎 行雄おざき ゆきお 大礼服に勲一等旭日大綬章を着用した尾崎行�...