Tổng thống Liban

Tổng thống
nước Cộng hòa Liban
رئيس الجمهورية اللبنانية
Président de la République Libanaise
Phù hiệu Tổng thống
'Đương nhiệm
Najib Mikati
(Quyền tổng thống)'

từ 31 tháng 10 năm 2022
Dinh thựDinh Baabda
Bổ nhiệm bởiQuốc hội Liban
Nhiệm kỳ6 năm
Người đầu tiên nhậm chứcBechara El Khoury
22 tháng 11 năm 1943
Thành lậpHiến pháp Liban
23 tháng 5 năm 1926
Websitepresidency.gov.lb

Tổng thống Liban, tên gọi chính thức là Tổng thống nước Cộng hòa Liban là người đứng đầu nhà nước của Liban. Tổng thống đắc cử được quốc hội bầu có nhiệm kỳ sáu năm. Theo quy ước, tổng thống luôn là một tín đồ Công giáo Maronite. Chức danh Tổng thống Liban chỉ mang tính biểu tượng ở Liban. Tuy nhiên, Tổng thống vẫn có thể ban hành luật pháp được quốc hội thông qua, cùng với Thủ tướng chọn bộ trưởng trong chính phủ và bảo vệ hiến pháp.

Sau khi Tổng thống Cộng hòa Liban Michel Aoun rời chức vụ tổng thống vào năm 2022, chức danh Tổng thống bị bỏ trống, thủ tướng khi đó là Najib Mikati nói rằng ông không đích thân đảm nhận các quyền lực của tổng thống, vì chúng sẽ được giao cho toàn bộ hội đồng bộ trưởng.[1][2]

Lịch sử

Việc tổng thống Michel Suleiman mãn nhiệm vào tháng 5 năm 2014 khiến từ đó cho đến 31 tháng 10 năm 2016, quốc hội đã không thể bầu được tổng thống mới và chức vụ này bị bỏ trống, bất chấp quốc hội đã tổ chức hơn 30 lần bầu và thủ tướng Tammam Salam được giao quyền tổng thống.  Để đáp ứng với sự bế tắc, youmna maksoud đề nghị sửa đổi hiến pháp để tất cả cử tri đều được đi bầu. Theo đề nghị này, người Liban theo đạo Kitô sẽ chọn 2 ứng viên cho cuộc bầu cử rồi tất cả người dân sẽ bầu ra vị tổng thống duy nhất.[3][4] Vào ngày 31 tháng 10 năm 2016, Michel Aoun trở thành tổng thống cuối cùng được quốc hội bầu.[cần dẫn nguồn]

Chức vụ

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Liban

Yêu cầu

Hiến pháp Liban yêu cầu tổng thống là một nghị sĩ của quốc hội (cũng được gọi là Nghị viện), mang quốc tịch Liban và trên 21 tuổi.

Mặc dù không hề quy định trong hiến pháp, tổng thống Liban được yêu cầu là một tín đồ Công giáo Maronite.[5][6] Yêu cầu này được dựa trên một thỏa thuận giữa tổng thống Liban theo Công giáo Maronite Bechara El Khoury và thủ tướng Liban theo Hồi giáo Riad Al Solh vào lúc Liban đang giành độc lập từ Pháp. Hiệp ước này được gọi là Hiệp ước Quốc gia và quy định một tổng thống phải theo Công giáo Maronite, thủ tướng phải theo Hồi giáo Sunni và Chủ tịch nghị viện theo Hồi giáo Shia.

Điều 50 của hiến pháp Liban quy định lời tuyên thệ của tổng thống sau đây:

Quyền hạn

Như mô tả trong hiến pháp, tổng thống là tổng tư lệnh của các Lực lượng Vũ trang Liban và lực lượng an ninh; có thể chỉ định và sa thải thủ tướng và nội các; ban hành luật pháp được quốc hội thông qua; và có thể giải tán Nghị viện. Trong thực tế, Liban là một nước  cộng hòa nghị viện nên chức vụ tổng thống chỉ có thể là biểu tượng.

Các tổng thống làm việc và ăn ở trong suốt nhiệm kỳ 6 năm của mình tại Dinh Baabda nằm ở phía đông nam của Beirut.[7]

Bầu cử

Trước khi nhiệm kỳ cũ kết thúc từ 30 đến 60 ngày, quốc hội sẽ tổ chức bầu tổng thống mới theo hình thức bỏ phiếu kín. Để thắng cử, một ứng cử viên phải giành được tối thiểu số phiếu cần thiết để đánh bại ứng cử viên kia. Một cá nhân không thể tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.

Quy định bầu cử

Hiến pháp không quy định về những vấn đề của việc bầu cử tổng thống. Một nghị sĩ khi vắng mặt cần được thông báo rõ ràng để quốc hội có thể chỉ định số phiếu cần thiết để bầu Tổng thống. Theo quy định, một người muốn thắng cử tổng thống phải chiếm được một nửa số phiếu của các nghị sĩ có trong phiên bầu. Một quy định khác cho rằng để thắng cử, một người phải giành được hai phần ba số phiếu. Điều 49 của hiến pháp đã yêu cầu một ứng cử viên phải giành một phần ba cộng một phiếu trong tổng số phiếu bầu ở vòng một thì mới thắng cử ở vòng hai khi chiếm được một nửa số phiếu bầu.

Xe của tổng thống

Xe của tổng thống là một chiếc W221 Mercedes-Benz S600Guard bọc thép limousine và nó được hộ tống bởi những chiếc SUVs và cả xe bọc thép W140 S600.[8][9][10][11]

Danh sách tổng thống

Tham khảo

 Bài này thuộc phạm vi công cộng tại Liban do lấy từ tài liệu của Thư viện Quốc hội Liban (trang web: [1])

  1. ^ “Mikati: The powers of the presidency will be delegated to the council of ministers”. elnashra. 1 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Houssari, Najia (31 tháng 10 năm 2022). “Mikati's makeshift Lebanese government to assume presidential powers”. Arab News.
  3. ^ “Lebanese MPs fail to elect president for eighth time”. Reuters. ngày 2 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ “Why Lebanon Cannot Pick a President”. stratfor.com. Stratfor. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ Collelo, Thomas (1987). Lebanon: A Country Study. Văn phòng in ấn Chính phủ Hoa Kỳ. ISBN 0160017319.
  6. ^ Harb, Imad. “Lebanon's Confessionalism: Problems and Prospects”. usip.org. Viện Hòa bình Hoa Kỳ. Truy cập 15 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ Mordechai Nisan, Mironites in the Middle East: A History of Struggle and Self-Expression (2d ed.: McFarland, 2002), tr.219.
  8. ^ “بالصورة: هذه هي السيارة التي سينتقل بها الرئيس عون الى بعبدا”. 31 tháng 10 năm 2016. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  9. ^ “بالفيديو.. لحظة وصول الموكب الرئاسي الى ساحة النجمة”. 1 tháng 11 năm 2016. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.
  10. ^ “Supporters of Lebanon's Free Patriotic Movement cheer as the presidential drives past them in Hazmieh, east of Beirut, on ngày 31 tháng 10 năm 2016. Aoun, a former general backed by the powerful Hezbollah m...”. Getty Images. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 149 (trợ giúp)
  11. ^ “Lebanon Debate”. Truy cập 16 tháng 2 năm 2017.