Tòa án cấp cao của Ấn Độ là tòa án phúc thẩm cao nhất ở mỗi bang và lãnh thổ liên bang của Ấn Độ. Tòa án cấp cao xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự, dân sự nếu tòa án cấp dưới không có thẩm quyền xét xử những vụ án đó do thiếu thẩm quyền cụ thể hoặc lãnh thổ. Tòa án cấp cao cũng xét xử sơ thẩm một số vụ việc nhất định nếu được Hiến pháp Ấn Độ, luật bang hoặc luật liên bang quy định.[1]
Tòa án cấp cao chủ yếu xét xử phúc thẩm bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án cấp dưới và xem xét đơn kiến nghị theo Điều 226 và Điều 227 Hiến pháp Ấn Độ. Tòa án cấp cao cũng có thẩm quyền ban hành lệnh, trát.
Mỗi bang được chia thành các khu vực tư pháp, mỗi khu vực tư pháp có một tòa án sơ thẩm. Thẩm phán sơ thẩm là người có thẩm quyền cao nhất dưới thẩm phán tòa án cấp cao. Dưới thẩm phán sơ thẩm là các tòa án dân sự. Điều 141 Hiến pháp Ấn Độ quy định các tòa án, bao gồm cả tòa án cấp cao, đều phải tuân theo án lệ, quyết định và lệnh của Tòa án Tối cao Ấn Độ.
Điều 217 Hiến pháp Ấn Độ quy định thẩm phán tòa án cấp cao do tổng thống bổ nhiệm sau khi thảo luận với chánh án Ấn Độ và thống đốc bang. Tuy nhiên, trên thực tế việc bổ nhiệm thẩm phán do Hội đồng tư pháp gồm chánh án Ấn Độ và bốn thẩm phán thâm niên nhất của Tòa án tối cao quyết định. Chánh án tòa án cấp cao là người đứng đầu tòa án, đứng thứ mười bốn (trong bang của họ) và thứ mười bảy (ngoài bang của họ) theo thứ tự ưu tiên của Ấn Độ. Số lượng thẩm phán của một tòa án cấp cao bằng số lượng trung bình các vụ án được thụ lý trong năm năm qua chia cho số lượng trung bình các vụ án trên cả nước hoặc số lượng trung bình các vụ án được giải quyết mỗi năm của một thẩm phán tại tòa án cấp cao đó, tùy theo con số nào cao hơn.
Tòa án cấp cao Madras là tòa án cấp cao lâu đời nhất của Ấn Độ, được thành lập vào ngày 26 tháng 6 năm 1862. Những tòa án cấp cao giải quyết nhiều vụ án của một khu vực đều có tòa thường trực tại khu vực đó. Tòa án cấp cao cũng thành lập tòa ở những bang thuộc thẩm quyền của tòa án mà nằm ngoài lãnh thổ của tòa án. Tòa lưu động có thể được tòa án cấp cao thành lập tại những bang nhỏ có ít vụ án, là tòa án tạm thời tổ chức xét xử trong một vài tháng trong năm. Do đó, các vụ án xảy ra trong năm sẽ được đưa ra xét xử khi tòa lưu động họp. Theo một nghiên cứu do tổ chức phi chính phủ Daksh thực hiện tại 21 tòa án cấp cao với sự hợp tác của Bộ Pháp luật và Tư pháp vào tháng 3 năm 2015, thời gian giải quyết một vụ án tại tòa án cấp cao trung bình là 3 năm.[2]
Tòa án cấp cao của Ấn Độ khác biệt đáng kể với tòa án bang của những liên bang khác vì Hiến pháp Ấn Độ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động thống nhất của các tòa án cấp cao.[3] Tại những liên bang khác như Hoa Kỳ, tòa án tiểu bang được thành lập theo hiến pháp tiểu bang và có sự khác biệt rất lớn giữa các tiểu bang.[3]
Tòa án cấp cao theo bang và lãnh thổ liên bang
Tòa án cấp cao Calcutta tại Kolkata (thành lập năm 1862), Tòa án cấp cao Bombay tại Mumbai (thành lập năm 1862), Tòa án cấp cao Madras tại Chennai (thành lập năm 1862), Tòa án cấp cao Allahabad tại Allahabad (thành lập năm 1866) và Tòa án cấp cao Bangalore (nay là Tòa án cấp cao Karnataka ) tại Bengaluru (thành lập năm 1884) là năm tòa án cấp cao lâu đời nhất của Ấn Độ. Tòa án cấp cao Andhra và Tòa án cấp cao Telangana là những tòa án cấp cao mới nhất, được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 theo Luật Cải tổ Andhra Pradesh 2014.
^Lahore High Court was established at Lahore on 21 March 1919 and had jurisdiction over undivided Punjab and Delhi. On 11 August 1947 a separate Punjab High Court was created with its seat at Simla under the Indian Independence Act, 1947, which had jurisdiction over Punjab, Delhi and present Himachal Pradesh and Haryana. In 1966 after the reorganisation of the State of Punjab, the High Court was designated as the Punjab and Haryana High Court at Chandigarh. The Delhi High Court was established on 31 October 1966 with its seat at Simla which was later shifted to New Delhi in 1971 after the Himachal Pradesh was granted the statehood with its own High Court at Simla.
^Originally known as the High Court of Assam, Arunachal Pradesh, and Nagaland, it was renamed as Gauhati High Court in 1971.
^Originally, known as the Jammu and Kashmir High Court. But Jammu and Kashmir having been bifurcated into two union territories, since the reorganization of the state, the court was renamed as the High Court of Jammu Kashmir and Ladakh in July 2021.
^Originally known as Mysore High Court, it was renamed as Karnataka High Court in 1974.
^The High Court of Travancore-Cochin was inaugurated at Kochi on 7 July 1949. The state of Kerala was formed by the States Reorganisation Act, 1956. That Act abolished the Travancore-Cochin High Court and created the Kerala High Court. The Act also extended the jurisdiction of the Kerala High Court to Lakshadweep.
^Under the Government of India Act 1935, a High Court was established at Nagpur for the Central Provinces by Letters Patent dated 2 January 1936. After the reorganization of states, this High Court was moved to Jabalpur in 1956.
^Though the State of Orissa was renamed Odisha in March 2011, the Orissa High Court retained its original name. There has been an ongoing discussion on how to legally change the nomenclature of the High Courts to reflect the renaming of states, but so far none has changed.
^Originally known as Punjab High Court, it was renamed as Punjab and Haryana High Court in 1966.