Tín phi

Thanh Nhân Tông Tín Phi
清仁宗信妃
Gia Khánh Đế phi
Thông tin chung
Sinh?
Mất26 tháng 11 năm 1822
Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm của Xương lăng, Thanh Tây lăng
Phối ngẫuThanh Nhân Tông
Gia Khánh Hoàng đế
Tước hiệu[Tín Quý nhân; 信贵人]
[Tín tần; 信嬪]
[Hoàng khảo Tín Phi; 皇考信妃]
Thân phụBổn Chí

Tín phi Lưu Giai thị (chữ Hán: 信妃刘佳氏, ? - 26 tháng 11 năm 1822), là một phi tần của Thanh Nhân Tông Gia Khánh Hoàng đế trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

Tín phi Lưu Giai thị không rõ năm sinh, xuất thân Hán Quân Tương Bạch kỳ, sau đổi thành Mông Cổ Chính Bạch kỳ.

Gia tộc của Lưu Giai thị vốn là những võ tướng nhà Minh, tập tước trong một quân đội tên là Sơn Hải quan, trong đó có ông tổ Lưu Lân Đồ (劉麟图) làm đến chức Phó tướng. Sau khi gia tộc Lưu Giai thị quy phục nhà Thanh, họ được sáp nhập vào Tương Bạch kỳ, vào Kỳ phân Tá lĩnh là Hán Quân, nhậm Phó tướng Nghĩa Châu. Sau Lưu Lân Đồ dần dần lấy quân công mà lập công, được thụ tước [Tam đẳng Nam; 三等男] cho phép truyền đời.

Sau đó hậu duệ của Lưu Lân Đồ đã viết thư cho nhà Thanh tâu rằng tổ tiên của họ thực ra vốn là người Mông Cổ, nhưng họ đã phiên họ của mình thành Lưu thị để làm quan chức cho nhà Minh, bản thân trong dòng họ cũng lấy tên Mông Cổ đặt mà không lấy tên Hán. Nhà Thanh phê chuẩn và họ được đổi thành Mông Cổ Chính Bạch kỳ. Tước vị của Lưu Luân Đồ truyền cho con thứ là Câu Tắc (钩塞), sau truyền cho con của Câu Tắc là Kim Lương (金梁). Nhưng vào thời điểm chuyển cho Kim Lương, tước vị bị giáng xuống làm [Tam đẳng Khinh xa Đô úy; 三等轻车都尉], tiếp tục truyền cho con là Bảo Trụ (保住), rồi Bảo Trụ lại đem truyền cho Đức Xương (德昌) - tổ phụ của bà.

Thân phụ của Lưu Giai thị là Bổn Chí (本志), con trai cả của Đức Xương, dưới nữa có 2 em trai là Bổn Trung (本忠) và Bổn Thứ (本恕). Khi trưởng thành, Bổn Chí tập tước Tam đẳng Khinh xa Đô úy, nhiều lần nhậm chức Tổng binh. Căn cứ chỉ dụ mà Gia Khánh Đế nói vào năm thứ 16 rằng: ["Bổn Chí đã tuổi cũng đã quá lục tuần"; 本智虽年逾六旬], cho thấy Bổn Chí sinh ra cũng khoảng năm thứ 16 triều Càn Long. Xét về mức tuổi này, Lưu Giai thị khả năng cao là con gái nhỏ, có thể là út trong nhà. Triều Gia Khánh, thân phụ Bổn Chí nhiều làm làm Thị lang của Lý Phiên viện, rồi Tướng quân Giang Ninh, đầu năm Đạo Quang thì lên Đô thống rồi mới qua đời. Trong nhà bà còn có một người anh trai tên Thừa Huệ (承惠), kế tước Tam đẳng Khinh xa Đô úy, làm quan đến chức Viên ngoại lang bộ Hình.

Đại Thanh tần phi

Căn cứ kỳ tịch của Lưu Giai thị, bà là Kỳ phân Tá lĩnh, do vậy phải qua Bát Kỳ tuyển tú nhập cung. Nhưng trước mắt tư liệu khiếm khuyết, cũng như tuổi của Lưu Giai thị không rõ, cũng không biết được bà nhập cung khi nào. Có thông tin trên mạng nói bà nhập cung vào năm Gia Khánh thứ 3 (1798), chưa rõ ràng kiểm chứng ra sao. Căn cứ vào việc phong Tần của Lưu Giai thị là năm Gia Khánh thứ 13, mà trong hồ sơ triều Gia Khánh có thông tin vào năm thứ 11 (1806) và thứ 12 (1807) đều có tổ chức Bát Kỳ tuyển tú liên tiếp, do đó bước đầu các chuyên gia Thanh cung đều cho rằng Lưu Giai thị nhập cung là ở 1 trong 2 mốc thời gian này. Vị phân của Lưu Giai thị là Quý nhân, xưng hiệu là Tín (信).

Năm Gia Khánh thứ 13 (1808), ngày 21 tháng 4, nhân Gia Khánh Đế hoan hỉ vì Hoàng trưởng tôn Dịch Vĩ của Miên Ninh do Cách cách Na Lạp thị sinh ra, nên đại phong hậu cung. Quý nhân Lưu Giai thị chiếu tấn Tín tần (信嬪)[1]. Căn cứ Hồng xưng thông dụng của Nội vụ phủ soạn thảo, chữ "Tín" theo Mãn ngữ là 「akdacuka」, có nghĩa là "được tín nhiệm", "đáng tin cậy". Hoàng đế mệnh Lễ bộ Thượng thư Cung A Lạp (恭阿拉), phụ thân của Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Bác Khánh Ngạch (博庆额) làm Phó sứ, hành sắc phong cho Tín tần.

Sách văn rằng:

Về vấn đề Lưu Giai thị thăng Tần, đã khiến các chuyên gia Thanh cung hoài nghi. Vì trong chỉ dụ đại phong, ngoài Lưu Giai thị, lên tước còn có Hàm phi Lưu thị và Cát tần Vương thị, đều có tiếng ân sủng, hơn nữa đều là hậu phi nhập hầu Tiềm để. Trong khi ấy, những vị khác sau khi Gia Khánh Đế lên ngôi vẫn không có tấn phong, kể cả Như tần Nữu Hỗ Lộc thị, nhưng duy nhất Tín tần cùng Hàm phi và Cát tần thụ phong. Có lý giải, như sau:

  • Lưu Giai thị cũng là từ Tiềm để: trong sách văn hậu phi triều Gia Khánh, từ Tiềm để hay sau khi lên ngôi tấn phong, đều không xuất hiện hai chữ đặc thù là ["Tiềm để"] hoặc ["Thanh cung"], do đó xét sách văn rất khó xác định. Mà cho dù là Tiềm để thật, thì Lưu Giai thị mang Kỳ phân Tá lĩnh, hẳn là phải thông qua Bát Kỳ tuyển tú mà trực tiếp làm Trắc Phúc tấn, không thể là Cách cách. Trong khi ấy, hai vị Trắc Phúc tấn từ Tiềm để của Gia Khánh Đế đều xác định rất rõ, là Hiếu Hòa Duệ Hoàng hậu cùng Thứ phi Hoàn Nhan thị.
  • Lưu Giai thị thụ sủng: đây là lời giải thích khả dĩ nhất dành cho trường hợp của bà, cuối cùng có thể cùng Hàm phi và Cát tần đồng tấn phong.

Năm Gia Khánh thứ 25 (1820), tháng 7, Gia Khánh Đế băng hà. Tháng 12, Đạo Quang Đế vừa mới đăng cơ, quyết định tôn phong cho các phi tần tiền triều, trong đó Tín tần Lưu Giai thị được thăng làm phi, xưng gọi Hoàng khảo Tín phi (皇考信妃). Ngày 20 tháng 12 (âm lịch) cùng năm, lấy Lễ bộ Hữu Thị lang Ngô Huyên (吴烜), Nội các Học sĩ Lý Tôn Phương (李宗昉) cùng bê sách ấn, thừa mệnh tấn tôn cho Tín phi. Năm ấy bà 38 tuổi.

Sách văn rằng:

Năm Đạo Quang thứ 2 (1822), ngày 26 tháng 11 (âm lịch), Tín phi Lưu Giai thị hoăng thệ, không rõ bao nhiêu tuổi. Năm thứ 3 (1823), ngày 19 tháng 2 (âm lịch), kim quan của Tín phi đến Thanh Tây lăng, để rồi ngày 26 tháng 2 (âm lịch) chính thức tiến hành lễ nhập táng tại Phi viên tẩm của Xương lăng.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ 《上諭檔》嘉慶十三年四月二十一日內閣奉: 谕内阁。朕仰蒙昊苍鸿祐,列圣慈恩,于本日得皇长孙,云礽兆庆,奕叶延厘。明岁正值朕五旬万寿,寿贶频仍,洵为吉祥喜事,允宜加惠宫闱,用昭福瑞。諴妃著加恩晋封为諴贵妃,吉嫔著加恩晋封为庄妃,信贵人著加恩晋封为信嫔。二阿哥之官女子那拉氏庆育皇孙,著加恩封为侧室福晋,所有册封典礼,著各该衙门照例办理。