Tác dụng giảm cảm giác đau của chửi thề

Nghiên cứu về tác dụng giảm cảm giác đau của chửi thề đã cho thấy việc dùng những lời nói thô tục có thể giúp làm giảm cảm giác đau đớn. Hiện tượng này đặc biệt có ở những người không sử dụng những từ ngữ như vậy một cách thường xuyên.[1]

Tác dụng

Tác dụng này được mô tả là một dạng giảm đau do căng thẳng gây ra, với chửi thề do kích thích đau là một dạng phản ứng cảm xúc.[2][3] Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm cách nào chửi thề mà đạt được các tác dụng vật lý đã được mô tả trong nghiên cứu. Chửi thề để đáp lại nỗi đau có thể kích hoạt amygdala (hạch hạnh nhân), làm kích hoạt phản ứng chiến đấu hay chạy trốn. Điều này sau đó dẫn đến một sự gia tăng adrenaline, một hình thức giảm đau tự nhiên.[4]

Nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Keele đã tiến hành một số thí nghiệm ban đầu vào năm 2009 để kiểm tra các đặc tính giảm đau của việc chửi thề. Richard Stephens, John Atkins và Andrew Kingston đã xuất bản cuốn "Swearing as a Response to Pain" (Tạm dịch: "Chửi thề như một sự đáp lại với nỗi đau" đăng trên tạp chí NeuroReport, khám phá ra rằng một số người có thể giữ tay trong nước đá lâu gấp đôi so hơn bình thường nếu họ thề thay vì sử dụng từ ngữ trung tính.[3] Họ cũng cảm thấy bớt đau đớn hơn.[4] Vì lẻ ấy, Stephens nói "Tôi sẽ khuyên mọi người, nếu họ tự làm tổn thương mình, hãy chửi thề".[4]

Nghiên cứu sâu hơn của Stephens và cộng sự Claudia Umland xuất bản với tiêu đề "Swearing as a Response to Pain – Effect of Daily Swearing Frequency" (Tạm dịch:"Chửi thề như một sự đáp lại với nỗi đau - Ảnh hưởng của tần suất chửi thề hàng ngày") trên tạp chí The Journal of Pain vào ngày 1 tháng 12 năm 2011.[2][5] Nghiên cứu cho thấy những đối tượng chửi thề thường xuyên mỗi ngày không chứng minh được bất kỳ sự cải thiện nào về sức chịu đựng.[2][3] Stephens đưa ra giả thuyết tình cảm gắn bó mà một người phải có một lời thề đã ảnh hưởng đến kết quả. Những người hiếm khi dùng những từ ngữ như vậy đặt một giá trị cảm xúc cao hơn.[4] Ngoài nghiên cứu của họ, nhà tâm lý học Harvard, Steven Pinker đã viết trong cuốn The Stuff of Thought rằng "con người rất khó để chửi một cách công bằng... Chửi thề chắc hẳn đến từ một phản xạ rất nguyên thủy tiến hóa ở động vật."[6][7]

Các thí nghiệm đã được lặp lại trên truyền hình trong các tập của MythBusterFry's Planet Word, cả hai dường như đều xác nhận những khám phá này.[8][9] Nhóm nghiên cứu ban đầu của Stephens, Atkins và Kingston đã được nhận giải Ig Nobel Hòa bình năm 2010 cho nghiên cứu của họ.[10][11]

Năm 2017, các nhà nghiên cứu từ Đại học Massey đã kiểm tra xem liệu chửi thề bằng lời nói có làm giảm nỗi đau tâm lý tương tự hay không. Sử dụng một phương pháp tương tự như nghiên cứu của Stephens và cộng sự, Philipp và Lombardo đã phát hiện ra rằng mọi người đã báo cáo một ký ức đau buồn về mặt cảm xúc và họ bớt đau đớn hơn sau khi chửi thề.[12]

Tham khảo

  1. ^ Stephens, Richard, and Claudia Umland. "Swearing as a response to pain—Effect of daily swearing frequency." The Journal of Pain. Bish 12.12 (2011): 1274-1281.
  2. ^ a b c “Swearing reduces pain – but not if you do it every day”. Keele University. ngày 1 tháng 12 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  3. ^ a b c Smith, Rebecca (ngày 1 tháng 12 năm 2011). “Swearing can beat pain: research”. The Telegraph. Telegraph Media Group Limited. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  4. ^ a b c d Joelving, Frederik (ngày 12 tháng 7 năm 2009). “Why the #$%! Do We Swear? For Pain Relief”. Scientific American. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  5. ^ Abrahams, Marc (ngày 18 tháng 3 năm 2013). “Does swearing make you feel better?”. The Guardian. Guardian News and Media Limited. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  6. ^ “Pain Reduction through Swearing?”. ngày 14 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ Glausiusz, Josie (ngày 18 tháng 3 năm 2013). “Holy @&%*! Author Steven Pinker Thinks We're Hardwired to Curse”. Wired.com. Condé Nast. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  8. ^ “Swearing/Pain”. Discovery Communications, LLC. ngày 11 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  9. ^ “Fry's Planet Word – Uses and Abuses”. BBC. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  10. ^ “Winners of the Ig® Nobel Prize”. Improbable Research. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  11. ^ Geere, Duncan (ngày 1 tháng 10 năm 2010). “2010 Ig Nobel Prize winners announced”. Wired.com. Condé Nast. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013.
  12. ^ Philipp, Michael C.; Lombardo, Laura (2017). “Hurt feelings and four letter words: Swearing alleviates the pain of social distress”. European Journal of Social Psychology (bằng tiếng Anh). 47 (4): 517–523. doi:10.1002/ejsp.2264. ISSN 1099-0992.
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “Telegraph 01-12-11” được định nghĩa trong <references> có tên “” không có nội dung.

Liên kết ngoài