Hoa tuy-líp (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp Tulipe) (danh pháp khoa học: Tulipa), còn được viết là tulip theo tiếng Anh, còn có tên gọi khác là uất kim hương (chữ Hán: 鬱金香), là một chi thực vật có hoa trong họ Liliaceae.[1]
Các loài Tulip vốn có nguồn gốc ở vùng Trung Đông, được đưa vào châu Âu vào thế kỷ XVI, từ Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kì ngày nay) và rất được ưa thích tại Hà Lan lúc bấy giờ và nó cũng chính là nguyên nhân gây ra việc đầu cơ củ tulip khi cầu vượt cung, "Hội chứng hoa tulip" là một thuật ngữkinh tế ra đời sau thời kỳ bong bóng đầu cơ hoa tulip tan vỡ. Hiện nay hoa tulip được trồng ở khắp nơi trên thế giới. Hà Lan nổi tiếng là nước xuất khẩu hoa Tulip và có nhiều phong cảnh cánh đồng hoa tuyệt đẹp.
Có khoảng 150 loài đang phát triển tại Bắc Phi và châu Âu đến Trung Á và Đông Á. Nhiều giống lai được sử dụng làm cây cảnh ở các công viên và các khu vườn cũng như hoa cắt để trang trí.
Mùa hoa nở thường là vào tháng 4 đến tháng 5.
Trồng trọt
Từ hoa tulip hoang được vun trồng thành hoa tulip vườn. Trong vòng 400 năm, hàng ngàn giống hoa tulip hoang dã đã xuất hiện và phát triển. Tulips cần độ ẩm vào mùa xuân, nóng khô vào mùa hè, trên đất giàu dinh dưỡng với độ pH 6,5-7,0 (để các củ phát triển tốt nhất), cần đêm mát mẻ và mùa đông lạnh để phát triển mạnh.
Tulip là cây cảnh quan trọng, vừa như hoa vườn vừa như hoa trang trí. Khoảng 80% sản lượng thế giới đến từ Hà Lan. Tại đó hiện đang vun trồng khoảng 1200 loại, tuy nhiên, khoảng 40 loại phổ thông nhất được trồng trên một nửa diện tích trồng trọt. Trong số hơn 9500 ha đất trồng trọt hoa tulip tại Hà Lan thì khoảng 90% là Tulipa Gesneriana, phần còn lại chủ yếu là Tulipa kaufmanniana, Tulipa greigii, và Tulipa fosteriana.[2]
Trong y học hoặc ứng dụng y tế, tulip gần như không có giá trị. Thậm chí hoa còn có thể độc hại cho con người và động vật (ví dụ như ngựa, chó và mèo cũng như cho động vật gặm nhấm). Các Tulipanin chứa trong củ và mầm có thể gây ra nôn mửa, và các rối loạn dạ dày và đường ruột, dạ dày quặn thắt và những điều khác.[3]
^The Plant List (2010). “Tulipa”. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2013.
^Marcel Le Nard: Tulipe: biodiversité et sélection. In: S. Le Perchec, P. Guy, A. Fraval (chịu trách nhiệm xuất bản) Agriculture et biodiversité des plantes. Dossiers de l'Environnement de l'INRA n°21, Paris 2001, S. 105–111. (online) (PDF; 389 kB)
Dash, Mike (1999). Tulipomania: The Story of the World's Most Coveted Flower and the Extraordinary Passions It Aroused. Londres: Weidenfeld & Nicolson. ISBN 0-575-06723-3.
Hessayon, D. G. (1999). The bulb expert. Londres: Transworld Publishers Ltd. ISBN 0-903505-42-8.
Rossi, Rossella (1989). Guía de Bulbos. Barcelona: Ed. Grijalbo. ISBN 84-253-2165-4.