Trần Viết Kết

Trần Viết Kết
陳曰結
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Nghề nghiệptướng lĩnh quân đội
Quốc tịchĐại Việt
Thời kỳnhà Tây Sơn

Trần Viết Kết (陳曰結), không rõ năm sinh năm mất, là một tướng lĩnh cao cấp của triều đình Tây Sơn.

Hành trạng trong lịch sử

Không rõ Trần Viết Kết tham gia phong trào Tây Sơn từ khi nào, nhưng dưới thời Cảnh Thịnh, ông giữ chức Kiểm điểm. Trong quân đội Tây Sơn, những chức vụ như Kiểm điểm, Đại Tuần kiểm, Tuần kiểm là những chức vụ quan trọng, giữ nhiệm vụ thanh tra, thanh soát (sát) trong quân đội. Ông tham gia nhiều chiến dịch quan trọng của Tây Sơn chống lại quân chúa Nguyễn Phúc Ánh, được chi chép nhiều lần trong chính sử.

Khi quân chúa Nguyễn tiến ra đánh thành Quy Nhơn, ông cùng các tướng Thái úy Phạm Công Hưng, Đại Tổng quản Trần Quang Diệu, Đại Thống lĩnh thủy quân Đặng Văn Chân, Hộ giá Thượng tướng quân Nguyễn Văn Huấn, Đổng lý Nguyễn Văn Thận chống giữ thành Quy Nhơn. Kết quả quân chúa Nguyễn triều sau nhiều trận giao chiến thất lợi phải rút lui về Gia Định.

Tại Vân Canh, Trần Viết Kết cùng Hộ giá Nguyễn Văn Huấn phục binh đánh bại tướng Nam triều Nguyễn Văn Thành.

Để giành lại thế chủ động, các tướng Tây Sơn quyết định nam tiến, triệt hạ thành Diên Khánh đang do tướng Nam triều Võ Tánh thủ. Chúa Nguyễn Phúc Ánh phải đưa quân ra cứu viện, nhưng các tướng Tây Sơn mặc do đường thủy bất lợi, vẫn vây thành trên bộ.

Khi thành Quy Nhơn bị quân chúa Nguyễn vây, quân cứu viện của Đại Tổng quản Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng bị chặn ở Quảng Ngãi, ông đem thêm quân từ Phú Xuân vào tiếp ứng. Tuy nhiên quân Tây Sơn vẫn không tiến được, kết quả thành Quy Nhơn bị hạ và đổi tên thành Bình Định.

Cảnh Thịnh đem thêm quân vào chiếm lại Quy Nhơn, Trần Viết Kết xuất thủy binh để đánh nhưng liên tiếp thất bại, gặp mùa nước lũ, cuối cùng đành phải lui quân về giữ Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Trần Viết Kết đóng vai trò quan trọng trong nội biến Tây Sơn dưới triều Cảnh Thịnh.

Tuy nhiên, cả hai người Kết và Diêu về sau đều không bị Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng gia hại.

Kết cục

Khi Phú Xuân thất thủ, không thấy nhắc đến tên của Kiểm điểm Trần Viết Kết. Cả trong Đại Nam Thực lục và Hoàng Việt Long Hưng chí mặc dù đề cập đến rất nhiều văn thần, võ tướng Tây Sơn ra hàng nhưng đều không nhắc đến tên ông. Kết cục về sau của ông cũng không rõ, không được lưu lại trong các sử sách đương thời.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Trà Khúc, Trà Câu đều là tên đất, Sa Huỳnh, Cổ Lũy đều là tên cửa biển, thuộc tỉnh Quảng Ngãi

Liên kết ngoài