Trà Duyệt

Maha Saya
Quốc vương Champa
Lãnh chúa Vijaya
Thống trị1458 - 1460
Tiền nhiệmMaha Kaya
Kế nhiệmMaha Sajan
Thông tin chung
Sinh?
Vijaya
Mất1460
Vijaya
Thê thiếp?
Hậu duệ?
Nguyên danh
?
Niên hiệu
Maha Saya
Thụy hiệu
Không có
Miếu hiệu
Không có
Tước hiệuRaja-di-raja
Vương triềuVijaya
Thân phụ?
Thân mẫu?

Maha Saya (Hindi: महा शय, chữ Hán: 槃羅茶悦 / Bàn-la Trà-duyệt, ? - 1460[1]) là vua của vương triều thứ 14 của Chăm Pa.

Tiểu sử

Trà Duyệt được biết đến qua Minh sử và Việt sử với nhiều sự sai khác. Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam, Trà Duyệt là con của nhũ mẫu vua Maha Kaya. Ông sát hại vua để đoạt ngôi[1]. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, Trà Duyệt vốn là anh của Trà Toàn và mất năm 1460, truyền ngôi cho Trà Toàn[1]. Ngược lại, Minh thực lục của nhà Minh lại chép rằng Trà Duyệt là em Trà Toàn và là người kế tục Trà Toàn từ sau cuộc chiến năm 1471[2]. Theo Đại Minh thực lục, sau khi Trà Toàn bị bắt và mất ở Đại Việt, Trà Duyệt kế tục làm vua Chiêm; trong những năm sau Trà Duyệt vẫn sai sứ sang triều cống Minh Hiến Tông và được nhà Minh công nhận năm 1472[3] và sau đó bị quân Đại Việt bắt. Sứ nhà Minh đến phong năm 1475 nhưng không gặp được phải trở về[4].

Một mặt nói vua Chiêm sau Trà Toàn là Trà Duyệt, mặt khác Minh thực lục vẫn biên lại nội dung thư của Lê Thánh Tông (sử nhà Minh ghi là Lê Hạo) gửi Minh Hiến Tông về tình hình Chiêm Thành sau thời Trà Toàn như sau[5]:

"Quốc vương Chiêm Thành là Bàn La Trà Toàn xâm phạm đạo Hóa châu, bị người em là Bàn La Trà Toại giết. Toại tự lập làm vua, sắp xin cầu phong, lại bị con Bàn La Trà Duyệt là Trà Chất Đại Lai giết, từ đó trong nước này loạn lạc nổi lên, không có một ngày yên ổn…"

Theo Minh thực lục, thứ tự anh em Maha Saya[6] thay nhau làm vua Champa là:

  • Bàn La Duyệt (1457-1460) - Bàn La Trà Toàn (1460-1471) - Bàn La Trà Duyệt (1471-1474)[7].

Còn theo Việt sử, thứ tự các anh em vua Chiêm là:

  • Bàn La Trà Duyệt (1458-1460) - Bàn La Trà Toàn (1460-1471) - Bàn La Trà Toại[8]/(tướng) Bố Trì Trì[1].

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Maha Saja có hai người vợ[1]:

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b c d e Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỳ thực lục quyển 12
  2. ^ Minh thực lục, tập 3, tr 86
  3. ^ Minh thực lục, tập 3, tr 87
  4. ^ Minh thực lục, tập 3, tr 117
  5. ^ Minh thực lục, tập 3, tr 95
  6. ^ Minh thực lục, tập 1, tr 7
  7. ^ Minh thực lục, tập 3, tr 62, 69
  8. ^ Trần Trọng Kim, sách đã dẫn, tr 272