Truyện kể gia đình cho trẻ em (tiếng Đức: Kinder- und Hausmärchen) là một tập hợp các truyện cổ tích tiếng Đức lần đầu tiên được xuất bản năm 1812 bởi Anh em nhà Grimm, Jacob và Wilhelm. Bộ truyện này thường được biết tới là Truyện cổ Grimm (tiếng Đức: Grimms Märchen).
Ảnh hưởng của Truyện cổ Grimm rất sâu rộng, được coi là một trong các nền tảng của văn hóa hiện đại phương Tây.[1]
UNESCO chính thức công nhận Truyện cổ Grimm là di sản văn hóa thế giới. Từng được dịch ra 160 thứ tiếng, Truyện cổ Grimm được coi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ hoạt động trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau như hội họa, âm nhạc và điện ảnh.
Quá trình hình thành
Hai anh em nhà Grimm bắt đầu sưu tầm các truyện kể dân gian từ khoảng năm 1807[2] khi nhu cầu tìm hiểu truyện dân gian ở Đức bắt đầu phát triển sau khi Ludwig Achim von Arnim và Clemens Brentano phát hành tuyển tập bài hát dân gian Des Knaben Wunderhorn. Từ năm 1810, hai người bắt đầu thực hiện bộ sưu tập bản thảo truyện dân gian, những tác phẩm này được Jacob và Wilhelm ghi lại bằng cách mời những người kể truyện đến nhà và chép lại những gì họ kể. Trong số những người kể chuyện này không chỉ có những nông dân mà còn có những người thuộc tầng lớp trung lưu và các học giả, những người sở hữu các câu chuyện nghe được từ người hầu của họ, Jacob và Wilhelm còn mời cả những người Huguenot gốc Pháp tới kể những truyện dân gian có nguồn gốc từ quê hương của họ[3].
Năm 1812, Jacob và Wilhelm Grimm cho xuất bản bộ sưu tập 86 truyện cổ tích Đức trong một cuốn sách mang tựa đề Kinder- und Hausmärchen ("Truyện của trẻ em và gia đình"). Năm 1814 họ cho phát hành tập sách thứ hai với 70 truyện cổ tích, nâng số truyện trong bộ sưu tập lên 156.
Lần xuất bản thứ hai của bộ Kinder- und Hausmärchen từ năm 1819 đến năm 1822 được tăng lên 170 truyện. Tập sách này còn được tái bản thêm 5 lần nữa khi anh em Grimm còn sống[4], mỗi lần đều có thêm những truyện mới và đến lần xuất bản thứ 7 năm 1857 thì con số đã lên đến 211 truyện. Mọi lần in đều có hình vẽ minh họa bao quát, đầu tiên được vẽ bởi Philipp Grot Johann, sau khi ông ấy mất các hình vẽ minh họa được vẽ bởi Robert Leinweber.
Bên cạnh những lời khen ngợi, tác phẩm của anh em Grimm cũng gặp phải những chỉ trích, một số người cho rằng những truyện cổ tích này không thích hợp cho trẻ em mặc dù tên tập sách là dành cho trẻ em, những người khác lại chỉ trích bộ sách có ngôn ngữ không đủ "chất Đức"[5], cả về thông tin học thuật lẫn chủ đề[5].
Nhiều sự thay đổi sau các lần ấn bản. Năm 1825, anh em nhà Grimm đã cho xuất bản phiên bản thu nhỏ Kleine Ausgabe, chọn lọc 50 truyện cổ tích dành riêng cho độc giả nhỏ tuổi. Phiên bản của trẻ em này đã đi qua mười phiên bản giữa năm 1825 và năm 1858.
Danh sách truyện
"KHM" là viết tắt của Kinder- und Hausmärchen, tên gốc. Các xuất bản từ 1812 đến 1857 chia các truyện thành hai tập.
KHM 36: The Wishing-Table, the Gold-Ass, and the Cudgel in the Sack ("Tischchen deck dich, Goldesel und Knüppel aus dem Sack" also known as "Tischlein, deck dich!")
^A. S. Byatt, "Introduction" p. xxx, Maria Tatar, ed. The Annotated Brothers Grimm, ISBN 0-393-05848-4
^James M. McGlathery, ed., The Brothers Grimm and Folktale, Champaigne, University of Illinois Press, 1988.
^Jack Ziples, When Dreams Came True: Classical Fairy Tales and Their Tradition, tr 69-70 ISBN 0-415-92151-1
^Hai tập của lần xuất bản thứ hai phát hành năm 1819, tập thứ ba phát hành năm 1822. Các lần xuất bản sau đó là vào các năm 1822, 1837, 1840, 18431850 và 1857. Trừ lần xuất bản năm 1819 có 3 tập sách, các lần xuất bản sau đều chỉ gồm 2 tập sách. Donald R. Hettinga, The Brothers Grimm: Two Lives, One Legacy, New York, Clarion Books, 2001; tr. 154.
^ abMaria Tatar, The Hard Facts of the Grimms' Fairy Tales, tr. 15-17, ISBN 0-691-06722-8