Tremolit

Tremolit
Tremolit ở Thụy Sĩ
Thông tin chung
Thể loạiAmphibole
Công thức hóa họcCa2Mg5Si8O22(OH)2
Phân loại Strunz9.DE.10
Hệ tinh thểmột nghiêng
Nhóm không gianMột nghiêng lăng trụ 2/m
Ô đơn vịa = 9.84 Å, b = 18.02 Å, c = 5.27 Å; β = 104.95°; Z = 2
Nhận dạng
Màutrắng, xám, oải hương đến hồng, lục sáng, vàng sáng
Dạng thường tinh thểlăng trụ dài, tinh thể phẳng; cũng có dạng sợi, hạt hoặc trụ
Song tinhđơn giản, nhiều, song tinh theo {100}; hiếm khi theo mặt {001}
Cát khaihoàn toàn theo mặt {110} ở góc 56° và 124°; một phần theo mặt {010} và {100}
Độ bềngiòn
Độ cứng Mohs5 – 6
Ánhthủy tinh và tơ
Màu vết vạchtrắng
Tính trong mờtrong suốt đến đục
Tỷ trọng riêng2.99 – 3.03
Thuộc tính quanghai trục (-)
Chiết suấtnα = 1.599 - 1.612 nβ = 1.613 - 1.626 nγ = 1.625 - 1.637
Khúc xạ képδ = 0.026
Góc 2Vđo: 86° đến 88°
Huỳnh quangUV ngắn=vàng, UV dài=hồng
Tham chiếu[1][2][3]

Tremolit là một khoáng vật silicat trong nhóm amphibole có thành phần hóa học: Ca2Mg5Si8O22(OH)2. Tremolit hình thành từ quá trình biến chất đá trầm tích giàu dolomitthạch anh. Tremolit tạo thành một chuỗi các khoáng với actinolitferro-actinolit. Tremolit magnesi tinh khiết có màu trắng kem, nhưng cấp màu chuyển sang lục sẫm khi hàm lượng sắt tăng. Nó có độ cứng theo thang Mohs từ 5 đến 6. Nephrit, một trong hai khoáng vật đá quý jade, là biến thể màu lục của tremolit.

Trong tự nhiên

Tremolit ở Aure Valley, French Pyrenees (kích thước: 8,2 x 6,7 cm)

Tremolit là loại khoáng vật chỉ thị cho mức độ biến chất vì ở nhiệt độ cao nó bị biến đổi thành diopside.

Tremolit trong tự nhiên là kết quả của quá trình biến chất tiếp xúc các đá trầm tích silica giàu magnesi và calci và trong tướng đá phiến lục nguồn gốc siêu mafic hoặc đá chứa cacbonat magnesi. Các khoáng vật cộng sinh gồm canxit, dolomit, grossular, wollastonit, talc, diopside, forsterit, cummingtonit, riebeckitwinchit.[2]

Tremolit được miêu tả đầu tiên năm 1789 ở Campolungo, thung lũng Piumogna, Leventina, Ticino (Tessin), Thụy Sĩ.[1]

Tham khảo

Liên kết ngoài