Tiên Điền là thị trấn huyện lỵ của huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
Thị trấn Tiên Điền có làng Tiên Điền, xưa thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An, là quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du và nhiều danh nhân, nhà khoa bảng nổi tiếng.
Địa lý
Thị trấn Tiên Điền nằm ở phía bắc huyện Nghi Xuân, có vị trí địa lý:
Thị trấn Tiên Điền có diện tích 5,05 km², dân số năm 2018 là 5.656 người, mật độ dân số đạt 1.120 người/km².[2]
Tên gọi
Đầu thời Lê, nơi đây còn là bãi bồi hoang vu, người ở thưa thớt, nằm ven bờ sông Cả (Lam Giang), mang cái tên buồn thảm Vô Điền (không ruộng), U Điền (ruộng hoang rậm). Qua hàng trăm năm, con người đã đổ công sức khai phá để quê mình có cái tên Tân Điền.
Đầu thế kỷ XVII, Tân Điền được đổi thành Phú Điền do kị húy của vua Lê Kính Tông (1599 - 1618).
Sau đó, chưa rõ vào thời gian nào, Phú Điền lại đổi thành Tiên Điền.
Đầu đời Cảnh Hưng, đội quân tình nguyện toàn lính Tiên Điền có công bảo vệ kinh thành Thăng Long, làng được ban tên "xã Trung Nghĩa".
Thời nhà Nguyễn, Tiên Điền thuộc tổng Phan Xá, huyện Nghi Xuân.
Sau Cách mạng tháng Tám, từ năm 1947 đến 1953, làng Tiên Điền hợp nhất với làng Uy Viễn thành xã Tiên Uy.
Năm 1952, chia tách xã, làng Tiên Điền và một nửa làng Uy Viễn tách ra thành xã xã Xuân Tiên.
Năm 1973, xã Xuân Tiên đổi lại tên cũ là xã Tiên Điền.
Ngày 1 tháng 3 năm 1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 22-HĐBT về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã, thị trấn thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh[1]. Theo đó, tách toàn bộ 59,30 ha diện tích tự nhiên và 507 nhân khẩu của xóm Tiến Hoà, xã Tiên Điền; toàn bộ 22,5 ha diện tích tự nhiên và 588 nhân khẩu của xóm Giang Thủy, xã Xuân Giang cùng 2.298 nhân khẩu là cán bộ, công nhân viên Nhà nước và người ăn theo của các cơ quan đóng trên địa bàn này để thành lập thị trấn Nghi Xuân, thị trấn huyện lỵ huyện Nghi Xuân.
Sau khi thành lập, thị trấn Nghi Xuân có 81,8 ha diện tích tự nhiên và 3.393 nhân khẩu. Xã Tiên Điền còn lại 373,7 ha diện tích tự nhiên và 5.483 nhân khẩu.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020)[2]. Theo đó, sáp nhập toàn bộ 3,64 km² diện tích tự nhiên và 3.086 người của xã Tiên Điền vào thị trấn Nghi Xuân để thành lập thị trấn Tiên Điền.
Sau khi thành lập, thị trấn Tiên Điền có diện tích 5,05 km², dân số là 5.656 người.
Cho đến đầu đời Lê, vùng đất này còn là vùng bãi bồi hoang vu, người ở thưa thớt, ven bờ nam sông Cả - Lam Giang, mang cái tên buồn thảm Vô Điền - Không ruộng, U Điền - ruộng hoang rậm. Qua hàng trăm năm, con người đã đổ công sức khai phá để quê hương có cái tên Tân Điền. Khi ông tổ họ Nguyễn Nam Dương hầu về ẩn náu và lập nghiệp vào những năm đầu thề kỷ XVI, thì Tân Điền đã được đổi thành Phú Điền, do phải tránh tên húy của vua Lê Kính Tôn (1599 - 1618). Sau đó, chưa rõ vào thời gian nào, Phú Điền lại đổi thành Tiên Điền. Đầu đời Cành Hưng, đội quân tình nguyện toàn lính Tiên Điền có công bảo vệ kinh thành Thăng Long, làng được ban tên "xã Trung Nghĩa". Đời Nguyễn, Tiền Điền thuộc tổng Phan Xá.
Đời Lê, xã Tiên Điền bao gồm cả hai thôn Tiên Bào và Uy Viễn, sau hai thôn này tách ra nâng lên thành xã. Từ đó xã Tiên Điền có bốn thôn: Báu Kệ, Lương Năng, Võ Phán, Vân Trường.
Tiên Điền nằm mé bờ sông Lam, đồng bắc giáp xã Đan Hải, tây giáp xã Uy Viễn, đông giáp xã Tiên Bào, nam giáp xã Phan Xá. Từ Tiên Điền đi qua Tiên Bào là đến biển Đông. Xưa, Tiên Bào là một thôn của Tỉên Điền, dân các thôn khác gọi dân Tiên Bào là Kẻ Bể. Từ Tiên Điền nhìn qua Mỹ Dương, thấy núi Hồng Lĩnh đứng sừng sững mé tây nam.
Tĩên Điền ở trên vùng bãi cát bồi ven biển, ven sông, địa hình mấp mô, chỗ cao chỗ thấp. Từ lâu đời, người ta tụ cư, lập xóm làng trên các doi đất cao, khai phá nơi thấp làm đồng ruộng. Có nơi trũng sâu, nước đọng thành bàu. Cánh đồng Nậy bây giờ, trước kia chính là bàu Phố Quán bồi lấp thành ruộng. Xưa, nước từ các cánh đồng Mỹ Dương đổ về cánh đồng Na, rồi từ mé đồng Na chảy lại, tụ thành bàu bốn mùa không cạn. Nước từ phía bắc đồng Na thì đổ ra Hóỉ Lở (Tân khuyết khê). Ngày trước, đây là cồn cát cao bị nước sông Lam xói lở vào, gặp nước đồng Na đổ ra, đào thành dòng hói. Xưa, Nghi đình hầu (Nguyễn Nễ) đốc thúc dân làng đắp con đập chặn chỗ lở, chưa được bao lâu thì đập vỡ. Dân làng đắp tiếp con đập phía trong để ngăn giữ nước bàu Phố Quán, nhưng phải bỏ dở... Đầu thế kỷ XX, đường tình lộ 58 Gia Lách - Cửa Hội qua đây, mới có cầu xây thông nước ra sông.
Trên các cánh đồng, bàu nước, đây đó nổi lên những cồn đất cao, thường là cảnh đẹp hoặc có dấu vết lịch sử. Cồn Yết Lâm ở mé đông bắc đội đồng Trác - Bàu A thôn Báu Kệ, cây cối um tùm nên cũng gọi lòi Yết Lâm. Cồn Hầu tiếp giáp các xã Phan Xá, Mỹ Dương, xưa có nền thờ Hậu thổ. Đây là nơỉ thắng địa nên năm Nhâm Thìn đời Minh Mệnh (1832), Văn hội tổng Phan Xá dựng ngôi đình đón rước các vị đỗ đại khoa. Người đầu tìên được hàng tổng đón tiếp tại đây là Tiến sỹ Nguyễn Tán, cháu nội Hoàng giáp Nguyễn Nghiễm. Cồn cá đồng Ngang lại là nơỉ xưa kia Đoan quận công họ Trần dựng chuồng nuôi voi, sau vẫn còn nền, sách xưa chép lại, coi là một di tích. Còn trên bàu Phố Quán, mé nam nổi lên một gò đất hình vuông, trên có nền cao nhiều bậc, các nhà phong thuỷ gọi là "Ấn phù thuỷ thượng" (Ấn nổi trên mặt nước), dân gian gọi là cồn Ấn; mé bắc có doi đất từ bờ nhô ra, trông như ngọn bút, có tên "Tể tướng bút", tục gọi "Cồn Bút", xưa trên cồn có nhà nghỉ mát của Xuân quận công (Nguyễn Nghiễm).
Đến nay, vẫn không thể biết được ai là người đến khai phá, đòng họ nào đến lập nghiệp đầu tiên ở Tiên Điền.
Tác giả sách Nghi Xuân huyện chí Lê Văn Diễn, người xã Tiên Bào, cạnh xã Tiên Điền, chép Nam dương công Nguyễn Nghiễm vào mục "Kiều ngụ" sau cả Hội quận công họ Phan. Như vậy, khi vị tổ họ Nguyễn đến (đầu thế kỷ XVII) thì ở Tiên Điền đã có nhiều dòng họ khác. Gia phả họ Đặng, họ Trần đều cho biết vị sơ tổ đến đây vào thế kỷ XV. Nhưng sách trên cũng lại cho biết, vào thời gian này, một người họ Hoàng thôn Báu Kệ, tên thuỵ là Chính Trực (không rõ tên huý) đỗ Hương cống khai khoa ở Tiên Điền. Tiếp đó là hai cha con nhà họ Lê. Qua danh mục các nhà khoa bảng này thì có thể họ Hoàng, Lê cũng ở tập trung nhất tại thôn Báu Kệ, tưong truyền được lập lên sớm nhất ở Tiên Điền.
Mấy cứ liệu trên chưa phải đã hoàn toàn thuyết phục, nhưng qua đây, ta có thể nghĩ rằng Tiên Điền lập làng muộn nhất từ thế kỷ XII, XIV và còn có thể sớm hơn.
Cũng như nhiều làng xã khác, việc phân bố vùng cư trú ở Tiên Điền xưa cùng theo huyết thống, người cùng họ tập trung vào một xóm, một thôn. Ở Báu Kệ, ngoài họ Hoàng, họ Lê còn có họ Trần. Ở Lương Năng, phần lớn là người họ Hà, họ Nguyễn, ở Võ Phấn thì người các họ Nguyễn, Trần, Hoàng, và ở Văn Trường, người họ Đặng, Nguyễn...
Về gốc gác của các dòng họ, họ Nguyễn từ Canh Hoạch (Hà Tây) vào; họ Phan (của Hội quân công) từ Sa Nam đến; họ Hồ (của Hương cống Hồ Sĩ Lâm) từ Hoàn Hậu (Quỳnh Đôi) vào (nay con cháu đã đi nơi khác); họ Đặng, họ Hà từ Đông Rạng, Tinh thạch (Tùng Lộc) ra; họ Trần từ Minh Lang (Trung Lương) xuống. Một số tài liệu còn cho biết có mấy gia dinh thợ đúe đồng họ Hà từ Diễn Châu vào hành nghề và ở lại thôn Văn Trường.
Ruộng đất công ít, chủ yếu là ruộng tế, ruộng binh, ruộng chia cho các chức sắc trong xã... Phần lớn là ruộng đất tư, trong đó có một ít ruộng họ, ruộng đồng môn, ruộng chùa, ruộng hậu, còn lại của tư nhân.
Đất mặn, đồng chua, khô táo, bạc màu. Xưa cây trồng chủ yếu là lúa (một vụ), khoai, sau thêm ngô, kê, đậu, lạc... Vườn tược cũng cằn cỗi, chỉ có ít cây ăn quả thông thường. Nhưng Tiên Điền từ lâu có loại đặc sản quý là cây hồng, thường gọi "hồng tiến", một thời được chọn làm vật phẩm tiến vua, Tương truyền, loại hồng này do Nguyễn Nễ đi sứ bên Tàu, lấy giống từ Quảng Tây đưa về (?). Nhưng loại cây này không phải nhà nào cũng có.
Ruộng vườn không nuôi nổi nhà mình, người nông dân Tiên Điền phải làm đủ mọi nghề để mưu sinh.
Nơi người ta tìm đến trước tiên là Ngàn Hống. Và việc dễ dàng nhất, nhiều người làm được là lấy củi, cát tranh, lấy mây, dang, lá tơi, lá nón, hoặc săn bắt thú rừng...
Nhờ của rừng, dân Tiên Điền, Báu Kệ có nghề đan lát chằm tơi, lợp nón. Nghề tơi, nón Tiên Điền được nhiều sách ghi chép và đã vào thơ Nguyễn Du:
... Quê nhà nắng sớm mưa mai
Đã buồn giở đến lịp, tơi càng buồn
Thờ ơ bó vọt, đồng sườn
Đã nhàm bẹ móc lại hờn nắm giang...
(Thác lời người con trai phường nón Tiên Điền...)
Nón Tiên Điền bán nhiều ở chợ Vinh (chợ Vĩnh). Một năm dân phường nón đi chợ bị bão chìm đò nhiều người chết, nên hàng năm nhiều gia đình cùng làm giỗ một ngày. Dân gian có câu nói về việc này: Hăm mốt tế tông, hăm hai tễ tổ, hăm ba giỗ làng Tiên.
Ở Báu Kệ, ngoài nghề làm tơi nón, còn có nghề mộc, và nghề làm giấy bằng cây nỉệt.
Nghề rèn, đúc cũng có thời rất thịnh. Nghề rèn ở đây do ông tổ họ Trần ở Minh Lang (Trung Lương) xuống từ thế kỷ XV truyền lại. Nghề đúc đồng ở Văn Trường lại do ông Hà Chu Trị và ông Bốn, ông Loan từ Diễn Châu vào hành nghề chưa lâu lắm.
Nghề mộc cùng có từ đời Lê. Sách Nghi Xuân huyện chí chép: "Xưa, chỉ ở Tiên Điền người làm thợ nhiều hơn. Toản quận công (Nguyễn Khản) thường triệu tập người trong làng đến làm thợ, ai cũng vừa ý ông..." Có anh thợ mộc Hà Tiềm đến nhà Xuân nhạc công (Nguyễn Nghiễm) xem thợ Ái Châu (Thanh Hoá) khắc bia đá, mò mẫm tự học trở thành thợ khắc nổi tiếng. Các bia đá ở Tiên Điền, Uy Viễn đều do ông khắc. Người đương thời khen ông là "nhà thợ làm đủ nghề". Con cháu ông đều làm thợ cả trong làng.
Ngoài ra, một số người ở Võ Phấn, Lương Năng làm một số nghề khác để kiếm sống: bánh trái hàng chợ, buôn bán nhỏ...
Nói về những mặt nổi trội của đất Nghi Xuân thời Lê - Nguyễn, dân gian có câu: "Ló (lúa) Hoa (Xuân) Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống...". Địa bạc dân bần, nhưng Tiên Điền lại nổi tiếng lắm quan, quan võ, quan văn, quan to, quan nhỏ, có thời trong làng đầy những công hầu khanh tướng, có nhà hiến loạn cao khoa, có người ở tể phụ triều đình. Nhìn lại quá trình lịch sử, thì thấy nhiều người Tiên Điền cư trú xuất thân từ các danh gia vọng tộc trong nước, trong xứ. Nhiều người đến nơi hải giác thiên nhai này không phải chọn đất lập nghiệp, mà để tránh hoạ diệt vong. Đó là trường hợp vị tổ các họ Đặng, Nguyễn, Hà... đều xuất thân từ những cự tộc, văn chương hoặc con nhà tướng.
Tiên Điền là đất phát võ. Nhưng người ta lại biết nhiều hơn một làng Tiên Điền học hành, khoa bảng. Gia phả họ Đặng về vị tổ Đặng Chủng.,. Ban đầu ngài khai hoang mở đất dựng cám thấy đã yền ốn bèn mở trường học vừa dạy con cháu, vừa dạy dân nghèo..
Thời ấy, học trò ở đây đều nghèo, nhưng nhiều người học nổi tiếng. Ông Hoàng Chính Trực (không rõ tên huý) người khai khoa ở đây, lúc nhỏ học giỏi, vì da đen nên được gọi là Hắc thần đồng, Về sau, Nguyễn Nghiễm, Lê Hoàng Đáp đều nổi tiếng thần đồng, Nguyễn Nghiễm đỗ Hoàng giáp còn Lê Hoàng Đáp đỗ đầu thi hương... Rất nhiều người đỗ đạt lúc còn ít tuổi. Lê Cảnh Quang 17 tuổi, Phạm Kiều Nho 16 tuổi, Nguyễn Do 15 tuổi đã đỗ Hương cống. Hà Nguyên Tiếu, Nguyễn Khản, Nguyễn Trước, Hà Văn Gia... đều đỗ lúc mới 20, 21 tuổi.
Dưới hai triều Lê - Nguyễn, huyện Nghi Xuân có 21 vị đại khoa thì Tiên Điền chiếm hơn 1/4, 6 vị (1 hoàng giáp, 4 tiến sĩ đều là người họ Nguyễn, 1 phó bảng họ Hà); toàn huyện có 115 vị đỗ khoa hương (93 hương cống, 22 cử nhân) thì Tỉên Điền có 32 vị (29 hương cống 3 cử nhân) chiếm non 1/3. Một số tài liệu cũng ghi được 8 vị đỗ bảng ất, 5 tam tường (sinh đồ) đời Lê, trong đó có Nguyễn Du, và 3 tú tài đời Nguyễn trong đó có 2 người họ Nguyễn.
Hầu hết các dòng họ đều có người đỗ đạt. Nhiều nhà, cha con, anh em, cháu, chắt, nối tiếp nhau đăng khoa. Cùng đỗ thi hương có cha con Lê Cảnh Quang - Lê Danh Sỹ, Hoàng Danh Phương - Hoàng Kim Hoa, Trần Hoành Trữ - Trần Linh Đúc... Họ Trần có anh em Trần Bá Trí - Trần Trọng Viêm, con là Duy Tự (có nơi chép Duy Thúc), cháu là Trần Duy Vịnh đỗ Hương cống đời Lê, đời Nguyễn lại có chắt là Trần Thời Chuẩn đỗ Tú tài... Họ Hà có cha con Hà Thúc Đạt, Hà Tôn Tuẫn, Hà Tôn Dao, và các cháu Hà Nguyễn Tiếu, Hà Du, và cháu họ Hà Đăng Châu... đỗ Hương cống. Đời Nguyễn có Hà Văn Gia đỗ Cử nhân, Hà Văn Đại đỗ Phó bảng...
Đã có một thời - hồi cuối Lê, thế kỷ XVIII, làng Tiên Điền hẻo lánh xưa đã trở thành nơi đô hội nhất nhì xứ Nghệ.
Sách cổ chép rằng thời ấy, quanh đầm Phổ Quán, lầu gấc, dinh thất tráng lệ mọc nối tiếp nhau, hàng chực đền miếu, đinh chùa được xây dựng khắp các thôn xóm, trong đô cố các công trình văn hoá có tiếng tăm. Đình Tiên không lớn, nhưng là ngôi đình đẹp nhất trong vùng, xây dựng khi làng được ban tên "xã Trung Nghĩa". Chùa Trường Ninh do dân làng lập lên, đến đời Hoằng Định, Đoan quận công cho sửa lại và dựng bia (bia vẫn còn, nhưng chữ đã mất).
Đình Tư văn xưa ở Hoa (Xuân) Viên, đời Vịnh Hựu (1735 - 1740), Xuân quận công cho dời về đây, dựng cạnh đình Tiên và chùa Trường Ninh.
Hai cây cầu cũng được coi là thắng tích trong làng. Cầu Báu Kệ bắc trên bàu trước đình "Hai mố cầu xây đá làm chân, đọc bờ trồng cây đại thụ làm bóng mát, cảnh trí thật đẹp" (Nghi Xuân huyện chí). LêVăn Diễn làm bài thơ Mừng việc sửa cầu có câu:
Trường quảng danh kiểu ký cựu du
(Dài rộng, qua cầu nhớ bạn xưa)
Cầu Tiên do Xuân quận công Nguyễn Nghiễm cùng hai ông Liêu quận công Đặng Sĩ Vinh và Hiền phó Đặng Thai Bàng ở Uy Viễn cho sửa lại, dựng bìa đá đầu cầu. Thời đó, ngựa xe, mù lọng đi lại như mắc cửi, cảnh trí không khác gì Ngọ kiểu nhà Đường. Còn chợ Tiên thì hàng quán nối răng lược, lầu các chăng mạng nhện, lại có người Tàu lập phố xá buôn bản, thật là nơi "văn vật" nhất huyện.
Trong các thôn, còn có nhiều đền, miếu: Đền Đoan quận công, đền Hội quận công ở Lương Năng, đền Uy quận công ở Vổ Phấn, đền Trinh Dũng hầu, đền Hà Chân ở Báu Kệ... Riêng họ Nguyễn có đàn Lĩnh Nam công, đền Tiên lĩnh hầu (Nguyễn Huệ), đền Xuân nhạc công (Nguyễn Nghiễm), đền Lam khê hầu (Nguyễn Trọng), đền Điền nhạc hầu (Nguyễn Điều)...
Năm Tân Hợi (1791), nhân vụ Nguyễn Quýnh (con thứ tư Nguyễn Nghiễm) mưu chống lại nhà Tây Sơn, làng Tiên Điền bị quân Tây Sơn đốt phá hầu hết dinh cơ các đại gia, một số dinh, miếu bị cháy rụi. Đến đời Nguyễn, một số công trình được trùng tu, nhưng cảnh tượng huy hoàng xưa không còn nữa.
Tiên Điền có nhiều thầy giỏi, có công với nền học vấn của quê hương. Đặng Chủng là người đầu tiên (hay một trong những người đầu tiên) mở trưởng dạy học ở Tiên Điền. Lê Hoàng Quy người thôn Tiên Bảo (trong xã Tiên Điền xưa) dạy học ở Báu Kệ, được trò học ở đây thờ làm Tổ sư. Hà Đăng Châu, Hồ Sỹ Lâm đều là những vị sư mô nổi tiếng đã tạo nên nhiều nhà khoa học bảng thời Lê - Nguyễn. Tiên Điền có nhiều người làm học quan như các Huấn đạo Hà Thúc Đạt, Hà Tôn Dao, Trần Thờỉ Chuẩn, lại có Nguyễn Nghiễm là Nhập nội kinh diên, Nguyễn Khản làm Tả tư giảng là thầy học của vua Lê chúa Trịnh.
Nhiều danh sư, các dòng họ Hà, Trần, Lê... nhất là họ Nguyễn có nhiều danh y: Nhân Hiền tiên sinh Hà Công Huy làm việc ở viện Nhúng y, về hưu ở thôn Báu Kệ tiếp tục Ịàm thuốc, là một trong những ngườỉ nổi tiếng. Họ Nguyễn, từ các vị tổ Nam dương công, Lĩnh nam công đến các con cháu, Nguyễn Trọng, Nguyễn Cảnh, Nguyễn Nhưng, Nguyễn Nghi, Nguyễn Thị Uyên... đều là thầy thuốc có tài. Nguyễn Trọng, có công nghiên cứu thuốc nam, thuốc của Nguyễn Cảnh được coi là "thuốc thánh", nhà thơ Nguyễn Hành thường nói "ông có tài lương tướng...". Về sau, Tiên Điền vẫn là đất của nhiều vị lương y.
Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh, giỏi nghề thuốc, lại có biệt tài về nghề địa lý (phong thuỷ)...
Trong nhiều lĩnh vực sáng tạo văn hoá, Tiên Điền đều có những tác giả nổi tiếng trong xứ, trong nước. Đó là Nguyễn Nhiệm, Nguyễn Quỳnh với các trước tác y học Nam dương tập yếu kỉnh nguyên, Từ ấu chân thuyên quyết nghị tập; Nguyễn Nghiễm với các bộ sử, địa Việt sử bị lãm (7 cuốn), Lạng Sơn Đoàn thành đồ chí; Hoàng Tôn Tuẫn, Trần Duy Tư, Hoàng Kim Thành với các bộ sách dịch thuật, sưu tập: Thi phú chú giải, Tiểu học quốc âm diễn nghĩa, Thái Hiên dư tập, Phú Tập, Tứ lục tập. Đặc biệt, Tiên Điền có rất nhiều nhà thơ xuất sắc, trong đó, chú cháu Nguyễn Du, Nguyễn Hành được xếp vào hàng An Nam ngũ tuyệt thời cuối Lê, đầu Nguyễn.
Danh nhân
Nói về những mặt nổi trội của đất Nghi Xuân thời Lê - Nguyễn, dân gian có câu: "Ló (lúa) Hoa (Xuân) Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống...". Địa bạc dân bần, nhưng Tiên Điền lại nổi tiếng lắm quan văn, quan võ, quan to, quan nhỏ, có thời trong làng đầy những công hầu khanh tướng, có nhà hiển hoạn cao khoa, có người là tể phụ triều đình.
Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: "Khoa giáp nổi trội hơn hẳn, danh thần, hiền phụ đứng hàng đầu trong phủ Đức Quang" là viết về Tiên Điền.
Dưới hai triều đại Lê - Nguyễn, Tiên Điền có 6 vị đỗ Đại khoa (1 hoàng giáp, 4 tiến sĩ đều là người họ Nguyễn, 1 phó bảng họ Hà) và 32 vị hương cống, cử nhân (29 hương cống, 3 cử nhân).
Những danh nhân, nhà khoa bảng, văn nhân và quan lại nổi tiếng :
- Nguyễn Du: Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, tác giả Truyện Kiều.
- Nguyễn Nghiễm: Hoàng giáp, Tể tướng triều Hậu Lê, tước Đại tư đồ Xuân Quận Công.
- Nguyễn Quỳnh: Quan võ, tước Lĩnh Nam công.
- Nguyễn Khản: Tiến sĩ, Cảnh Hưng (1760), Thượng thư Bộ lại kiêm trấn thủ Sơn Tây, tước Toản quận công.
- Nguyễn Hành: Nhà thơ, "An nam ngũ tuyệt", tác giả: Quan Đông hải thi tập, Minh Quyên thi tập, Thiên hạ nhân vật thư.
- Nguyễn Thiện: Nhà thơ, tác giả: Đông phủ thi tập, Huyền cơ đạo thuật bí thư, Nhuận bút Hoa Tiên.
- Nguyễn Huệ: Tiến sĩ Khoa Quý Sửu, niên hiệu Long Đức năm thứ 2 (1733).
- Nguyễn Tán: là đồng tiến sĩ xuất thân của khoa thi năm Nhâm Thìn, niên hiệu Minh Mạng thứ 13 (1832).
- Nguyễn Mai: Tiến sĩ, Giáp Thìn, Thành Thái (1904).
- Hà Văn Đại: Phó bảng, Kỷ Mùi, Khải Định (1919).
- Đặng Sĩ Vinh: đỗ hoành từ, Đô ngự sử, tước Thiếu bảo, Liêu quận công.
- Nguyễn Trọng: đỗ tam trường (1740), Tước Lam khê hầu
- Nguyễn Điều: Trúng tam trường thi Hội, làm quan đến chức Trấn thủ Hưng hoá, phong tước Điền Nhạc hầu...
Những người nổi tiếng, tiêu biểu hiện nay, xuất thân từ Tiên Điền:
Các nhà khoa học đầu ngành, nhà chính trị:
- Hà Văn Tấn (1937-2019): Giáo sư, Nhà giáo nhân dân (1997), Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về khoa học (2001), nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học.
- Đặng Văn Duy (1924-2014): Thiếu tướng, nguyên Phó Ban Cơ Yếu Trung ương, nguyên Cục trưởng Cục Tuyên truyền đặc biệt Bộ Quốc phòng.
- Đặng Duy Phúc (1934-2020): Nhà sử học, nhà thơ, nguyên Thành ủy viên, Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội.
- Đặng Duy Báu (1943): Tiến sĩ, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
- Trần Quyết Thắng (1957): Tiến sĩ toán học, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nguyên Cục trưởng Cục Quản trị A thuộc Văn phòng Trung ương Đảng.
- Nguyễn Quốc Phẩm (1952-?): Tiến sĩ, nguyên Viện trưởng Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Đặng Quốc Khánh (1976): Tiến sĩ quản lý đô thị: Về vườn do tham nhũng.
- Hà Thị Mỹ Dung (1972): Tiến sĩ kinh tế, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Nhừng người có học hàm, học vị, danh hiệu vinh dự Nhà nước[5]
- Hà Văn Mạo (1928-2016): Giáo sư, Tiến sĩ y khoa, Thầy thuốc nhân dân (2001).
- Nguyễn Mạnh Liên (1930-2011): Giáo sư, Tiến sỹ khoa học y khoa, Nhà giáo nhân dân.
- Lê Văn Quang (1944): Giáo sư, Tiến sĩ triết học, Nhà giáo nhân dân (2006).
- Hà Văn Quyết (1953): Giáo sư, Tiến sĩ Y khoa, Nhà giáo nhân dân (2017).
- Hà Văn Ngạc (1932): Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa.
- Trần Thị Minh Nguyệt (1957): Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
- Hà Văn Hùng: Phó Giáo sư, Tiến sỹ vật lý, Trường Đại học Vinh.
- Trần Thị Chung Toàn (1960): Phó Giáo sư, Tiến sỹ ngôn ngữ học, Trường Đại học Hà Nội.
- Hà Phan Hải An (1972): Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa.
- Nguyễn Đức Hiền: Tiến sỹ y khoa, Trưởng khoa Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh viện Quân khu 4
- Lê Hồng Quang: Phó Giáo sư, Tiến sỹ.
- Đặng Tùng (1949-?): Tiến sĩ, Bộ Công nghiệp.
- Hà Lê (1950): Tiến sĩ, Anh hùng lao động.
- Trần Thị Hồng (1954-2023): Tiến sĩ tâm lý học.
- Hà Văn Cẩn (1971): Tiến sĩ khảo cổ học.
- Trần Bình Trọng (1957): Tiến sĩ khoa học về trái đất.
- Nguyễn Văn Thiện (1960): Tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Hà Văn Thịnh: Tiến sĩ sử học.
- Võ Tá: Tiến sĩ sử học.
Văn hóa
Di tích
- Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du: được hình thành, phát triển trên cơ sở các di tích của dòng họ Nguyễn Tiên Điền, một thế tộc lừng danh. Đây là Di tích quốc gia đặc biệt (2012).
- Nhà thờ Thiếu bảo Đặng Sỹ Vinh, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2003, được xây dựng từ năm 1770, thời vua Lê Hiển Tông.
Lễ hội
Có lễ Tống Trùng tổ chức vào tháng 2 âm lịch: cúng ở đình thờ Thành hoàng, cúng trời đất, cầu yên mùa màng.
Chú thích
Liên kết ngoài
Xem thêm
44