Tiên Giác Hải Tịnh

Thiền sư
Tiên Giác
先覺
Tên khai sinhNguyễn Tâm Đoan
Pháp danhTiên Giác 先覺
Pháp hiệuHải Tịnh 海淨
Hoạt động tôn giáo
Tôn giáoPhật giáo
Trường pháiĐại thừa
Tông pháiThiền tông
Lưu pháiLâm Tế
Sư phụTổ Tông Viên Quang
Tu tập tạiChùa Từ Ân
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhNguyễn Tâm Đoan
Ngày sinh1788
Nơi sinhGia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)
Mất
Ngày mất1875
Nơi mấtChùa Giác Lâm, Gia Định
An nghỉChùa Giác Lâm
Giới tínhnam
Thân quyến
Nguyễn Hầu Cẩm
icon Cổng thông tin Phật giáo

Tiên Giác - Hải Tịnh (1788 - 1875, chữ nho: 先覺 - 海淨) là một thiền sư Việt Nam thuộc tông Lâm Tế, đời thứ 37. Sư từng trụ trì chùa Từ ÂnGia Định, làm Tăng cang chùa Thiên MụHuế, và được đánh giá là một nhà sư "có đức độ được ca ngợi khắp miền, trải qua 73 năm hành đạo, không lúc nào nhà sư quên đi sự hưng suy của đạo pháp"[1].

Thân thế và hành trạng

Sư có tục danh là Nguyễn Tâm Đoan, sinh ngày 30 tháng Năm năm Mậu Thân (1788), là con của ông Nguyễn Hầu Cẩm, quê ở Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

Năm Nhâm Tuất (1802), 14 tuổi, Sư được cha dẫn vào chùa Từ Ân ở Gia Định làm lễ xin xuất gia tu hành. Trụ trì chùa Từ Ân lúc bấy giờ là Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc liền giao Tâm Đoan cho đệ tử của mình là Thiền sư Tổ Tông Viên Quang, trụ trì chùa Giác Lâm dạy dỗ. Sau đó, Tâm Đoan được thầy Tổ Tông Viên Quang đặt pháp danh là Tiên Giác, hiệu là Hải Tịnh.

Nhờ chú tâm tu học nên sau một thời gian, nhà sư Tiên Giác Hải Tịnh (gọi tắt là Hải Tịnh) trở thành một danh tăng uyên bác.

Năm Tân Tỵ (1821), Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc viên tịch ở chùa Từ Ân, có lẽ sư Hải Tịnh được thầy cử đến trông coi chùa Từ Ân, trong khi Hòa thượng Liên Hoa (tức Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt) đang bận hoằng hóa ở kinh đô Huế[2].

Tháng Ba năm Ất Dậu (1825), vua Minh Mạng cho vời Hòa thượng Hải Tịnh ra trụ trì chùa Thiên MụHuế. Sách Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ ghi: "Năm Ất Dậu, Minh Mạng thứ sáu, tháng 3... cho vời Sư chùa Từ Ân ở Phiên An là Nguyễn Tâm Đoan, khiến sung làm Trụ trì chùa Thiên Mụ".

Ngài Hải Tịnh giữ chức Tăng cang chùa Thiên Mụ ở Huế một thời gian thì phạm lỗi liên đới, bị cách chức và bị đày làm việc nặng ở chùa này.

Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Đệ nhị kỷ, Quyển CCVII, tháng 10 và 11 cho biết: "Kỷ Hợi, Minh Mệnh năm thứ 20 (1839), mùa đông, tháng 10... Sư chùa Thiên Mụ có tên Nguyễn Văn Huấn vì ghen nên giết người. Bộ Hình và Viện Đô Sát xét hỏi qua một năm không khám phá ra manh mối. Đến nay Khoa đạo là Nguyễn Sĩ Đăng, Lê Tập bí mật đi dò xét tìm được tình trạng, đều thưởng cho mỗi người 10 lạng bạc và gia một cấp. Khi án giao xuống đình thần xét, Huấn bị xử trảm hậu; Sư trưởng Nguyễn Tâm Đoan, cách bỏ chức Trụ trì, chuẩn bắt phải làm việc nặng nhọc tại chùa ấy".

Năm Tân Sửu (1841), vua Thiệu Trị lên ngôi, Hòa thượng Hải Tịnh mới được phục hồi chức Tăng cang. Tuy nhiên, vì lúc đó ở chùa Thiên Mụ đã có Tăng cang Nguyễn Văn Thường (tức Hòa thượng Tế Bổn Viên Thường), nên sư Hải Tịnh vẫn phải ở chùa Thiên Mụ, chờ khi nào có chùa quan (chùa do vua lập) nào thiếu Tăng cang thì sẽ cử thay thế. Trong tờ dụ ngày 16 tháng 3 năm Thiệu Trị nguyên niên (1841) viết như sau: "Nguyên Trụ trì chùa Thiên Mụ là Nguyễn Tâm Đoan, trước nhân can án phạm lỗi bị cách bỏ chức Tăng cang, nhưng chuẩn cho ở chùa ấy làm công việc nặng nhọc để chuộc tội, gần đây đã biết xấu hổ ăn năn lỗi trước, truyền gia ân khoan miễn cho Nguyễn Tâm Đoan. Bộ Lễ hãy cấp hoàn một văn bằng Tăng cang và vẫn chuẩn cho ở tại chùa này làm việc, chờ khi có chùa quan nào khuyết Trụ trì sẽ bổ sung".

Sau đó, Tăng cang Tiên Giác Hải Tịnh được bổ Trụ trì chùa Long Quang (1841-1842). Đến ngày 16 tháng 9 năm Thiệu Trị thứ hai (1842), Tăng cang Hải Tịnh được triều đình cử đến Trụ trì chùa Giác Hoàng ở trong kinh thành Huế, thay thế cho Tăng cang Nguyễn Nhất Định (tức Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định) vì lý do: "bị bệnh, không kham nổi việc chùa, xin cho về sơn dã ". Theo Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ (Nhà Xuất Bản Thuận Hóa, 1993), Tập 8, trang 201, có chép: "Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), chuẩu lời tâu: "Tăng cang chùa Giác Hoàng là Nguyễn Tâm Đoan (Hòa thượng Hải Tịnh) chuẩn chiếu như lệ Nguyễn Nhất Định (Hòa thượng Tánh Thiên Nhất Định), tháng cấp 3 quan tiền, 1 phương gạo...".

Năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị mất, vua Tự Đức kế vị, có lẽ lúc đó, Hòa thượng Hải Tịnh đã xin từ chức Tăng cang chùa Giác Hoàng để về Gia Định để Trụ trì chùa Giác Lâm như xưa.

Năm Kỷ Dậu (1849), Thiền sư Hải Tịnh thiết lập "Giới đàn" (đàn truyền giới) cho tăng sĩ và cư sĩ. Chư Tăng nhân giới đàn đó, cùng suy tôn Thiền sư Hải Tịnh làm Hòa thượng đường đầu truyền giới, lúc đó Hòa thượng Hải Tịnh được 61 tuổi [3].

Vào giữa thế kỷ 19, ở Nam Kỳ, vấn đề nghi lễ trong Phật giáo xuất hiện phong trào "Ứng phú". Nguyên nghĩa của Ứng phú: Ứng là lời mời, Phú là đi đến. Ứng phú có nghĩa là lời mời chư Tăng đến nhà để làm lễ về Phật giáo (danh từ bình dân gọi là "đi đám"), như lễ cầu an, tang lễ, cầu siêu...Bấy giờ, Hòa thượng Hải Tịnh nhận thấy rằng: khoa Ứng phú đang lan tràn khắp nơi, từ thành thị đến thôn quê... không thể ngăn chặn được, vì vậy, phương cách tốt hơn hết là tìm cách hướng dẫn phong trào đi theo đúng hướng trong giới luật, tránh bớt những hành động của chư tăng bị phàm tục lôi cuốn, làm mất phẩm cách, giới hạnh, ảnh hưởng không tốt cho tiền đồ Phật giáo.

Vì vậy, vào khoảng năm Canh Tuất (1850), Hòa thượng Hải Tịnh triệu tập một cuộc đại hội của chư tăng và các thầy theo khoa Ứng phú tại chùa Giác Lâm để phổ biến chủ trương "bảo vệ và phát huy tinh hoa của khoa Ứng phú theo đúng với đạo Phật cổ truyền", đồng thời Hòa thượng cũng đề nghị thành lập cơ sở học tập cho khoa Ứng phú để thực hiện chủ trương đó, và được tán đồng. Ngay trong năm đó (1850), Hòa thượng Hải Tịnh cho trùng tu viện Quan Âm thành chùa Giác Viên để dùng chùa này làm cơ sở học tập cho khoa Ứng phú. Trong khi đó Hòa thượng vẫn phát triển việc giảng dạy cho chư Tăng ở chùa Giác Lâm như Thiền sư Tổ Tông Viên Quang đã thực hiện từ trước[2].

Năm Nhâm Tý (1852), ông hương đăng già (là người sáng lập và trông coi chùa Giác Viên, chưa rõ họ tên) mất, Hòa thượng Hải Tịnh cử đệ tử là Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh làm trụ trì chùa Giác Viên.

Năm Kỷ Mùi (1859), niên hiệu Tự Đức thứ 12, quân Pháp vào đánh chiếm thành Gia Định, san bằng dinh lũy của triều Nguyễn. Chùa Từ Ânchùa Khải Tường nằm trong vòng lửa đạn của chiến tranh. Trụ trì chùa Từ Ân lúc đó là Thiền sư Tiên Tín Chánh Trực (huynh đệ của Hòa thượng Hải Tịnh) phải bỏ chùa chạy loạn, trong khi vội vàng, chỉ đem giấu được một vài kỷ vật nhỏ của chùa (nhờ vậy mà sau này, khi xây dựng lại chùa Từ Ân ở Phú Lâm, chùa còn giữ được vài kỷ vật).

Chùa Giác Lâm và chùa Giác Viên vì ở xa chiến trận nên không bị nguy hại gì. Năm sau (1860), vua Tự Đức cử Nguyễn Tri Phương làm Thống đốc quân vụ, Phạm Thế Hiển làm Tham tá quân vụ vào Gia Định hợp cùng Tôn Thất Hiệp lo chống lại quân Pháp. Quân Pháp tấn công vào Đại đồn Chí Hòa, sau khi đồn này thất thủ (24 tháng 2 năm 1861), chiến tranh Việt-Pháp lan rộng dần khắp Gia Định và các tỉnh lân cận. Dân chúng ở Gia Định chạy tản cư, chư Tăng ở chùa Giác Lâm và Giác Viên cũng bỏ chạy, chỉ còn Hòa thượng Hải Tịnh (bảy mươi ba tuổi) và vài vị sư già ở lại chùa.

Năm Nhâm Tuất (1862), triều đình Huế phải ký hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền đông Nam Kỳ. Năm 1867, quân Pháp đánh chiếm hết cả sáu tỉnh Nam Kỳ, biến vùng đất này thành thuộc địa của họ. Sau đó dân chúng và các nhà sư lần hồi quay về đầy đủ, vì người Pháp muốn mua chuộc lòng dân, nên tỏ ra dễ dãi mọi bề [4].

Năm Kỷ Tỵ (1869), Hòa thượng Hải Tịnh đã 81 tuổi, biết rằng mình không còn trụ thế bao lâu nữa nên sắp đặt việc thừa kế ở hai chùa Giác Lâm và Giác Viên như sau: Đệ tử lớn là Thiền sư Minh Vi Mật Hạnh trụ trì chùa Giác Lâm, đệ tử nhỏ hơn là Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân trụ trì chùa Giác Viên.

Năm Tân Mùi (1871), Hòa thượng Hải Tịnh hợp cùng chư Hòa thượng ở các tỉnh Nam Kỳ tổ chức Đại giới đàn tại chùa Tây Annúi Sam (Châu Đốc, An Giang).

Năm Ất Hợi (1875), Hòa thượng Hải Tịnh lại tổ chức Giới đàn (đàn truyền giới) ở chùa Thiên Ân (Gia Định), đệ tử của Hòa thượng Hải Tịnh là Minh Khiêm Hoằng Ân được phong làm Giáo thọ.

Ngày mùng 8 tháng 11 năm ấy (1875), Hòa thượng Tiên Giác Hải Tịnh cho gọi các đệ tử về chùa Giác Lâm để phó chúc. Hòa thượng dạy các đệ tử phải chăm lo tham học nghiên cứu kinh điển, trau dồi đạo đức phẩm hạnh, không nên ham thích theo khoa Ứng phú dễ bị sa ngã, mà cần phải tu tập thiền định để giải thoát cảnh luân hồi sanh tử. Đúng giờ Ngọ ngày hôm đó, Hòa thượng Hải Tịnh viên tịch, thọ 87 tuổi. Đồ chúng lập tháp thờ Hòa thượng Hải Tịnh ở khuôn viên chùa Giác Lâm.

Lúc còn tại thế, Hòa thượng Hải Tịnh có biên tập quyển Tông phái sự tích, hiện còn tàng trữ trong chùa Từ Ân mới ở Phú Lâm (thuộc Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh)[5].

Xem thêm

Sách tham khảo chính

  • Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam. Thành hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành, 1992.
  • Nguyễn Hiền Đức, Lịch sử Phật giáo Đàng Trong. Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 1995.
  • Thiền Hòa tử Huệ Chí, "Buổi đầu của Phật giáo Gia Định", in trong sách Hội thảo khoa học 300 năm Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP. Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản TP. Hồ Chí Minh, 2002.

Chú thích

  1. ^ Theo Thiền Hòa tử Huệ Chí, tr. 66.
  2. ^ a b Theo Thích Thanh Từ, tr. 490-491.
  3. ^ Theo Thiền Hòa tử Huệ Chí, tr. 59.
  4. ^ Thiền Hòa tử Huệ Chí, tr. 66.
  5. ^ Theo Nguyễn Hiền Đức, tr. 307.

Read other articles:

PT Telekomunikasi Indonesia InternationalJenisAnak perusahaan Telkom IndonesiaIndustriTelekomunikasi InvestasiKantorpusatTelkom Landmark TowerJakarta, IndonesiaMerekTelin SingaporeTelin Hong KongTelin Timor LesteTelin AustraliaTelin TaiwanTelin MalaysiaTelin USAIndukTelkom IndonesiaSitus webwww.telin.net Catatan kaki / referensi[1] TELIN atau PT. Telekomunikasi Indonesia Internasional adalah sebuah perseroan tertutup yang bergerak dalam bidang telekomunikasi.[2][...

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. János HerskóLahir(1926-04-09)9 April 1926Budapest, HungariaMeninggal12 Oktober 2011(2011-10-12) (umur 85)[1]PekerjaanSutradaraPemeranTahun aktif1948–2006 János Herskó (9 April 1926 – 12 Oktober 2011) adalah seor...

 

قرية دي رويتر الإحداثيات 42°45′32″N 75°53′06″W / 42.7589°N 75.885°W / 42.7589; -75.885  [1] تاريخ التأسيس 1795  تقسيم إداري  البلد الولايات المتحدة[2]  التقسيم الأعلى مقاطعة ماديسون  خصائص جغرافية  المساحة 0.3 ميل مربع  ارتفاع 392 متر  عدد السكان  عدد السكا�...

Artikel ini bukan mengenai Fajar Nugraha. Fajar NugrosFajar pada tahun 2018LahirFajar Nugroho29 Juli 1979 (umur 44)Yogyakarta, IndonesiaPendidikanSMA Muhammadiyah 1 YogyakartaAlmamater Universitas Islam Indonesia Institut Kesenian Jakarta PekerjaanSutradarapenulisproduser filmTahun aktif2004—sekarangDikenal atasPendiri Demi Istri Production (sekarang IDN Pictures)Karya terkenalSeri film Yowis Ben (2018—2021)Suami/istriSusanti DewiAnak1 Fajar Nugros (lahir 29 Juli 1979) adalah se...

 

العصر السيلوري قك ك أ س د ف بر ث ج ط ب ن Silurian الرمز S المستوى الزمني عصر/نظام الحقبة الحياة القديمة -الدهر البشائر علم الطبقات البداية 443.8 ± 1.5 م.س.مضت النهاية 419.2 ± 3.2 م.س.مضت المدة 24.6 م.س تقريبا الأوردوفيشي الديفوني الأقسام الفرعية الفترة البداية (م.س) البريدولي 423 ± 2.3 ال...

 

Village in Illinois, United StatesMahomet, IllinoisVillageLake of the WoodsLocation of Mahomet in Champaign County, Illinois.MahometLocation within Champaign CountyShow map of Champaign County, IllinoisMahometMahomet (Illinois)Show map of IllinoisCoordinates: 40°11′12″N 88°22′32″W / 40.18667°N 88.37556°W / 40.18667; -88.37556[1]CountryUnited StatesStateIllinoisCountyChampaignGovernment • Village PresidentSean Widener[citation needed...

Artikel ini terlalu bergantung pada referensi dari sumber primer. Mohon perbaiki artikel ini dengan menambahkan sumber sekunder atau tersier. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) Artikel ini menggunakan kata-kata yang berlebihan dan hiperbolis tanpa memberikan informasi yang jelas. Silakan buang istilah-istilah yang hiperbolis tersebut. (Pelajari cara dan kapan saatnya untuk menghapus pesan templat ini) Khalifahخِلافة Kekhalifahan utama Kekhalifahan Rasyid...

 

Kallam Anji ReddyLahir(1939-02-01)1 Februari 1939Tadepalli, distrik Guntur, Andhra Pradesh, IndiaMeninggal15 Maret 2013(2013-03-15) (umur 74)Hyderabad, Andhra Pradesh (kini Telangana), IndiaKebangsaanIndiaPendidikan B. Sc. (Andhra), B. Sc. (Bombay), Ph. D. (NCL) Almamater Andhra Christian College, Guntur, Institute of Chemical Technology, Mumbai, National Chemical Laboratory, Pune PekerjaanMantan Ketua Dr. Reddy's LaboratoriesDikenal atasDr. Reddy's LaboratoriesKekayaan bersih(USD)...

 

Literary journal in India (1920) The Muslim Bharat (Bengali: মোসলেম ভারত) was a historic literary journal that published from Kolkata in the early 20th century. It published works by notable Bengali authors and poets; such as Abanindranath Tagore, Kalidas Roy, Kaikobad, Qazi Imdadul Haq, Kazi Abdul Wadud, Kumud Ranjan Mullick, Mohitlal Majumdar, Mohammad Barkatullah, Satyendranath Dutta, Sheikh Fazlul Karim, and Syed Emdad Ali.[1][2][3] History The...

Questa voce o sezione contiene informazioni riguardanti una tecnologia in fase di sviluppo. Il contenuto potrebbe cambiare radicalmente non appena maggiori informazioni saranno disponibili. Per favore, non aggiungere speculazioni alla voce. Schema di un reattore nucleare veloce refrigerato al piombo di alta potenza (intorno a 1 GWe) Il reattore nucleare a neutroni veloci refrigerato a piombo, o più brevemente LFR (sigla dall'inglese Lead-cooled Fast Reactor) è un reattore nucleare vel...

 

نظرية العناصر الخمسةمعلومات عامةالاسم الأصل 五行 (بالlzh) 五行 (باليابانية) 오행 (بالكورية) لديه جزء أو أجزاء الخشب (وو شينغ)النار (وو شينغ)الأرض (وو شينغ) تعديل - تعديل مصدري - تعديل ويكي بيانات جزء من سلسلة مقالات حولالطاوية المفاهيم الطاو دي [الإنجليزية] ووجي [الإنجليزية] تاي تشي...

 

After School adalah sebuah program tv anak-anak di RCTI yang memadukan sulap dengan pelajaran fisika/kimia dasar. Acara yang berdurasi 30 menit ini dipandu oleh Deddy Corbuzier yang dipanggil Paman oleh kedua karakter tetap dalam acara ini, Dea (Marsha Aruan) dan Cabi (Aldo Tansani). Sinopsis Acara Beberapa sulap yang ditampilkan pada awalnya akan diberitahu, tetapi untuk sulap pribadinya Deddy Corbuzier yang lebih mengagumkan, trik sulap tersebut tidak diberitahukan. Setiap siaran yang dipan...

كنيسة القديسة حنة في فيلنيوس. يشكل الكاثوليك نسبة 80% من سكان ليتوانيا.[1] ومنذ القرن الرابع عشر أعتبرت ليتوانيا دولة مسيحية وأمّة كاثوليكية.[2] حافظت ليتوانيا على هويتها الكاثوليكية تحت حكم الإمبراطورية الروسية وفي وقت لاحق في إطار الاتحاد السوفياتي عندما قاد بعض ال...

 

Term of literary criticism or of rhetorical technique For other uses, see Bathos (disambiguation). Not to be confused with pathos, a successful arousal of sympathy and pity. Bathos (UK: /ˈbeɪθɒs/ BAY-thoss;[1] Greek: βάθος, lit. depth) is a literary term, first used in this sense in Alexander Pope's 1727 essay Peri Bathous,[1] to describe an amusingly failed attempt at presenting artistic greatness. Bathos has come to refer to rhetorical anticlimax, an abrupt tra...

 

Bus route in Zhengzhou, China B2OverviewSystemZhengzhou BRTOperatorZhengzhou Bus Communication CorporationVehicleYutong ZK6180CHEVNPG3 (18m)Yutong ZK6125CHEVNPG4 (12m)Yutong E12 (12m)LiveryGreen (18m articulated bus and E12)Brown (other 12m buses)StatusOperationalBegan service26 January 2014[1]RouteLocaleZhengzhouStartDaxie B/TEndZhongzhou AvenueLength23 km (14 mi)Stops32ServiceLevelDailyOperates6:00 am – 9:30 pm Route map Legend Daxie Bus Terminus Qianxiangwanhechen...

Tiangou (Hanzi: 天狗; Pinyin: tiān gǒu; Wade–Giles: t'ien1-kou3; harfiah: 'Anjing Langit') atau Tianggou Xing (Hanzi: 天狗星; Pinyin: tiān gǒu xīng; Wade–Giles: t'ien1-kou3; harfiah: 'Bintang Anjing Langit') adalah salah satu makhluk mitologis dari Tiongkok. Dalam cerita rakyat Tiongkok, tiangou dikenal sebagai penyebab terjadinya bulan dan menculik anak-anak.[1] Klasik Gunung dan Laut Artikel utama: Shan Hai Jing Klasik Gunung dan Laut, s...

 

هيرهوخوفارد‏Heerhugowaard بلدية صور من أعلى، من اليسار إلى اليمين: Stad van de Zon، طاحونة هواء فينهاوزر، مسرح كول، هيرهوخوفارد. علم هيرهوخوفارد‏Heerhugowaardعلمشعار هيرهوخوفارد‏Heerhugowaardشعار Highlighted position of Heerhugowaard in a municipal map of North Hollandالموقع في شمال-هولندا الإحداثيات 52°40′N 4°50′E /...

 

نيكولاس جياكوبون معلومات شخصية الميلاد سنة 1975 (العمر 48–49 سنة)[1]  بوينس آيرس[1]  مواطنة الأرجنتين  عضو في نقابة الكتاب الأمريكية الغربية  الحياة العملية المهنة كاتب سيناريو،  وكاتب  الجوائز  جائزة الأوسكار لأفضل سيناريو أصلي  (عن عمل:الرجل الط�...

Basic organizational unit of Scouting Scout troopA Boy Scouts of America troop at a national Scout jamboree in 1977.CountryWorldwideFounded1907FounderRobert Baden-Powell, 1st Baron Baden-Powell  Scouting portal A Scout troop is a term adopted into use with Boy Scouts, Girl Scouts and the Scout Movement to describe their basic units. The term troop echoes a group of mounted scouts in the military or an expedition and follows the terms cavalry, mounted infantry and mounted police use for o...

 

Floatplane by Boeing B & W Seaplane Replica of the Boeing B&W Seaplane at the Museum of Flight Role SeaplaneType of aircraft Manufacturer Boeing Designer William Edward Boeing George Conrad Westervelt First flight 15 June 1916[1] Primary user New Zealand Flying School Number built 2 The Boeing Model 1, also known as the B & W Seaplane, was a United States single-engine biplane seaplane aircraft. It was the first Boeing product and carried the initials of its designers...