Thịnh Long

Thịnh Long
Thị trấn
Thị trấn Thịnh Long
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhNam Định
HuyệnHải Hậu
Thành lập26/2/1997[1]
Loại đô thịLoại IV
Năm công nhận2014[2]
Địa lý
Tọa độ: 20°01′52″B 106°13′02″Đ / 20,031173°B 106,217149°Đ / 20.031173; 106.217149
Thịnh Long trên bản đồ Việt Nam
Thịnh Long
Thịnh Long
Vị trí thị trấn Thịnh Long trên bản đồ Việt Nam
Diện tích15,28 km²[3]
Dân số (2022)
Tổng cộng17.742 người[3]
Mật độ1.161 người/km²
Khác
Mã hành chính14221[4]

Thịnh Long là một thị trấn ven biển thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, Việt Nam.

Địa lý

Thị trấn Thịnh Long nằm ở ven biển phía nam huyện Hải Hậu, cạnh cửa sông Ninh Cơ, có vị trí địa lý:

Thị trấn Thịnh Long có diện tích 15,28 km², dân số năm 2022 là 17.742 người,[3] mật độ dân số đạt 1.161 người/km².

Hành chính

Thị trấn Thịnh Long được chia thành 20 tổ dân phố số: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 21, 22.

Lịch sử

Trước năm 1935, Hải Thịnh hình thành ba trại: Nam Cồn, Long Châu, Phú Thịnh.

Năm 1936, thành lập thêm trại Phú Mỹ.

Năm 1982, có các cụm cư Nam Cồn, Thịnh Long thuộc xã Hải Châu.

Tháng 7 năm 1956, thành lập xã Hải Thịnh trên cơ sở thôn Nam và thôn Thịnh Long của xã Hải Châu.[5][6]

Ngày 26 tháng 2 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 19-CP[1] về việc thành lập thị trấn Thịnh Long trên cơ sở trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Hải Thịnh.

Thị trấn Thịnh Long có 1.568 ha diện tích tự nhiên và 13.730 nhân khẩu.

Ngày 10 tháng 12 năm 2014, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 1448/QĐ-BXD[2] công nhận thị trấn Thịnh Long là đô thị loại IV.

Ngày 2 tháng 12 năm 2021, HĐND tỉnh Nam Định ban hành Nghị quyết số 61/2021/NQ-HĐND[7] về việc:

  • Sáp nhập TDP Số 4 vào TDP Số 5.
  • Sáp nhập TDP Số 20 vào TDP Số 21.

Giao thông

Thị trấn Thịnh Long nằm ở cuối quốc lộ 21A nối từ Sơn Tây (Hà Nội) và trên quốc lộ 21B đoạn Nam Định - Thịnh Long - Phát Diệm - Tam Điệp.

Ngày 28 tháng 5 năm 2020, tỉnh Nam Định đã đưa vào khai thác cầu Thịnh Long bắc qua sông Ninh Cơ sau hai năm thi công, giúp rút ngắn khoảng cách 15 km từ thành phố Nam Định đến thị trấn Thịnh Long so với lộ trình trước đây.[8]

Thịnh Long có cảng Hải Thịnh nằm trên tuyến vận tải cảng Ninh Phúc – Lạch Giang.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a b “Nghị định số 19-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Nam Định, huyện Hải Hậu, chia các huyện Xuân Thủy, Nam Ninh và thành lập thị trấn Thịnh Long thuộc huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”. Thư viện Pháp luật. 26 tháng 2 năm 1997.
  2. ^ a b Quyết định số 1448/QĐ-BXD ngày 10-12-2014 của Bộ Xây Dựng về việc công nhận thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV.
  3. ^ a b c Công an tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định (2023). 15. Biểu thống kê Dân số và Diện tích các xã, thị trấn (PDF). Số liệu diện tích tự nhiên và quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp xã huyện Hải Hậu (thời điểm 31/12/2022). tr. 1. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 14 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2023.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ UBND thị trấn Thịnh Long (8 tháng 12 năm 2016). “Lời giới thiệu thị trấn Thịnh Long”. Trang thông tin điện tử UBND thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
  6. ^ Ban Tuyên giáo Hải Hậu (13 tháng 10 năm 2010). “Tên Làng, xã – huyện Hải Hậu qua các thời kỳ (Từ năm 1485 đến năm 2010)”. UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  7. ^ HĐND tỉnh Nam Định (2 tháng 12 năm 2021). “Nghị quyết số 61/2021/NQ-HĐND ngày 02/12/2021 của HĐND tỉnh Nam Định về việc sắp xếp, sáp nhập, đổi tên thôn (xóm), tổ dân phố và hỗ trợ đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn (xóm), tổ dân phố dôi dư sau sáp nhập thôn (xóm), tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Thư viện Pháp luật.
  8. ^ “Thông xe cầu Thịnh Long, xóa chia cách đôi bờ Ninh Cơ”. Báo Giao Thông. ngày 27 tháng 5 năm 2020.

Tham khảo