Thần kinh quay

Thần kinh quay
Thần kinh trên vai, thần kinh nách, và thần kinh quay
Latinh nervus radialis
Phân bố posterior compartment of the arm, posterior compartment of the forearm
Từ bó sau
Đến thần kinh gian cốt sau

Thần kinh quay (tiếng Anh: radial nerve; tiếng Pháp: le nerf radial) là dây thần kinh ở người, chi phối phần sau chi trên. Thần kinh chi phối đầu trong và đầu ngoài của cơ tam đầu cánh tay, tất cả 12 cơ ở ô cẳng tay sau, các khớp liên quan và da bao phủ.

Thần kinh bắt nguồn từ đám rối thần kinh cánh tay, mang các sợi rễ bụng của C5, C6, C7, C8 & T1.

Thần kinh quay và các nhánh chi phối vận động cho các cơ ở cánh tay (cơ tam đầu cánh taycơ khuỷu) và các duỗi ngoài của cổ tay và bàn tay; nó cũng chi phối cảm giác bì cho hầu hết mặt sau của bàn tay, ngoại trừ mặt sau ngón tay út và một nửa ngón tay liền kề (do thần kinh trụ chi phối).

Thần kinh quay phân chia thành một nhánh sâu, trở thành thần kinh gian cốt sau cánh tay và một nhánh nông, đi vào chi phối mặt sau bàn tay (mặt mu tay).

Cấu trúc

Thần kinh quay ở nách phải, nhìn từ phía sau

Thần kinh quay là nhánh cuối của bó sau đám rối thần kinh cánh tay. Nó đi qua cánh tay, ban đầu ở ô cánh tay sau sau đó đến ô cánh tay trước, và tiếp tục ở ô cẳng tay sau.

Cánh tay

Thần kinh quay bắt nguồn từ bó sau của đám rối cánh tay, nhận các sợi C5-C8 và T1. Từ đám rối cánh tay, thần kinh di chuyển phía sau 1/3 cuối của động mạch nách (đoạn động mạch nách ở phía xa so với cơ ngực bé). Trong cánh tay, thần chạy phía sau động mạch cánh tay, đi vào tam giác cánh tay tam đầu đến rãnh thần kinh quay ở mặt sau 1/3 giữa xương cánh tay. Thần kinh cùng với động mạch cánh tay sâu chạy xuống dưới, giữa đầu ngoài và đầu trong của cơ tam đầu cánh tay cho đến mặt ngoài cánh tay, cách 5 cm về phía dưới lồi củ delta, nơi nó chọc qua vách gian cơ ngoài lên ô cánh tay trước. Sau đó, thần kinh đi xuống qua mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay. Thần kinh phân nhánh thành nhánh nông và sâu, tiếp tục qua hố trụ vào cẳng tay.[1]

Thần kinh quay cho nhánh cơ, chi phối vận động đầu dài, đầu trung gian và đầu bên của cơ tam đầu, khi thần kinh đi qua rãnh thần kinh quay. Sau khi đi qua rãnh thần kinh quay, thần kinh cung cấp cho cơ cánh tay, cơ cánh tay quaycơ duỗi cổ tay quay dài.[1]

Phía trên rãnh thần kinh quay, thần kinh quay tách thần kinh bì cánh tay sau cung cấp cảm giác da ở phía sau cánh tay. Trong rãnh thần kinh quay, thần kinh tách thần kinh bì cánh tay ngoàithần kinh bì cẳng tay sau. Thần kinh quay cho các nhánh chi phối khớp khuỷu tay.[1]

Cẳng tay và bàn tay

Ở cẳng tay, thần kinh quay chia thành nhánh nông (chủ yếu là cảm giác) và nhánh sâu (chủ yếu là vận động).

Biến thể

Người ta thường cho rằng thần kinh quay chi phối vận động đầu dài cơ tam đầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu 20 tử thi được thực hiện vào năm 2004 phát hiện ra rằng thần kinh nách mới chi phối đầu dài của cơ tam đầu mà không có bất kỳ sự chi phối nào từ thần kinh quay.[4]

Chức năng

Sau đây là các nhánh của thần kinh quay (bao gồm nhánh nông của thần kinh quay và nhánh sâu của thần kinh quay / dây thần kinh gian cốt sau).

Cảm giác bì

Cảm giác bì chi trên bên phải. Thần kinh quay chi phối vùng có màu hồng.

Cảm giác bì do các nhánh thần kinh sau:

Nhánh nông của thần kinh quay chi phối cảm giác cho phần lớn mu bàn tay, da giữa ngón cái và ngón trỏ.

Chi phối vận động

Cơ của cẳng tay sau.

Nhánh bên của thần kinh quay:

Nhánh sâu của thần kinh quay:

Thần kinh gian cốt cẳng tay sau:

Thần kinh quay (và nhánh sâu) chi phối vận động cho các cơ ở ô cánh tay sauô cẳng tay sau.

Ý nghĩa lâm sàng

Chấn thương

Tổn thương thần kinh quay ở các mức khác nhau gây ra ít nhiều các biểu hiện khác nhau: liệt cơ duỗi cẳng tay, liện các cơ duỗi và ngửa bàn tay, ngón tay; bàn tay bị kéo rủ xuống hình cổ cò, còn gọi là bàn tay rơi.

Tham khảo

  1. ^ a b c d Krishna, Garg (2010). “8 - Arm”. BD Chaurasia's Human Anatomy (Regional and Applied Dissection and Clinical) Volume 1 - Upper limb and thorax (ấn bản thứ 5). India: CBS Publishers and Distributors Pvt Ltd. tr. 95, 111, 122, 128. ISBN 978-81-239-1863-1.
  2. ^ “Acland's video Atlas of Human Anatomy 1.3.1.8 - Radial nerve in the forearm and hand”. Wolters Kluwer. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2018. The deep branch of the radial nerve, also known as the posterior interosseous nerve, is a motor nerve.
  3. ^ Nurul Huda, Mohd Nor; San, Aye Aye; Fauziah, Othman (2014). “An Anomalous Pattern of Superficial Branch of Radial Nerve: A Cadaveric Case Report”. International Journal of Morphology. 32 (1): 29–31. doi:10.4067/S0717-95022014000100005. ISSN 0717-9502. The deep branch of radial nerve and also known as posterior interosseous nerve is the nerve of extensor compartment of the forearm...
  4. ^ de Sèze MP, Rezzouk J, de Sèze M, Uzel M, Lavignolle B, Midy D, Durandeau A (2004). “Does the motor branch of the long head of the triceps brachii arise from the radial nerve? An anatomic and electromyographic study”. Surg Radiol Anat. 26 (6): 459–61. doi:10.1007/s00276-004-0253-z. PMID 15365769.
Sách