Thùy Liên

Nghệ sĩ ưu tú
Thùy Liên
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Ngô Thị Liên
Ngày sinh
11 tháng 2, 1952 (72 tuổi)
Nơi sinh
Đại Lộc, Quảng Nam
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên điện ảnh
Gia đình
Chồng
Huỳnh Kim Thạch
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1993)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1975 – nay
Vai diễnSáu Linh trong Mùa gió chướng
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1980
Nữ diễn viên chính xuất sắc

Thùy Liên (sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952) là một diễn viên điện ảnh, diễn viên sân khấu người Việt Nam trong thập niên 1970–1980. Bà thường được biết đến với vai Sáu Linh trong bộ phim Mùa gió chướng và được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Cuộc đời

Thùy Liên, tên thật là Ngô Thị Liên, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.[1] Năm 1957, bà theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống, từ nhỏ bà đã rất đam mê văn nghệ.[2] Năm học cấp 3 ở Trường Hưng Đạo, bà đã là một nữ sinh chuyên diễn kịch có tiếng ở trường, chính vì lý do này mà bà được các đạo diễn Lê Hoàng Hoa, Lưu Bạch Đàn phát hiện và cho đóng vai phụ trong các phim Bão tình, Chàng ngốc gặp hênNgàn dặm tình anh.[2][3] Năm 1976, đạo diễn Khương Mễ đã mời bà đóng một vai nhỏ trong bộ phim cách mạng Cô Nhíp, đây là một trong những bộ phim truyện đầu tiên được ra đời sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.[4]

Năm 1978, bà đảm nhận tới 2 vai diễn chính: Bảy Hạnh trong phim Tình đất Củ Chi (đạo diễn Mai Lộc) và Sáu Linh trong phim Mùa gió chướng (đạo diễn Nguyễn Hồng Sến).[5] Bộ phim Mùa gió chướng đánh dấu sự trở lại của Hồng Sến với vai trò đạo diễn khi đã được tu nghiệp tại nước ngoài và là bộ phim truyện đầu tay của ông.[6] Theo bà chia sẻ, trong quá trình quay phim Mùa gió chướng kéo dài suốt 3 tháng ở vùng Đồng Tháp Mười, bà thường xuyên lội nước làm rất nhiều đỉa bám lên chân; đoàn phim phải sinh hoạt trên chiếc tắc ráng; chuyện vệ sinh, tắm rửa của đoàn đều phải lặn xuống sông để giải quyết.[7][8] Với 2 vai diễn trên, bà đã đoạt giải Bông sen vàng dành cho nữ diễn viên chính xuất sắc hạng mục phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 5 tổ chức tại Hà Nội, trở thành nữ diễn viên miền Nam đầu tiên nhận được giải thưởng này.[9][10]

Năm 1985, Thùy Liên đoạt huy chương vàng tại hội diễn sân khấu toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh với vở kịch Xa thành phố yêu dấu.[3] Đến năm 1993, bà được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Từ thập niên 2000, bà chuyển sang dòng phim truyền hình và vào vai những người bà, người mẹ trong các bộ phim như Gió rừng tràm, Chuyện ngày ấy quê tôi, Sương gió biên thùy.[4]

Các phim đã tham gia

Điện ảnh

Năm Phim Vai diễn Đạo diễn Ghi chú Nguồn
1976 Cô Nhíp Nữ y tá NSƯT Khương Mễ [a] [11][12]
1978 Chiều sâu lòng đất Nga [11][13]
Tình đất Củ Chi Bảy Hạnh NSND Mai Lộc [14][15]
Mùa gió chướng Sáu Linh NSND Nguyễn Hồng Sến [b] [16][17]
1980 Đường dây Côn Đảo Tuyết Mai Bùi Sơn Duân [18]
Ngọn lửa Thành Đồng Thím Hai NSƯT Lê Mộng Hoàng [c] [19][20]
1981 Phượng Tư Hà NSƯT Lê Văn Duy
1982 Hạnh phúc ở quanh đây Hồng Hiên Xuân Thành
1985 Khoảng vượt Út Hường NSƯT Lê Văn Duy
Hai Cũ Vợ Hai Cũ Bùi Sơn Duân
1986 Đứa con và người lính Thương Thảo Châu Huế [21]
1992 Bọn trẻ Hoài Linh NSND Nguyễn Khánh Dư
Cát bụi hè đường Cô Nhân

Truyền hình

Đời tư

Bà lập gia đình với ông Huỳnh Kim Thạch, tức soạn giả Mai Quân – nguyên Phó Tổng thư kí Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh, ông là nhà hoạt động cách mạng lão thành và đã được trao tặng Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cùng nhiều huân chương khác.[22][23] Vợ chồng bà sinh được hai người con gái.[4]

Tham khảo

  1. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV.
  2. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ V.
  3. ^ Phim đoạt giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ VI.

Tham khảo

  1. ^ “NSƯT NGÔ THỊ LIÊN (THÙY LIÊN)”. Hội điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh. 25 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ a b Hoàng Kim, Lữ Đắc long (15 tháng 3 năm 2010). “Hai "dấu ấn" của điện ảnh Việt Nam”. Báo Giáo dục Online. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b Hồ Huy Sơn (24 tháng 8 năm 2010). “NSƯT Thùy Liên: Sống đời tự do”. Báo Công an nhân dân. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022.
  4. ^ a b c Nguyễn Phúc (11 tháng 2 năm 2014). “NSƯT Thùy Liên: Những dấu ấn nghệ thuật đỉnh cao”. Báo giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  5. ^ Văn Tuấn (28 tháng 10 năm 2022). “Sống lại ký ức về một thời làm phim gian khổ”. Báo Sài Gòn giải phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  6. ^ Hồng Phẫn (6 tháng 10 năm 2012). “Về Đồng Tháp Mười nhớ Hồng Sến – Thúy An”. Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  7. ^ Hương Nhu (28 tháng 10 năm 2022). “Nữ chính phim "Mùa gió chướng" bùi ngùi gặp lại mình trên poster phim”. Báo Phụ nữ. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  8. ^ Báo Sài Gòn giải phóng (30 tháng 4 năm 2024). “Phim về 30-4: Viết tiếp tự hào lịch sử”. Báo Ấp bắc. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  9. ^ Hương Nhu (1 tháng 5 năm 2024). “Nghệ sĩ ưu tú Thùy Liên: 47 năm vẫn vẹn nguyên ký ức với vai Sáu Linh”. Báo Phụ nữ. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  10. ^ Cát Vũ (27 tháng 11 năm 2014). “Gặp lại Sáu Linh”. Báo Phụ nữ. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  11. ^ a b Báo Thanh Niên (19 tháng 6 năm 2004). “Vĩnh biệt đạo diễn - NSƯT Khương Mễ”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  12. ^ Ngọc Tuyết (20 tháng 10 năm 2017). “Đạo diễn - nhà quay phim Khương Mễ: "Lumìere của Đồng Tháp Mười - Việt Nam". Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  13. ^ “Tỏa sáng với phim chiến tranh cách mạng (Phần 1)”. Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  14. ^ Ngô Mạnh Lân và đồng nghiệp (2005), tr. 165.
  15. ^ Võ Triều Sơn (10 tháng 9 năm 2017). “Đạo diễn Mai Lộc - người góp phần đặt nền móng cho điện ảnh cách mạng Việt Nam”. Báo Thừa Thiên Huế. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  16. ^ Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2002), tr. 396.
  17. ^ Đoàn Tuấn (30 tháng 9 năm 2021). “Nghệ sĩ Nguyễn Hồng Sến: Quay phim giỏi, đạo diễn tài”. Báo Công an Nhân dân điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2022. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2024.
  18. ^ “Đường dây Côn Đảo - bộ phim điện ảnh đặc sắc về đề tài cách mạng”. Đài Truyền hình Hậu Giang. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  19. ^ Báo Thanh Niên (6 tháng 8 năm 2002). “Đạo diễn Lê Mộng Hoàng: 'Tôi chỉ sợ mình bỏ nghề'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  20. ^ “Phim truyện: Ngọn lửa Thành Đồng”. Youtube Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu. 30 tháng 5 năm 2024. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2024.
  21. ^ Duy Khôi (27 tháng 7 năm 2023). “Những bộ phim hay về người lính”. Báo Cần Thơ. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  22. ^ Thanh Hiệp (15 tháng 12 năm 2014). “Nghệ sĩ tiễn biệt soạn giả Mai Quân”. Báo Người lao động. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.
  23. ^ Hải Thanh (3 tháng 5 năm 2009). “Soạn giả Mai Quân – Người giữ nhịp cầu nhân ái của nghệ sĩ”. Báo Sài Gòn giải phóng. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2024.

Nguồn