Theo cuộc Tổng điều tra dân số tính đến ngày 01/04/2019, Thái Bình là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 11 về số dân với 1.860.447 người (xếp sau Đắk Lắk và xếp trên Bắc Giang), xếp thứ 29 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 40 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ tám về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.860.447 người dân[8], GRDP đạt 68.142 tỉ Đồng (tương ứng với 2,9595 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,53%.[9]
Địa lý
Vị trí
Tỉnh Thái Bình có tọa độ từ 20°18′B đến 20°44′B, 106°06′Đ đến 106°39′Đ.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thái Bình, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 100 km về phía tây bắc, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 70 km về phía đông bắc. Vị trí tiếp giáp tỉnh Thái Bình:
Điểm cực Bắc tại: thôn Lộng Khê, xã An Khê, huyện Quỳnh Phụ.
Điểm cực Tây tại: thôn Tân Hà, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà.
Điểm cực Đông tại: thôn Trường Xuân, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.
Điểm cực Nam tại: khu vực cửa Ba Lạt, xã Nam Phú, huyện Tiền Hải.
Địa hình
Địa hình tỉnh Thái Bình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1–2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam. Thái Bình có bờ biển dài 52 km.
Tỉnh Thái Bình có bốn con sông chảy qua: phía bắc và đông bắc có sông Hóa dài 35 km, phía bắc và tây bắc có sông Luộc (phân lưu của sông Hồng) dài 53 km, phía tây và nam là đoạn hạ lưu của sông Hồng dài 67 km, sông Trà Lý (phân lưu cấp 1 của sông Hồng) chảy qua giữa tỉnh từ tây sang đông dài 65 km. Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Do đặc điểm sát biển nên chúng đều chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều, mùa hè mức nước dâng nhanh với lưu lượng lớn và hàm lượng phù sa cao, mùa đông lưu lượng giảm nhiều và lượng phù sa không đáng kể khiến nước mặn ảnh hưởng sâu vào đất liền từ 15–20 km.
Khí hậu - Thủy văn
Thái Bình nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm: có bốn mùa trong năm(Xuân,Hạ,Thu,Đông) mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9; mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau; từ tháng 7 tới tháng 10 là mùa thu thời tiết lúc này se lạnh dụi mát và mùa xuân bắt đầu từ giữa tháng 1 tới giữa tháng 3 tuy không rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình: 23,5 °C. Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.800 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 85-90%
Sông ngòi
Tỉnh Thái Bình nằm trong vùng cận nhiệt đới ẩm, nên hàng năm đón nhận một lượng mưa lớn (1.600-1.800mm), lại là vùng bị chia cắt bởi các con sông lớn, đó là các chi lưu của sông Hồng, trước khi chạy ra biển. Mặt khác, do quá trình sản xuất nông nghiệp, trải qua nhiều thế hệ, người ta đã tạo ra hệ thống sông ngòi dày đặc. Tổng chiều dài các con sông, ngòi của Thái Bình lên tới 8492 km, mật độ bình quân từ 5–6 km/km². Hướng dòng chảy của các con sông đa số theo hướng tây bắc xuống đông nam. Phía bắc, đông bắc tỉnh Thái Bình thuộc lưu vực sông Thái Bình.
Các hệ thống sông của tỉnh Thái Bình gồm:
Hệ thống sông ngoài đê: Phía tây, tây nam và phía nam (đoạn ngã ba sông Luộc đến cửa Ba Lạt) có sông Hồng chảy uốn khúc, quanh co, là nguồn cung cấp nước và phù sa chính cho Thái Bình. Phía tây bắc là sông Luộc (một chỉ lưu của sông Hồng), đây là sông cung cấp nước cho các huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà. Phía đông bắc là sông Hóa chảy ra cửa sông Thái Bình. Sông Trà Lý (một chi lưu của sông Hồng) bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra biển, chia Thái Bình thành hai khu: khu bắc và khu nam. Sông Diêm Hộ, chảy qua một phần huyện Đông Hưng và chia đôi huyện Thái Thụy và chảy ra biển thông qua cống Trà Linh.
Hệ thống sông trong đê: Thái Bình còn có hệ thống sông ngòi trong đê chằng chịt chủ yếu phục vụ tưới tiêu cho đồng ruộng và sinh hoạt của người dân. Sau đây là một số sông nội bộ của tỉnh:
Khu vực bắc Thái Bình:
Sông Tiên Hưng: Vốn là con sông tự nhiên chạy uốn quanh các huyện Hưng Hà và Đông Hưng. Sông dài 51 km, rộng 50-100m, tưới tiêu cho các vùng đất ven sông và là đường giao thông thủy quan trọng của vùng này.
Sông Quỳnh Côi: Còn gọi là sông Yên Lộng hay sông Bến Hiệp. Đây là con sông đào xuyên qua một phần huyện Quỳnh Phụ, xuôi xuống Đông Hưng, có chiều dài khoảng 15 km, bắt đầu từ cống Bến Hiệp nối với sông Tiên Hưng ở xã Liên Giang.
Sông Đại Nẫm: Cũng là con sông chạy qua huyện Quỳnh Phụ, dài 16 km, bắt nguồn từ cống Đại Nẫm nối với sông Diêm Hộ.
Sông Diêm Hộ: Là con sông tiêu nước quan trọng nhất trong hệ thống thủy nông ở khu vực bắc Thái Bình. Hầu hết các con sông nội đồng trong khu vực đều đổ ra sông Diêm Hộ, khi chưa có cống Trà Linh, sông Diêm Hộ trở thành con sông trong đê với chức năng chính là tiêu úng cho các huyện phía bắc Thái Bình.
Sông Búng: Chảy qua các xã Hiệp Hòa, Việt Hùng, Dũng Nghĩa, Tân Lập, nối sông Trà Lý với sông Hồng, dài khoảng 13 km.
Sông Bạch: Chảy từ cống Nạng (sông Trà Lý) ở ranh giới xã Tân hòa, Phúc Thành uốn lượn qua Tân Phong, Tân Bình (Vũ Thư), phường Tiền Phong, xã Phú Xuân, nối với sông Vĩnh Trà ở phường Phú Khánh thành phố Thái Bình.
Sông Kiến Giang: Là con sông đào gồm nhiều đoạn khác nhau. Dòng chính nối từ sông Vĩnh Trà ở Thành phố Thái Bình, qua một số xã ở huyện Vũ Thư rồi chảy qua huyện Kiến Xương, Tiền Hải, đổ vào Sông Lân, dài 30 km. Đây là con sông quan trọng cho việc tưới tiêu đồng ruộng phía nam Thái Bình và là đường vận tải thủy quan trọng trong khu vực. Có thể nói, nó là xương sống của hệ thống thủy lợi khu nam Thái Bình. Nó có hệ thống sông ngòi, mương máng nối với sông Hồng, sông Trà Lý thông qua các cống. Hầu hết các con sông khác trong khu vực đều có mối liên hệ với sông Kiến Giang, như sông Nguyệt lâm, Dực Dương... Sông Kiến Giang là con sông tương đối đẹp, một nơi có đôi bờ là điểm quần tụ dân cư đông đúc, trù phú, làng mạc xanh tươi.
Sông Nguyệt Lâm: Là sông đào đi từ cống Nguyệt Lâm, lấy nước từ sông Hồng (xã Vũ Bình, huyện Vũ Thư), nối với sông Kiến Giang ở xã Hòa Bình, huyện Kiến Xương chiều dài 13 km.
Sông Dực Dương: Cũng là sông đào đi từ cống Dực Dương, lấy nước sông Trà Lý, tại vị trí xã Trà Giang, nối sông Kiến Giang ở xã Bình Minh huyện Kiến Xương dài 13 km.
Sông Hương: Nối sông Hồng với sông Kiến Giang, từ xã Bình Thanh huyện Kiến Xương đến đến xã Phương Công huyện Tiền Hải.
Sông Lân: Trước kia là một nhánh của sông Hồng đổ ra biển. Hiện nay nó trở thành con sông trong đê, chạy từ ranh giới xã Hồng Tiến (huyện Kiến Xương) - Nam Hải (Tiền Hải) chảy ròng ra biển. Từ ngày đắp đê, xây dựng cống Lân, nó trở thành con sông nội đồng. Con sông này tưới tiêu nước cho huyện Kiến Xương và Tiền Hải. Cống Lân làm nhiệm vụ ngăn nước mặn và tiêu nước mỗi khi ngập úng nội đồng, đồng thời điều tiết tưới tiêu cho khu vực nam Thái Bình.
Sông Long Hầu: Nối sông Trà Lý với sông Kiến Giang từ xã Đông Quý đến xã Đông Lâm (Tiền Hải).
Quá trình hình thành các con sông lớn nhỏ của Thái Bình là sự kết hợp giữa sự phát triển tự nhiên và nhu cầu hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Các con sông tự nhiên được hình thành do quá trình vận động của các dòng chảy, bắt đầu từ thượng nguồn, về phía hạ lưu hướng dòng chảy luôn thay đổi do sông uốn khúc nhiều. Sông Hồng trước đây thường hay thay đổi dòng chảy. Từ khi hình thành hệ thống đê điều, dòng chảy của sông Hồng ổn định gần như diện mạo hôm nay. Hệ thống sông trong đê là kết quả quá trình chinh phục của con người, nhằm hạn chế tác hại của thiên tai, tận dụng các điều kiện tự nhiên để tưới tiêu trong nông nghiệp. Trải qua nhiều thập niên, người nông dân Thái Bình liên tục cải tạo, khơi sâu, nắn dòng các con sông nội đồng với mục đích tưới tiêu thuận lợi và một phần phục vu vận tải đường thủy.
Ao, hồ, đầm
Trên địa bàn Thái Bình không có các hồ, đầm lớn, chủ yếu là các ao nhỏ, nằm xen kẽ với làng xóm hoặc ven đê, ven biển do lấy đất đắp đê hoặc do vỡ đê tạo thành các điểm trũng tích nước. Các ao hồ nhỏ nằm rải rác, xen kẽ các khu dân cư là kết quả của quá trình tạo lập đất ở. Xưa kia, đất được bồi đắp không bằng phẳng, chỗ cao chỗ thấp, người ta đào ao lấy đất đắp nền nhà, tạo thành vườn tược, và tận dụng nguồn nước từ ao hồ quanh nhà để lấy nước sinh hoạt. Vì vậy phần lớn làng xóm, cư dân của Thái Bình (nhà cửa, ruộng vườn) đều gần với ao đầm. Tổng diện tích ao hồ gần 6.575ha, chiếm 4,25% đất đai của tỉnh. Các ao hồ của Thái Bình thường có diện tích không lớn (khoảng 200-300m²). Những năm gần đây, diện tích một số ao hồ được cải tạo, có xu hướng tập trung thành quy mô trang trại để nuôi tôm cá theo quy trình bán công nghiệp. Bước đầu một số ao hồ nuôi tôm cá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhất là các vùng nuôi tôm ở các ao đầm ven biển (tôm sú, tôm rảo..)
Biển
Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn thông với Thái Bình Dương qua các eo biển rộng. Vịnh Bắc Bộ nằm ở phía tây bắc biển Đông, thực ra là phần lục địa bị chìm dưới nước biển do đó biển nông, nơi sâu nhất không quá 200 mét mực nước ngầm.
Thái Bình là bộ phận của tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc trầm tích bờ rời Đệ Tứ có nguồn gốc song - biển hỗn hợp. Xét về mặt tổng thể thì trầm tích này có khả năng chứa nước rất lớn, mực nước ngầm nông, dễ khai thác.
Theo tài liệu nghiên cứu về địa chất và thủy văn, vùng này có sự phân đới thủy địa hóa theo phương nằm ngang và phương thẳng đứng như sau:
Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang:
Phân đới thủy hóa theo phương nằm ngang, lấy sông Trà Lý chảy qua giữa tỉnh làm ranh giới: Phía bắc sông Trà Lý gồm các huyện Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ và một số xã thuộc huyện Thái Thụy gần khu vực sông Hóa, nằm trong đới nước ngọt có tổng độ khoáng hóa dao động từ 300–500 mg/l. Các tầng chứa nước ngọt rất tốt. Phía nam sông Trà Lý bao gồm các huyện Vũ Thư, Kiến Xương, Tiền Hải, phần lớn huyện Thái Thụy và Thành phố Thái Bình nằm trong đới nước mặn. Các lỗ khoan cho thấy, nước khoan lên có tổng độ khoáng hóa dao động trong khoảng 600-2.500 mg/l, nước thuộc loại Chloride Natri. Do bị nhiễm mặn nên không đạt tiêu chuẩn dùng cho nước sinh hoạt.
Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng
Phân đới thủy hóa theo phương thẳng đứng từ mặt đất đến độ sâu 140 mét bao gồm các tầng cách nước và chứa nước sau:
+ Tầng chứa nước nghèo thuộc hệ tầng Thái Bình
+ Tầng cách nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II
+ Tầng chứa ít nước thuộc hệ tầng Hải Hưng II
+ Tầng cách nước thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc I
+ Tầng chứa nước lỗ hổng thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc II
+ Tầng chứa nước trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ Hà Nội
Tài nguyên nước
Tài nguyên nước trong dòng chảy mặt ở Thái Bình rất phong phú. Mật độ sông ngòi dày đặc chứa và lưu thông một lượng nước mặt khổng lồ. Nguồn cung cấp hàng tỷ m3 từ các con sông lớn như sông Hồng, sông Trà Lý, sông Thái Bình, cộng vào đó là lượng nước mưa nhận được hàng năm cũng rất lớn (hàng tỉ tấn). Đây là điều kiện thuận lợi để cư dân sử dụng tài nguyên nước mặt phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất ở mọi nơi trong tỉnh. Các dòng chảy mặt đã được sử dụng tưới tiêu cho đồng ruộng thông qua hệ thống thủy lợi: mương, máng tưới tiêu, hệ thống cống tự chảy...
Dòng chảy mặt của các con sông nội đồng ngoài tác dụng tưới cho đồng ruộng, phục vụ sinh hoạt của cư dân, còn mang theo các chất thải ở thể lỏng chảy ra biển Đông (nước thải sinh hoạt, nước thau chua, rửa mặn đồng ruộng).
Hệ thống dòng chảy mặt, nhất là hệ thống sông ngòi nội đồng chảy quanh co, ngang dọc trên đất Thái Bình làm thành cảnh quan, tạo ra một khung cảnh sông nước, đồng ruộng, vườn cây trái, hài hòa, yên bình, thơ mộng.
Các tầng chứa nước nông đều có hàm lượng sắt cao, vượt quá tiêu chuẩn cho phép; Để dùng được phải qua xử lý, khử bớt sắt mới đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Hầu hết các giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm các chất hữu cơ do tàn tích của các loài thực vật, có xuất hiện các ion độc hại như NH4, NO2, P04, S...
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích cát - cuội- sỏi hệ tầng Hà Nội sâu 80-140m có khả năng chứa nước lớn, có giá trị cung cấp cả về số lượng lẫn chất lượng cho những trạm xử lý và cung cấp nước trung bình và nhỏ. Do tầng chứa nước ở dưới sâu nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước trong tầng này được bảo vệ bởi các tầng chứa nước phía trên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi khai thác và sử dụng, cần lưu ý biện pháp bảo vệ và khai thác với mức độ hợp lý.
Nước ngầm tầng mặt của Thái Bình, về mùa khô chỉ đào sâu xuống 1-1,5m, mùa mưa chỉ đào sâu chưa đến 1m. Tuy nhiên, đây chỉ là nước ngầm trên mặt, nếu đào sâu xuống sẽ gặp nước mặn và chua, độ trong không đảm bảo, không thể dùng trong sinh hoạt ngay được mà cần phải xử lý. Càng sâu trong đất liền (Quỳnh Phụ, Hưng Hà) thì mức độ mặn, chua giảm hơn.[10]
Tài nguyên khoáng sản
Các khoáng sản chính:
Khí mỏ: Thái Bình có mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác hàng năm vài chục triệu m³ khí thiên nhiên. Tháng 5, 6 năm 2003, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã tiến hành nổ địa chấn 3D lô 103/107 vịnh Bắc Bộ trữ lượng ước tính 7 tỷ m³.
Nước khoáng: Mỏ Tiền Hải ở độ sâu 450 m có trữ lượng khoảng 12 triệu m³, đã khai thác từ năm 1992, sản lượng 9,5 triệu lít với các nhãn hiệu nước khoáng Vital, nước khoáng Tiền Hải.
Nước khoáng nóng: Đã thăm dò và phát hiện ở làng Khả xã Duyên Hải huyện Hưng Hà mỏ nước nóng 57 °C ở độ sâu 50 m và nước nóng 72 °C ở độ sâu 178 m có thể sẽ được đầu tư khai thác phục vụ phát triển du lịch và chữa bệnh, hiện tại có 2 công ty nước khoáng khai thác hoạt động tại làng Khả (công ty nước khoáng Duyên Hải và Tiên Hải).
Than: Có than nâu thuộc bể than nâu vùng đồng bằng sông Hồng với trữ lượng 210 tỉ tấn (lớn gấp 20 lần trữ lượng than tại Quảng Ninh). Hiện nay Tập đoàn than khoáng sản và Tỉnh Thái Bình đã ký kết thỏa thuận phối hợp chỉ đạo và thực hiện một số nội dung quan trọng: Giai đoạn 2010 - 2015 triển khai địa chất 24 lỗ khoan, giai đoạn 2015 - 2020 khoan thăm dò địa chất 3600 lỗ khoan. Từ 2010 đầu tư thử nghiệm một số dự án khai thác than bằng công nghệ ngầm dưới lòng đất hoặc công nghệ hàm lò tại Tiền Hải và Thái Thụy, mỗi dự án có quy mô công suất 6 triệu tấn/năm.
Công ty dầu khí Sông Hồng bắt đầu khoan thăm dò khai thác khí than tại giếng khoan Tiền Hải C-08 tại Xá Tây Ninh - Tiền Hải, giếng có độ sâu 1100m.
Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thế kỉ 10, thuộc hương Đa Cương (vùng đất từ sông Luộc ra đến biển) của quận Giao Chỉ. Thời 12 sứ quân vùng đất này là căn cứ của sứ quân Trần Lãm. Tới nhà Hậu Lê, thời vua Lê Thánh Tông về sau vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Từ năm Minh Đức thứ 1 (1527) đến hết thời Mạc và kéo dài đến cuối thời Lê trung hưng, Nhà Mạc đổi trấn Hải Dương thành đạo Hải Dương. Năm Minh Đức thứ 3 (1529), Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) trao ngôi vua cho con là Mạc Đăng Doanh còn Mạc Đăng Dung làm Thái thượng hoàng về Cổ Trai, lấy Nghi Dương làm Dương Kinh, trích phủ Thuận An ở Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh (gần hết tỉnh Thái Bình, Nam Định ngày nay). Qua khảo cứu Cột chúc đài (bia đá vuông) năm Vĩnh Thịnh 6 (1710) ở chùa Cao Linh (tên cũ Cao Dương) có ghi Đại Việt quốc, Sơn Nam – Hải Dương nhị xứ, Thái Bình – Nam Sách nhị phủ, Thụy Anh huyện, Cao Dương xã. Tạm dịch là: Xã Cao Dương, huyện Thụy Anh, hai phủ Thái Bình – Nam Sách, hai xứ Sơn Nam – Hải Dương, nước Đại Việt.
Đến cuối thời nhà Lê trung hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạngnhà Nguyễn cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên.
Ngày 21 tháng 3 năm 1890, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Thái Bình, gồm phủ Thái Bình, phủ Kiến Xương (tách từ tỉnh Nam Định) và huyện Thần Khê (tách từ tỉnh Hưng Yên và sáp nhập vào phủ Thái Bình - sau đổi tên là phủ Thái Ninh). Tỉnh lỵ đặt tại phủ lỵ Kiến Xương, bờ nam sông Trà Lý. Vị trí này nằm trên đường Hải Phòng- Nam Định nhưng chỉ cách Nam Định 17 km nên người dân nơi đây thường đi phà Tân Đệ (sau này là cầu) sang Nam Định mua các thứ cần thiết.
Sau đó, bỏ cấp phủ, các huyện có sở lỵ phủ thì đổi theo tên của phủ kiêm quản trước đó: Thanh Quan thành Thái Ninh, Trực Định thành Kiến Xương, Thần Khê thành Tiên Hưng.
Tỉnh lị tỉnh Thái Bình khi mới thành lập năm 1890, đặt tại xã Kỳ Bố, trước là huyện lỵ của huyện Vũ Tiên (từ thời Minh Mạng). Sau này, tỉnh lỵ Thái Bình phát triển mở rộng sang các huyện lân cận thành thị xã Thái Bình, rồi thành thành phố Thái Bình.
Ngày 2 tháng 12 năm 1955, điều chỉnh địa giới của các huyện Đông Quan, Phụ Dực, Quỳnh Côi, Thái Ninh, Thụy Anh, Tiên Hưng, Tiền Hải.[11]
Ngày 28 tháng 2 năm 1958, điều chỉnh địa giới của ba huyện Phụ Dực, Quỳnh Côi và Thụy Anh.[12]
Ngày 17 tháng 6 năm 1969, 2 huyện Đông Quan và Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Đông Hưng; 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà và 5 xã: Bắc Sơn, Đông Đô, Hòa Bình, Chi Lăng và Tây Đô của huyên Tiên Hưng hợp nhất thành huyện Hưng Hà; 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực hợp nhất thành huyện Quỳnh Phụ; 2 huyện Thái Ninh và Thụy Anh hợp nhất thành huyện Thái Thụy; 2 huyện Vũ Tiên và Thư Trì hợp nhất thành huyện Vũ Thư; riêng 13 xã của huyện Vũ Tiên cũ được sáp nhập vào huyện Kiến Xương. Tỉnh Thái Bình còn 1 thị xã và 7 huyện.
Tỉnh Thái Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố và 7 huyện với 242 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 10 phường, 9 thị trấn và 223 xã.[17]
Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Thái Bình
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRNP) đạt 38.341 tỷ đồng (tăng 7,83% so năm 2013), là năm có mức tăng trưởng cao nhất trong 04 năm gần đây và cao hơn mức tăng trưởng chung của cả nước (5,8%). Tổng giá trị sản xuất ước tăng 8,82%[18]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực.
Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh 2010) ước đạt 33.840 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2013[19]. Đã có 126/144 dự án trong các KCN đi vào hoạt động đem lại giá trị sản xuất là 12.566 tỷ đồng, tăng 11,3% so năm 2013.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2014 ước đạt 25.639 tỷ đồng, tăng 13.48% so 2013.
Tổng thu ngân sách nhà nước năm 2018 đạt 7.107,1 tỷ đồng.
Toàn tỉnh đã tạo việc làm mới cho 32.200 lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,32%.
Định hướng phát triển
Năm 2015, toàn tỉnh phấn đấu tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 8% trở lên so với năm 2014; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 8,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng 12,6%; tổng thu ngân sách nhà nước 8.618,9 tỷ đồng; phấn đấu đến hết năm 2015 có trên 130 xã và 1 huyện đạt chuẩn quốc gia về xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% trở lên.
Tiếp tục thực hiện việc Thành lập Khu Kinh tế Biển tại 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy rộng 30.580 Ha (gồm 30 xã ở 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải); Trong đó, phần diện tích đất tự nhiên theo ranh giới các xã là 21.583 ha, còn lại là phần diện tích ngập nước ven bờ khoảng 9.000 ha.
Trong định hướng phát triển giao thông của vùng sẽ có quốc lộ ven biển, đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng qua Thái Bình.
Trung tâm Điện lực Thái Bình tại xã Mỹ Lộc - Huyện Thái Thụy với vốn đầu tư 2.1 tỉ USD, diện tích 254ha. Dự án có công suất 1800 MW. Và Nhà máy sản xuất Amôn Nitrat (công suất 200 ngàn tấn/năm).
Ngoài các khu Công nghiệp trên, tương lai sẽ thành lập một số Khu Công nghiệp:
KCN An Hòa 400ha
KCN Minh Hòa 390ha
KCN Đồng Tu 50ha
KCN Thanh Nê 50ha
KCN Sơn Hải 450ha
KCN Liên Hà Thái 588,84ha
Xây dựng nông thôn mới
Đến hết năm 2019 Thái Bình đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, về cơ bản Thái Bình là một tỉnh Nông thôn mới đạt chuẩn quốc gia.
Giáo dục
Ngành Giáo dục - Đào tạo và khoa học công nghệ được giữ vững và phát triển. Trong năm học 2012 - 2013, Thái Bình là một trong năm tỉnh, thành phố đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt tỷ lệ cao; số học sinh đỗ đại học, cao đẳng xếp thứ 2 trên toàn quốc.
Đường thủy: Cảng Diêm Điền, đang đầu tư xây dựng để tàu 1.000 tấn có thể ra vào.
Cầu Hiệp nối 2 tỉnh Thái Bình và Hải Dương, chiều dài cầu 542.5 m, khổ rộng 12m, tổng mức đầu tư 245.425 tỷ đồng[30]
Dự án xây dựng cầu Thái Hà vượt sông Hồng và tuyến đường bộ nối 2 tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (khởi công ngày 25/1/2010). Giai đoạn 2 của dự án nối quốc lộ 10 với đường ven biển Tiền Hải - Thái Thụỵ[31]
Dự án tuyến đường ôtô cao tốc ven biển đang được chính phủ nghiên cứu khả thi, dự án tại Thái Bình qua 2 huyện: Thái Thụy và Tiền Hải
Đường 39B nối tt. Thanh Nê với tt. Diêm Điền dài 28.9 km [32].
1, Tuyến 01 Hoàng Hà: TP. Thái Bình -Kiến Xương - KCN Tiền Hải - Đồng Châu.
Lộ trình: Cầu Phúc Khánh - Đường Trần Thái Tông - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình) - Đường Lê Lợi - Đường Lý Thường Kiệt - Quốc lộ 39 B (Thị trấn huyện Kiến Xương, Thị trấn huyện Tiền Hải) - KCN Tiền Hải - Khu vực ngã tư xã Đông Minh huyện Tiền Hải.
Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) - Cống Thóc thị trấn Diêm Điền - Hồng Quỳnh huyện Thái Thụy.
3, Tuyến 03 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Đông Hưng - Hưng Hà - Cầu Triều Dương.
Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Ngô Thì Nhậm - Đường Lý Bôn (BV Đa khoa Thái Bình, Vincom Thái Bình - Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) - Quốc lộ 39 (huyện Hưng Hà) - Cầu Triều Dương tỉnh Hưng Yên.
4, Tuyến 04 Hoàng Hà: TP. Thái Bình -Đông Hưng - Quỳnh Côi - Phố Bến Hiệp.
Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Ngô Thị Nhậm - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 (huyện Đông Hưng) - Ngã ba Đọ - Thị trấn Quỳnh Côi - Bến Hiệp huyện Quỳnh Phụ.
Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Đường Quang Trung - Đường Lý Bôn (Vườn Hoa, Bến xe khách Thái Bình) - Quốc lộ 10 - Quốc lộ 39 (huyện Đông Hưng) - Thái Giang - Thái Hà - Thái Phúc, Thái Ninh, chợ Lục, chợ Cầu, Thái Thượng huyện Thái Thụy.
6, Tuyến 06 Hoàng Hà: TP. Thái Bình - Hưng Hà - Đền Trần.
Lộ trình: Trường CĐSP Thái Bình - Cầu Cống Trắng - Đường Ngô Thì Nhậm - Đường Phan Bá Vành - Đường Lý Bôn - Bệnh viện Đa khoa Thái Bình - Vincom Thái Bình - Bến xe khách Hoàng Hà - Ngã tư Tân Bình (Trường ĐH Thái Bình) - Tân Hòa - Minh Lãng - Song Lãng - Hiệp Hòa - Xuân Hòa – Cầu Tịnh Xuyên - Minh Hòa (ĐT453) - Độc Lập - Minh Tân - Hồng An - Tiến Đức (Đền Trần).
Lộ trình: CĐSP Thái Bình - Quang Trung -Trần Thái Tông - Lý Bôn -Ngô Quyền - Lê Quý Đôn -Cầu Trắng - đường 39B (Vũ Quý, Thanh Nê, Tiền Hải) - đường trục xã Tây Giang - BVĐK Tiền Hải - Nam Hà - Nam Hải - Nam Hồng - Nam Trung - Nam Phú - Cồn Vành.
9, Tuyến 209 Huy Hoàng: Thành phố Thái Bình - Quý Cao - Thành phố Hải Dương.
Lộ trình: Thành phố Thái Bình - thị trấn Đông Hưng - Cầu Nghìn - Vĩnh Bảo - Quý Cao - Tứ Kỳ - Thành phố Hải Dương.
Văn hóa - xã hội
Nghệ thuật chèo ở Thái Bình
Nếu như Hà Nội (với 3 Nhà hát Chèo Việt Nam, Hà Nội và Quân đội) là cái nôi của nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo thì Thái Bình được xem là cái nôi của phong trào hát chèo quần chúng. Trước Cách mạng tháng Tám số phường gánh hội chèo Thái Bình nở rộ khá đông đảo được hình thành, phát triển từ yêu cầu thưởng thức nghệ thuật của bà con lối xóm trong các hội làng, số phường gánh lớn mạnh thường gắn kết với số lễ hội có lịch sử lâu dài trong vùng thông qua những ước định về cúng tế lễ tiết hòa vào vô số ràng buộc của tín ngưỡng tập quán bản địa. Với ba vùng chèo: chèo Hà Xá, chèo Sáo Đền, chèo Khuốc, cùng với các nghệ nhân hát hay, diễn giỏi nổi tiếng: cụ Nguyễn Mầm, Tống Văn Ngũ (tức Năm Ngũ), Nguyễn Tích, Trần Văn Linh (tức Hai Sinh), Cao Kim Trạch, Giáo sư Hà Văn Cầu... chèo Thái Bình đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước.[34]
Tới thời điểm hiện tại, các vùng chèo Thái Bình vẫn hoạt động rất tích cực và tỉnh có chủ trương phát triển và bảo tồn loại hình nghệ thuật này. Thống kê tới năm 2015 cho thấy Thái Bình cùng với Ninh Bình là 2 tỉnh sinh ra nhiều nghệ sĩ nhân dân hát chèo nhất với 5 NSND mỗi tỉnh. Đến năm 2021, Thái Bình đã vươn lên dẫn đầu với 8 NSND chèo.
Nhà hát Chèo Thái Bình là đơn vị hoạt động nghệ thuật chèo chuyên nghiệp. Đây là một đơn vị nghệ thuật thuộc chiếng Chèo xứ Nam nơi có phong trào hát chèo không chuyên phát triển bậc nhất ở Việt Nam. Thái Bình hiện cũng là địa phương được giao chủ trì lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng là di sản văn hóa thế giới. Từ tháng 6/2019, Nhà hát Chèo Thái Bình lại có thêm Đoàn Cải lương Thái Bình và Đoàn Ca múa kịch Thái Bình sáp nhập về.
Năm 2021 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã xây dựng hồ sơ "Nghệ thuật chèo đồng bằng sông Hồng" để trình UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.[35]
Vũ Thư: Chùa Keo, Khu lưu niệm Bác Hồ, Chùa Hội, Đền Thượng, Chùa Bổng Điền, Chùa Bách Tính, Từ đường Hoàng Công Chất, Từ đường Bùi Sỹ Tiêm, Đình La Uyên, Chùa Phượng Vũ.
Trước, trong và Sau cách mạng tháng tám, Thái Bình có:
Nguyễn Đức Cảnh, một trong những đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, khi thành lập ngày 03/02/1930.
Hoàng Văn Thái (1915 - 1986), Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng đầu tiên, Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam.
Vũ Ngọc Nhạ (1928-2002) là một trong 4 huyền thoại trong ngành Tình báo Việt Nam, và là một Thiếu tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Phạm Tuân (1947-) là phi công, phi hành gia đầu tiên của Việt Nam và châu Á bay lên vũ trụ vào năm 1980 trong chương trình Intercosmos của Liên Xô. Ông cũng là một trong số ít người nước ngoài được trao tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Đội bóng Nhi đồng Thái Bình (U-11 Thái Bình) đã từng hai lần vô địch Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam vào các năm 1997 và 2010 tại Thái Nguyên, một lần giải ba Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam năm 2006 tại Khánh Hòa và hai lần đồng giải ba Giải vô địch bóng đá nhi đồng Việt Nam vào các năm 2004 và 2008.
Đoàn thể thao tỉnh Thái Bình đã đứng thứ 15 trên 66 đoàn tham gia đại hội thể dục thể thao toàn quốc lần thứ VI năm 2010 với 37 bộ huy chương (bao gồm: 11 huy chương vàng, 12 huy chương bạc và 14 huy chương đồng)
Tay vợt Nguyễn Thị Bình Thơ thi đấu hơn mười năm qua, có thành tích đáng nể với tổng số 38 huy chương các loại từ các giải Quốc gia, Quốc tế, trong đó có 17 huy chương Vàng, 14 huy chương bạc và 7 huy chương đồng. Song ấn tượng nhất và được giới cầu lông toàn Quốc nể trọng, người hâm mộ mãi lưu tên là thành tích liên tục bốn năm liền từ 2006 đến 2009, Bình Thơ giành vô địch và bảo vệ thành công ngôi vô địch đơn nữ cầu lông toàn quốc.
Các đặc sản, ẩm thực ở Thái Bình gồm có: bánh cáy làng Nguyễn, nộm sứa Thái Thụy, nem chạo Vị Thủy, mì gạo Dụ Đại, cá nướng Thái Xuyên, kẹo lạc làng Nguyễn, gỏi nhệch, bánh khúc Vũ Thư, canh cá Quỳnh Côi, bánh đa làng Me, gỏi cá mè Vũ Thắng, rươi Thụy Việt, gà Tò, chè mét Việt Thuận, bánh cuốn Tiền Hải, bún tươi làng Cọi, mọc mò, nước mắm Diêm Điền, bún tươi Đông Xuân, vịt biển Đông Xuyên, bánh gai Đại Đồng, gỏi día Thái Thụy, bún bung hoa chuối, miến rong Đông Thọ, rượu nếp làng Keo, cốm Thanh Hương, mì gạo Tô Đê, cuốn tôm làng Nấp, bánh mật Bách Thuận, nộm sứa Thái Thụy, bánh cuốn tôm chợ Gú, bánh nghệ Tiền Hải, cá vược Thụy Tân, bánh chưng Cầu Báng, giò lây, bánh đúc làng Tè, đậu phụ làng Kênh, bánh giò Bến Hiệp, nước mắm Nam Hải, bánh chưng đường Tiền Hải, ổi Bo, thuốc lào An Cố, mắm cáy Hồng Tiến.
Những làng nghề nổi tiếng
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm
Làng nằm ở phía Bắc của huyện Kiến Xương, thuộc xã Hồng Thái, đây là một làng nghề chạm khắc trên mặt kim loại. Cách đây hơn 400 năm nghệ nhân nghề chạm bạc tên là Nguyễn Kim Lâu theo thuyền dọc sông Trà Lý về lập nghiệp ở đây. Ông đã truyền nghề chạm bạc cho dân làng, trải qua nhiều thời kỳ đến nay nghề vẫn được duy trì và ngày càng phát triển.
Sau khi ông mất, để tưởng nhớ đến công lao của ông, nhân dân ở đây đã lập đền thờ ông ở ngay làng gọi là Đền Đồng Xâm. Hàng năm lễ hội đền Đồng Xâm được tổ chức từ ngày 1- 3/4 âm lịch với nghi lễ rước, tế linh đình, các trò chơi dân gian được duy trì và mở rộng nên đã thu hút được nhiều du khách từ các tỉnh, thành về dự. Vào ngày hội các sản phẩm chạm bạc của làng được trưng bày và bán hàng lưu niệm.
Làng Nguyễn
Làng Nguyễn chỉ là một tên gọi khác của xã Nguyên Xá huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Nói tới Thái Bình là mọi người nghĩ ngay đến một món đặc sản đó là Bánh Cáy Làng Nguyễn. Cũng không biết nghề làm Bánh Cáy có từ bao giờ nhưng tương truyền ngày xửa ngày xưa hoàng tử con vua mắc bệnh biếng ăn, bao nhiêu là cao lương ngũ vị nhưng hoàng tử cũng chẳng chịu ăn và ngày một gầy đi. Hoàng thượng lo lắng đã ban chiếu trong cả nước mong tìm được một món ăn làm cho hoàng tử thích nhất. Sau một thời gian chiếu ban, bao nhiêu là món ngon của lạ được dâng lên nhưng tất cả đều không được hoàng tử để ý đến, tất cả triều đình đều lo cho sức khỏe của người. Một hôm, có một người ăn mặc rách rưới đến xin được yết kiến hoàng thượng và nói rằng có thể làm một món mà sẽ làm cho hoàng tử thích. Nhìn người đàn bà rách rưới, các quan ra mặt khinh bỉ nhưng nghe nói có thể làm được món mà hoàng tử thích nên cũng để cho làm thử xem sao. Sau khi món ăn được dâng lên thì lạ thay hoàng tử đã rất thích và ăn một cách ngon lành. Đức vua và bá quan văn võ đều lấy làm vui mừng, nhà vua quyết định ban thưởng cho người đàn bà đã làm ra thứ bánh đó. Nhưng khi nhà vua cho triệu tập thì người đó đã bỏ đi, nhà vua cho tìm tung tích nhưng chẳng được kết quả gì, chỉ biết rằng người đó làm nghề mò bán cáy. Để ghi nhớ công ơn của bà, nhà vua quyết định đặt tên cho món đó là món Bánh Cáy.
Đó là sự tích mà mọi người được biết về món Bánh Cáy, chẳng biết thục hư ra sao nhưng Bánh Cáy ngày nay đã trở thành một đặc sản của Thái Bình và Làng Nguyễn đã trở thành cái nôi sản sinh ra món đặc sản đó.
Làng Hới (Thái Bình) có nghề dệt chiếu lâu đời và nổi tiếng ở làng Hải Triều xã Tân Lễ Thái Bình (tên tỉnh).
Chưa có ai biết nghề chiếu xuất hiện ở Hới từ bao giờ, cũng như Tổ nghề thật sự là ai. Theo truyền thuyết, vào thời Tiền Lê - Lý (thế kỷ X-XI), làng Hới đã bắt đầu dệt chiếu, rồi phát triển mạnh vào thời Hậu Lê (thế kỷ XV). Nghề dệt chiếu Hới thịnh đạt lúc bấy giờ là nhờ công lao của Trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (1457 - ?)- Ông người làng Hải Triều, huyện Ngự Thiêm, phủ Tân Hưng. Ông thi đỗ Trạng nguyên khoa thi Tân Sửu, niêu hiệu Hồng Đức năm thứ 12 (1481) làm quan tới chức Thượng thư. Khi ông lớn lên, làng Hới đã có nghề dệt chiếu từ lâu. Nhưng chiếu dệt khung đứng, không có ngựa đỡ sợi nên chiếu không đẹp. Đi sứ sang Trung Quốc, khi qua vùng Ngọc Hà, Châu Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Phạm Đôn Lễ đã tìm hiểu và học được bí quyết kỹ thuật dệt chiếu của người Trung Quốc. Đó là kỹ thuật dệt khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay căng, chao cói nhanh hơn và chiếu đẹp hơn. Ông đã phổ biến kinh nghiệm và kỹ thuật dệt mới cho nhân dân. Ông cho cải tiến khung dệt. Nhờ vậy, chiếu Hới đẹp hơn và nổi tiếng từ đó. Dân làng tôn ông là ông Tổ nghề dệt chiếu, gọi ông là "Trạng Chiếu" và lập đền thờ sau khi ông mất; đền thờ Phạm Trạng nguyên.
Như thế, sản phẩm chiếu dệt thủ công của làng Hới từ lâu đã trở thành một sản phẩm tiêu biểu không chỉ của một địa phương nhỏ, mà của cả một tỉnh nông nghiệp loại lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ và lưu vực sông Hồng.
Làng vườn Bách Thuận
Làng Bách Thuận nằm cách Thành phố Thái Bình 10 km theo hướng Cầu Tân Đệ đi Nam Định thuộc huyện Vũ Thư. Đây là một làng vườn trù phú, rìa làng là bãi phù sa nơi trồng dâu nuôi tằm. Trong làng là những vườn cây ăn quả, cây cảnh.
Đến Bách Thuận du khách như lạc vào công viên thu nhỏ với đủ các gam màu đậm, nhạt dọc theo hai bên đường làng là màu xanh của cây hòe, táo. Thiên nhiên ưu đãi cho Bách Thuận phát triển nghề vườn truyền thống, ở đây có đủ các loại hoa quả bốn mùa: táo, ổi, cam, chanh, hồng xiêm, đào, chuối bên cạnh những vườn cây ăn quả là những vườn cây cảnh, cây thế. Mỗi loại cây cảnh đều mang một dáng, nét riêng với những tên gọi khác nhau tùy theo sự uốn tỉa của chủ nhân của nó.
Bách Thuận còn là một làng quê cổ, tiêu biểu cho vùng quê ở vùng đồng bằng bắc bộ. Nơi đây có chùa Từ Vân và chùa Bách Tính đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử, là một điểm du lịch để du khách đến tham quan, vãn cảnh. Du khách trong và ngoài nước rất thích thú với cảnh quan, môi trường[39] sinh thái ở làng vườn Bách Thuận này.
Du lịch
Biển Đồng Châu
Biển Đồng Châu thuộc huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình 35 km theo tỉnh lộ đi Kiến Xương - Tiền Hải. Khu du lịch bao gồm bờ biển thuộc xã Đông Minh; Cửa Lân; hai đảo biển Cồn Thủ và Cồn Vành. Diện tích toàn khu du lịch rộng hàng chục km², trung tâm của khu du lịch là bãi biển Đồng Châu dài 5 km, nơi đây đã hình thành hệ thống các khách sạn, nhà nghỉ cao tầng. Ngoài ra, Đồng Châu còn có đền Nhà Bà thờ vợ một vị vua đời Tống bên Trung Quốc đã có công giúp nhà Trần đánh quân Nguyên Mông và đây cũng là cơ sở hoạt động của xứ uỷ Bắc Kỳ trước cách mạng tháng Tám.
Khu du lịch sinh thái biển Cồn Vành
Cách đất liền 7 km, Cồn Thủ và Cồn Vành nổi lên như hai ngọn sóng xanh giữa biển khơi.
Cồn Thủ có bãi cát trắng mịn, có rừng thông, rừng phi lao xanh ngắt, có bãi tắm nhỏ thơ mộng là địa điểm lý tưởng cho du khách đi tắm biển, tổ chức các cuộc picnic và nghỉ dưỡng bằng tàu thuyền với các trò vui chơi, giải trí trên biển như câu cá, lướt ván, bóng chuyền bãi biển...
Cồn Vành rộng 15 km², có khu bảo tồn rừng ngập mặn là điểm dừng chân của các loài chim quý hiếm như cò thìa, bồ nông, mòng biển... Hằng năm nơi đây đã thu hút rất nhiều du khách là các nhà nghiên cứu, khách du lịch tới thăm cồn đảo.
Cồn Vành được xem là một điểm có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển thành một khu du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn. Đây là bãi sa bồi rộng gần 2 nghìn hecta, với địa hình tương đối bằng phẳng, nằm ở phía đông xã Nam Phú (Tiền Hải), phía Bắc giáp Cồn Thủ, phía Nam giáp cửa Ba Lạt (cửa sông Hồng), phía Đông giáp biển đông. Cồn Vành thuộc khu vực khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng (đã được UNESCO công nhận vào tháng 12 năm 2004), nằm trong hệ thống liên hoàn các khu rừng ngập mặn ven biển trải dài từ Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình. Nơi đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn khá phong phú với nhiều loài thực vật như sú, vẹt, bần, thông, trên 200 loài hải sản có giá trị và nhiều loài chim quý hiếm. Ngày nay, nhờ có tuyến đê PAM dài gần 10 km và 4 cây cầu mới được xây dựng, nối liền các nhánh sông, việc đi lại đã thuận tiện hơn rất nhiều, khiến cho giao thông đến Cồn Vành trở nên dễ dàng hơn.
Khu du lịch sinh thái biển Cồn Đen
Cồn Đen Cách đất liền khoảng 3 km thuộc địa phận xã Thái Đô, Thái Thụy, Thái Bình. Cách trung tâm TP Thái Bình khoảng 40 km.
Nơi đây vẫn giữ được những nét hoang sơ của một cồn biển đẹp nhất miền Bắc với rừng ngập mặn ven biển gồm những loại sú vẹt, bần đước, và những rặng phi lao thẳng tắp và rừng dừa nước ngập mặn rất hoang sơ.
Phong trào kết nghĩa Bắc - Nam là động viên dân và quân miền Bắc thi đua sản xuất và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam. Thái Bình trở thành tỉnh kết nghĩa của Trà Vinh (lúc bấy giờ là tỉnh Vĩnh Trà bao gồm tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long ngày nay) vào ngày 20 tháng 3 năm 1960.
^Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
^Thông tư 04/2019/TT-BTNMT ngày 30/05/2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ lập bản đồ tỉnh Thái Bình. Thuvien Phapluat Online, 2019. Truy cập 22/07/2019.
Ini adalah nama Batak Angkola, marganya adalah Siregar Dongoran. Rasyid Assaf Dongoran Wakil Bupati Tapanuli Selatan ke-4PetahanaMulai menjabat 26 Februari 2021PresidenJoko WidodoGubernurEdy RahmayadiBupatiDolly Putra Parlindungan Pasaribu PendahuluAswin Efendi SiregarPenggantiPetahana Informasi pribadiLahir6 Februari 1976 (umur 48)Binjai, Sumatera UtaraKebangsaanIndonesiaPartai politikGolkarSuami/istriDr. dr. Sri Rezeki Arbaningsih, Sp.P(K), FCCP.Orang tuaAslin Dongoran, S.H. (a...
85AtAstatinAutunit, sebuah mineral uranium, berpendar di bawah cahaya hitam. Untuk tujuan ini, ia merepresentasikan astatin Sifat umumNama, lambangastatin, AtPengucapan/astatin/[1] Penampilantidak diketahui, kemungkinan metalikAstatin dalam tabel periodik 85At Hidrogen Helium Lithium Berilium Boron Karbon Nitrogen Oksigen Fluor Neon Natrium Magnesium Aluminium Silikon Fosfor Sulfur Clor Argon Potasium Kalsium Skandium Titanium Vanadium Chromium Mangan Besi Cobalt Nikel Tembaga Se...
Indian actor (born 1965) SRK redirects here. For other uses, see SRK (disambiguation). For the Indian cricketer, see Shahrukh Khan (cricketer). Shah Rukh KhanKhan in 2018BornShahrukh Khan (1965-11-02) 2 November 1965 (age 58)New Delhi, IndiaAlma materHansraj College (BA)OccupationsActorfilm producertelevision personalitybusinessmanYears active1988–presentOrganisation(s)Red Chillies EntertainmentKolkata Knight RidersWorksFull listSpouse Gauri Chhibber (m. 1...
Artikel ini bukan mengenai kota di Malaysia, Kuantan. Kabupaten Kuantan SingingiKabupatenTranskripsi bahasa daerah • Abjad Jawiكوانتن سيڠيڠيKantor Bupati Kuantan Singingi LambangJulukan: Kota JalurMotto: Basatu nogori maju(Kuantan) Bersatu untuk memajukan negeriPetaKabupaten Kuantan SingingiPetaTampilkan peta SumatraKabupaten Kuantan SingingiKabupaten Kuantan Singingi (Indonesia)Tampilkan peta IndonesiaKoordinat: 0°28′31″S 101°27′31″E /...
His EminenceGabriel Zubeir Wakoغبريال زبير واكوCardinal; Archbishop Emeritus of KhartoumGabriel Card. Zubeir WakoChurchRoman Catholic ChurchArchdioceseKhartoumSeeKhartoumAppointed30 October 1979Installed10 October 1981Term ended10 December 2016PredecessorAgostino BaroniSuccessorMichael Didi Adgum MangoriaOther post(s)Cardinal-Priest of Sant’Atanasio a Via Tiburtina (2003-Present)OrdersOrdination21 July 1963by Ireneus Wien DudConsecration6 April 1975by Agnelo RossiCr...
Homo erectus fossil Tautavel ManTemporal range: 0.55–0.4 Ma PreꞒ Ꞓ O S D C P T J K Pg N ↓ Reconstructed face of Arago 21 Scientific classification Domain: Eukaryota Kingdom: Animalia Phylum: Chordata Class: Mammalia Order: Primates Suborder: Haplorhini Infraorder: Simiiformes Family: Hominidae Subfamily: Homininae Tribe: Hominini Genus: Homo Species: †H. erectus Subspecies: †H. e. tautavelensis Trinomial name †Homo erectus tautavelensisde Lumley and de Lum...
Organism not requiring oxygen for growth Spinoloricus cinziae, a metazoan that metabolises with hydrogen, lacking mitochondria and instead using hydrogenosomes. An anaerobic organism or anaerobe is any organism that does not require molecular oxygen for growth. It may react negatively or even die if free oxygen is present. In contrast, an aerobic organism (aerobe) is an organism that requires an oxygenated environment. Anaerobes may be unicellular (e.g. protozoans,[1] bacteria[2...
يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018) عزلة العرش - عزلة - تقسيم إداري البلد اليمن المحافظة محافظة البيضاء المديرية مديرية العرش ...
American TV journalist (born 1946) Connie ChungChung in 2008BornConstance Yu-Hwa Chung (1946-08-20) August 20, 1946 (age 77)Washington, D.C., U.S.EducationUniversity of Maryland, College Park (BA)Occupation(s)television news anchor, reporter, journalistYears active1972–presentSpouse Maury Povich (m. 1984)Children1 Connie ChungChinese宗毓華TranscriptionsStandard MandarinHanyu PinyinZōng Yùhuá Constance Yu-Hwa Chung (born August 20, 1946) is an A...
Il Crossroads Guitar Festival è una manifestazione musicale, a fini benefici, organizzata dal chitarrista inglese Eric Clapton. Il genere musicale prevalente è il Blues, ma nel festival trovano anche spazio anche il folk, il jazz ed il rock. Indice 1 Edizione 2004 1.1 Performers 1.2 DVD tracklist 1.2.1 Disco 1 1.2.2 Disco 2 2 Edizione 2007 2.1 Performers 2.2 DVD tracklist 2.2.1 Disco 1 2.2.2 Disco 2 3 Edizione 2010 3.1 Performers 3.2 DVD tracklist 3.2.1 Disco 1 3.2.2 Disco 2 4 Altri progett...
Highlands TodayFront page of Highlands Today, April 20, 2007TypeDaily newspaperFormatBroadsheetOwner(s)Times Publishing CompanyCeased publicationSept. 18, 2016HeadquartersSebring, FloridaWebsitehighlandstoday.com Highlands Today was a newspaper published in Sebring, Florida. It was associated with the Tampa Bay Times; Copies of the Times distributed in Highlands County, Florida included the supplement, which focuses on issues relevant to Sebring, Avon Park, Lake Placid, and other communities ...
دولة إرتريا ሃገረ ኤርትራ (تغرينية)State of Eritrea (إنجليزية) إرترياعلم إرتريا إرترياشعار إرتريا موقع إرتريا باللون الأخضر في شرق إفريقيا النشيد: نشيد إرتريا الوطني(ኤርትራ ኤርትራ ኤርትራ)(« إرتريا، إرتريا، إرتريا ») الأرض والسكان إحداثيات 15°29′00″N 38°15′00″E...
Cet article est une ébauche concernant l’architecture ou l’urbanisme. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Pour les articles homonymes, voir Cité. Väike-Õismäe, quartier de Tallinn en Estonie. Un grand ensemble, parfois qualifié de cité ou abusivement cité HLM (car beaucoup de grands ensembles, même parmi les plus délabrés, sont des copropriétés et non des logements sociaux), est un t...
2008 American filmThe Business of Being BornDirected byAbby EpsteinProduced byAbby EpsteinPaulo NettoAmy SlotnickRicki LakeCinematographyPaulo NettoEdited byMadeleine GavinMusic byJason Moss (as Supersonic Music)Andre PluessDistributed byNew Line CinemaRelease date January 9, 2008 (2008-01-09) Running time87 minutesCountryUnited StatesLanguageEnglish The Business of Being Born is a 2008 documentary film that explores the contemporary experience of childbirth in the United State...
William WellsCaptain William WellsBirth nameWilliam WellsOther name(s)ApekonitBorn1770 (1770)PennsylvaniaDied1812 (aged 41–42)Fort Dearborn (Chicago)AllegianceMiami, United StatesBranchLegion of the United StatesUnited States ArmyRankCaptainUnitLegion of the United StatesBattles/warsSt. Clair's Defeat, Northwest Indian War; Battle of Fort Dearborn, War of 1812RelationsLittle Turtle, Samuel Wells For other people with the same name, see William Wells. William Wells (c. 1770 ...
Airtight bag used for underwater buoyant lifting when filled with air Lifting bagIsraeli Navy Underwater Missions Unit transfers equipment using lifting-bagsUsesLifting heavy objects underwater A lifting bag is an item of diving equipment consisting of a robust and air-tight bag with straps, which is used to lift heavy objects underwater by means of the bag's buoyancy. The heavy object can either be moved horizontally underwater by the diver or sent unaccompanied to the surface.[1] Li...
يفتقر محتوى هذه المقالة إلى الاستشهاد بمصادر. فضلاً، ساهم في تطوير هذه المقالة من خلال إضافة مصادر موثوق بها. أي معلومات غير موثقة يمكن التشكيك بها وإزالتها. (ديسمبر 2018) الدهاسين والقرين قرية تقسيم إداري قائمة الدول السعودية مناطق السعودية محافظة الطائف، منطقة مك...
هذه المقالة بحاجة لصندوق معلومات. فضلًا ساعد في تحسين هذه المقالة بإضافة صندوق معلومات مخصص إليها. المؤثرات البصرية (إنجليزية: Visual effects) أو التأثير البصري هي مجموعة العمليات التي تصنع أو تعالج من خلالها المشاهد المرئية خارج نطاق التصوير الحي.[1] تشمل عمليات التأثير البص�...
Dutch historian H.T. Colenbrander Herman Theodoor Colenbrander (13 December 1871 in Drachten – 8 October 1945 in Leiden) was a Dutch historian, the first director of the Commissie van Advies voor 's Rijks Geschiedkundige Publicatiën, which has become the Institute of Dutch History.[1] In 1908 he became member of the Royal Netherlands Academy of Arts and Sciences.[2] Between 1918 and 1925 he worked as a History professor at Leiden University, where his subject was The hi...