Thiệu Trị

Nguyễn Hiến Tổ
Thiệu Trị Đế
紹治帝
Vua Việt Nam
Đồng xu vàng thời Vua Thiệu Trị
Hoàng đế Đại Nam
Trị vì11 tháng 2 năm 1841
4 tháng 11 năm 1847
(6 năm, 235 ngày)
Tiền nhiệmMinh Mạng
Kế nhiệmTự Đức
Thông tin chung
Sinh16 tháng 6 năm 1807
Huế, Đại Nam
Mất4 tháng 11, 1847(1847-11-04) (40 tuổi)
Huế, Đại Nam
An táng24 tháng 6 năm 1848
Xương Lăng, Huế, Đại Nam
Hậu phiNghi Thiên Chương Hoàng hậu
cùng nhiều phi tần khác
Hậu duệ
Tên húy
Nguyễn Phúc Dung (阮福曧)
Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗)
Nguyễn Phúc Tuyền (阮福暶)
Niên hiệu
Thiệu Trị (紹治): 1841 - 1847
Thụy hiệu
Thiệu Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh Triết Chương Hoàng đế
紹天隆運至善純孝寬明睿斷文治武功聖哲章皇帝
Miếu hiệu
Hiến Tổ (憲祖)
Hoàng tộcHoàng triều Nguyễn
Hoàng gia caĐăng đàn cung
Thân phụNguyễn Thánh Tổ Minh Mạng
Thân mẫuTá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa
Tôn giáoNho giáo, Phật giáo

Thiệu Trị (chữ Hán: 紹治 16 tháng 6 năm 1807 – 4 tháng 11 năm 1847), húyNguyễn Phúc Dung (阮福曧), sau cải thành Nguyễn Phúc Miên Tông (阮福綿宗), là vị hoàng đế thứ ba của nhà Nguyễn nước Đại Nam. Ông kế vị vua cha là Minh Mạng, trị vì từ năm 1841 đến khi qua đời, tổng cộng gần 7 năm, được truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ (憲祖), thụy hiệu Thiệu Thiên Chương Hoàng Đế (紹天章皇帝). Trong thời gian trị vì ông chỉ sử dụng một niên hiệu là Thiệu Trị nên thường được gọi theo tên này.

Thiệu Trị được sử sách mô tả là một hoàng đế thông minh, tận tụy chăm lo việc nước, uyên bác Nho học, yêu thích thơ ca. Nhưng Thiệu Trị không đưa ra cải cách gì mới, chỉ duy trì các chính sách hành chính, kinh tế, giáo dục, luật pháp, quân sự... từ thời Minh Mạng. Khi Thiệu Trị lên ngôi, chính sách bành trướng của Minh Mạng đã khiến lãnh thổ Đại Nam đạt đến mức rộng nhất trong lịch sử. Đại Nam đô hộ vùng đông nam Chân Lạp, đặt ra Trấn Tây Thành nhưng sự hà khắc của quan quân Việt đã gây nên sự căm phẫn và nổi dậy liên miên của người Chân Lạp, chi phí quân sự khiến quốc khố ngày càng cạn kiệt. Thiệu Trị phải xuống lệnh rút quân khỏi Trấn Tây Thành. Liên quân Xiêm La-Chân Lạp nhân đó đánh phá biên giới Tây Nam, Thiệu Trị sai nhiều tướng giỏi như Lê Văn Đức, Nguyễn Tri Phương, Doãn Uẩn,... mang quân chống lại. Quân Đại Nam đánh bại Xiêm La rồi truy kích vào đất Chân Lạp, nhưng đất Trấn Ninh thì đã bị Xiêm La chiếm mất. Năm 1845, Đại Nam và Xiêm La ký hòa ước chia nhau quyền bảo hộ Chân Lạp, vùng biên phía Tây cuối cùng đã được tạm yên, nhưng cũng từ đây quá trình mở rộng lãnh thổ của người Việt bị dừng lại, lãnh thổ Đại Nam cũng bị thu hẹp khá nhiều so với thời Minh Mạng.

Sau khi kết thúc chiến tranh với Xiêm La, Thiệu Trị phải đương đầu với mối đe dọa xâm lược càng lúc càng gia tăng từ Pháp. Đỉnh điểm là trận cửa biển Đà Nẵng (1847) khi quân thuyền Pháp bắn chìm 5 chiếc thuyền đồng của thủy quân Đại Nam. Thất bại này khiến hoàng đế hết sức tức giận và lo lắng, nhưng cho đến khi chết, Thiệu Trị và quần thần vẫn không thể tìm ra phương sách hợp lý để đối phó. 10 năm sau cái chết của Thiệu Trị (1858), Pháp nổ súng xâm lược Đại Nam, mở đầu thời kỳ Việt Nam bị Pháp đô hộ.

Thân thế

Vua Thiệu Trị có húy là Dung, sau khi vua Minh Mạng lập ra bài Đế hệ thi thì ông được đổi tên thành Miên Tông, khi lên ngôi lại đổi thành Nguyễn Phúc Tuyền. Ông sinh ngày 11 tháng 5 (âm lịch) năm Đinh Mão (1807), là Đích trưởng tử của vua Minh Mạng, mẹ là Tá Thiên Nhân Hoàng hậu Hồ Thị Hoa. Mới 13 ngày sau khi sinh hạ Miên Tông, bà Hồ Thị Hoa qua đời, Miên Tông được Hoàng tổ mẫu là Nhân Tuyên Hoàng thái hậu đích thân chăm sóc và nuôi dưỡng.

Những năm đầu Minh Mạng, hoàng trưởng tử Miên Tông được xuất các và đến Chí Thiện đường để học tập. Năm thứ 11 (1830), ông được vua cha phong làm Trường Khánh công. Năm 1837, ông kiêm nhiếp chức Tôn nhân phủ Tả tôn chính trông coi các việc trong hoàng thất.Theo sách "Quốc sử di biên" chép lại, khi Thiệu Trị chưa lên ngôi nhưng trong câu đối của ông đã báo trước về địa vị của người đứng đầu thiên hạ nay mai. Một hôm Thánh tổ ra câu đối "Long vi vạn vật chi linh, biến hóa phi đằng mặc trắc (nghĩa là: Rồng thiêng hơn vạn vật, biến hóa bay nhảy khôn lường)". Nghe xong Trường Khánh đối lại "Thiên nãi nhất nguyên chi khí, khôi hiệu phú đảo vô ngân (nghĩa là: Trời là khí nhất nguyên, rộng lớn che trùm tất cả)". Thánh tổ nghe xong vô cùng làm lạ, quý trọng lắm. Trong câu đối trên, Trường Khánh thể hiện được tầm nhìn lớn, bao quát thiên hạ[1]

Năm Minh Mạng thứ 21 (1840), vua cho đúc các con thú bằng vàng để ban thưởng cho các hoàng thân anh em, các hoàng tử công và hoàng tử chưa được phong tước. Trường Khánh công được ban cho một con voi bằng vàng nặng 21 lạng và một con rồng có cánh bằng vàng nặng 7 lạng[2].

Trị vì

Khi vua Minh Mạng qua đời, Nguyễn Phúc Miên Tông được di mệnh nối ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Vua Thiệu Trị lên ngôi ngày 20 tháng 1 năm Tân Sửu (tức 11 tháng 2 năm 1841) ở điện Thái Hòa, vừa đúng 34 tuổi.

Phần nhiều sử sách nhận định vua Thiệu Trị là một người hiền hòa, siêng năng cần mẫn nhưng không có tính hoạt động như vua cha. Mọi định chế pháp luật, hành chính, học hiệu, điền địa và binh bị đều được sắp đặt khá quy củ từ thời Minh Mạng, Thiệu Trị chỉ áp dụng theo các định lệ của vua cha, ít có sự cải cách, thay đổi gì mới. Quan lại lúc bấy giờ có Trương Đăng Quế, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri PhươngLâm Duy Tiếp ra sức phò tá.

Tiền vàng thời Thiệu Trị.
Thiệu Trị thông bảo.

Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng những cuộc chiến tranh, nổi dậy thời Thiệu Trị đa phần là do hậu quả từ thời vua Minh Mạng để lại.

Lầu Đức Hinh tại Lăng Thiệu Trị.

Văn chương

Lăng mộ Thiệu Trị.
Một sắc lệnh của Vua Thiệu Trị

Thiệu Trị cũng nổi tiếng là một vị vua thi sĩ, có để lại rất nhiều bài thơ, nổi tiếng nhất là 2 bài thơ chữ Hán có tên là Vũ Trung Sơn Thủy (Cảnh trong mưa)Phước Viên Văn hội lương dạ mạn ngâm (Đêm thơ ở Phước Viên). Cả hai bài không trình bày theo lối thường mà viết thành 5 vòng tròn đồng tâm, mỗi vòng tròn có một số chữ, đếm mỗi bài có 56 chữ, ứng với một bài thơ thất ngôn bát cú, nhìn vào như một "trận đồ bát quái", vua có chỉ cách đọc và đố là kiếm ra 64 bài thơ trong đó. Hiện nay các nhà ngôn ngữ, học giả đã tìm ra được 128 cách đọc.

Nam Kỳ

Trong năm đầu tiên khi Thiệu Trị lên ngôi, đất Nam Kỳ liên tục nổi lên các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Đa số đều là các cuộc nổi dậy của người dân tộc Khmer. Nguyên nhân đều do chính sách đồng hóa và cai trị hà khắc từ thời Minh Mạng để lại.

Năm 1841, Lâm Sâm khởi binh ở Phú Lạc Hóa (nay là Vĩnh Long và Trà Vinh), Sơn Tốt và Trần Lâm nổi dậy ở Ba Xuyên (nay là Sóc Trăng), dân Khmer ở Thất Sơn nổi loạn với sự trợ giúp của quân Chân Lạp và Xiêm La.

Triều đình phải vất vả cử binh đi dẹp loạn, tới cuối năm 1842 mới tạm bình định đất Nam Kỳ.

Chân Lạp

Không như vua cha Minh Mạng, Thiệu Trị ít có tham vọng về mở rộng lãnh thổ và khuếch trương thanh thế.

Năm 1841, Thiệu Trị vừa lên ngôi, thấy tình hình Chân Lạp bất ổn, dân Chân Lạp chống đối quan lại Đại Nam cai trị, còn đất Nam Kỳ liên tiếp có nổi loạn. Nhân có lời tâu của Tạ Quang Cự xin bỏ đất Trấn Tây Thành, rút quân về giữ An Giang, Vua Thiệu Trị liền nghe theo, truyền cho tướng quân trấn thủ Trấn Tây là Trương Minh Giảng rút quân về. Ngoài ra, Thiệu Trị cũng cho bỏ luôn phủ Quảng Biên và huyện Khai Biên (nay thuộc tỉnh KampotSihanoukville).

Nước Cao Miên được lập lại, vua mới là Sá Ong Giun (Ang Duong, em trai của vua cũ Nặc Chăn - Ang Chan II) làm Cao Miên quốc vương, cháu gái là Ngọc Vân (Ang Mey - con gái Ang Chan II) làm Cao Miên quận chúa. Nước Xiêm hùng mạnh thay thế Đại Nam để bảo hộ nước Cao Miên.

Việc làm này cũng đánh dấu sự từ bỏ tham vọng sáp nhập phần lãnh thổ phía Đông Chân Lạp vào bản đồ Đại Nam. Trương Minh Giảng vì việc này mà quá uất ức nên đã sinh bệnh, qua đời khi vừa rút binh về tới An Giang. Thiệu Trị nhân đó lại giáng thêm tội cho Trương Minh Giảng.

Nước Xiêm và Chân Lạp nhân đó tiếp tục gây hấn, xúi giục người dân tộc nổi loạn trong phần đất Nam Kỳ. Năm 1842, quân Xiêm nhân cơ hội Nam Kỳ có loạn, tiến đến tận Vĩnh Tế để phá rối Đại Nam, dẫn đến cuộc chiến Việt - Xiêm lần tiếp theo.

Đến tận năm 1845, sau khi quân Đại Nam tiến công truy đuổi quân Xiêm ngược lên lãnh thổ Cao Miên, hai nước Việt - Xiêm mới ký hòa ước, chấp nhận cùng bảo hộ nước Cao Miên.

Nước Pháp và đạo Thiên Chúa

Từ khi Thiệu Trị lên ngôi thì việc cấm đạo Thiên Chúa bớt đi, nhưng triều đình vẫn không có cảm tình với Thiên Chúa giáo, và những giáo sĩ ngoại quốc vẫn còn bị giam ở Huế. Có người báo tin đó cho Trung tá Pháp là Favin Lévêque coi tàu Héroïne. Trung tá Favin Lévêque đem tàu vào Đà Nẵng xin cho năm người giáo sĩ được tha. Năm Thiệu Trị thứ 5, Ất Tỵ 1845, có người Giám mục là Dominique Lefèbvre phải án xử tử. Thiếu tướng nước Pháp là Cécile biết, sai quân đem tàu Alcmène vào Đà Nẵng đón Giám mục ra.

Sự kiện tàu chiến Pháp đánh Đà Nẵng năm 1847

Năm Đinh Mùi 1847, khi người Pháp biết rằng ở Huế không còn giáo sĩ bị giam nữa, mới sai Đại tá De Lapierre và Trung tá Rigault de Genouilly đem hai chiến thuyền vào Đà Nẵng, xin bỏ những chỉ dụ cấm đạo và để cho người trong nước được tự do theo đạo mới.

Khi hai bên còn đang thương nghị về việc này thì quan nước Pháp thấy thuyền của Đại Nam đóng gần tàu của Pháp và ở trên bờ lại thấy có quân đắp đồn lũy, nghĩ rằng có âm mưu bèn phát súng bắn đắm cả những thuyền ấy, rồi nhổ chạy ra biển. Vua Thiệu Trị thấy vậy tức giận, có dụ ra cấm người ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội những người trong nước đi theo đạo. Những sự kiện này mở đầu "đường lối ngoại giao pháo hạm" của thực dân Pháp, báo hiệu trước những hành động xâm lược về sau này.

Theo Đại Nam thực lục:[3][4] Đinh Mùi, Thiệu Trị năm thứ 7 [1847], mùa xuân, tháng 2 (âm lịch), có 2 chiếc quân thuyền của nước Phật Lan Tây [Pháp] đậu ở cửa biển Đà Nẵng, cầm đầu bởi Lạp Biệt Nhĩ [Đại tá Augustin de Lapierre] và Charles Rigault de Genouilly. Tham tri bộ Lễ là Lý Văn Phức không chịu nhận thư thương nghị, về Huế xin chỉ dụ. Có 5 chiếc thuyền đồng của quân Nguyễn bị kẹt lại trong cửa biển. Triều đình Thiệu Trị sai quân và 4 chiếc thuyền đồng đến làm kế đánh phá.[5] Tháng 3 (âm lịch), quân Phật Lan Tây phát hiện âm mưu, liền ra tay đánh trước, làm chìm 5 thuyền đồng của quân Nguyễn, giết 40 người, làm bị thương hơn 90 người và 104 người bị mất tích. Thuyền Phật Lan Tây hôm sau bỏ đi, không bị truy đuổi.[6] Đáng lưu ý, triều đình nhà Nguyễn không biết nước Phật Lan Tây là nước nào. Nước Pháp từ trước đến giờ chỉ được hiểu là nước Phú Lãng Sa.[7] Do đó, bên cạnh việc ra lệnh tiếp tục cấm đạo Thiên chúa, triều đình cũng cấm tàu của nước Phật Lan Tây cập cảng (các nước Tây dương khác, kể cả Phú Lãng Sa, không bị ảnh hưởng). Ngoài ra, không có chỉ dụ nào về việc xử tử tất cả người theo đạo Thiên chúa đang bị giam giữ để trả đũa.

Một vài tháng sau Thiệu Trị lâm bệnh nặng.

Qua đời

Theo sử nhà Nguyễn, con trai trưởng của ông là Nguyễn Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành. Vì vậy khi gọi các quan Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải, Nguyễn Tri PhươngLâm Duy Hiệp vào trăn trối, Thiệu Trị để di chiếu truyền ngôi cho con thứ là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm. Hồng Bảo được tin đem binh vào, nhưng bị quan Phạm Thế Lịch giữ lại. Một mình Hồng Bảo vào lạy lục vua cha Thiệu Trị, nhưng ông quay mặt đi không trả lời. Hồng Bảo bị Phạm Thế Lịch và Vũ Văn Giải đưa vào hậu cung và giữ ở đó.

Thiệu Trị qua đời vào ngày 27 tháng 9 năm Đinh Mùi, tức 4 tháng 11 năm 1847, hưởng thọ 41 tuổi, miếu hiệuHiến Tổ (憲祖). Thụy hiệu của ông là Thiệu Thiên Long Vận Chí Thiện Thuần Hiếu Khoan Minh Duệ Đoán Văn Trị Vũ Công Thánh Triết Chương Hoàng đế (紹天隆運至善純孝寬明睿斷文治武功聖哲章皇帝). Sau khi mất, bài vị nhà vua được đưa vào thờ trong Thế Miếu. Lăng của ông là Xương Lăng, tọa lạc tại làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.

Gia quyến

Hậu cung

Dưới đây liệt kê những vị hậu phi đã sinh con cho vua Thiệu Trị. Ngoài ra, nhà vua còn nhiều thứ phi và cung nhân không được liệt kê trong Thế phả. Bài vị của những vị phi tần vô tự được thờ ở một gian trong Xương Lăng, tẩm lăng của vua Thiệu Trị.

Phong hiệu Thụy hiệu Tên Sinh mất Cha Ghi chú
Nhất giai Quý phi
(一階贵妃)
Từ Dụ Hoàng thái hậu
(慈裕皇太后)
Nghi Thiên Chương Hoàng hậu
(儀天章皇后)
Phạm Thị Hằng 20 tháng 6 năm 181012 tháng 5 năm 1902 Lễ bộ Thượng thư
Phạm Đăng Hưng
Người Gia Định, là sinh mẫu của vua Tự Đức.
Từ Cung tần, bà được sách phong làm Nhị giai Thành phi (二階誠妃) rồi tấn làm Nhất giai Quý phi (一階贵妃) đứng đầu hậu cung, trở thành Thái thái hoàng thái hậu dưới triều Thành Thái.
Nhất giai Lệnh phi
(一階令妃)
Huy Thuận
(徽順)
Nguyễn Thị Nhậm Kinh Môn Quận công
Nguyễn Văn Nhơn
Người An Giang.
Từ Cung tần, bà có thể đã được sách phong làm Nhị giai Trinh Phi rồi tấn làm Nhất giai Lệnh phi (一階令妃). Có duy nhất một con gái là An Thạnh Công chúa Nhàn Yên.
Nhất giai Lương phi
(一階良妃)
Huy Thuận
(徽順)
Võ Thị Viên 5 tháng 11 năm 181522 tháng 3 năm 1880 Phó Vệ úy
Võ Hữu Linh
Người Thừa Thiên, sủng phi của vua Thiệu Trị từ khi còn ở tiềm để.
Từ Cung tần, bà được sách phong làm Tam giai Lương tần (三階良嬪) rồi tấn làm Nhất giai Lương phi (一階良妃).
Nhị giai Thục phi
(二階淑妃)
Ý Thuận
(懿順)
Nguyễn Thị Xuyên 24 tháng 7 năm 180830 tháng 9 năm 1885 Chưởng cơ
Nguyễn Văn Phụng
Người Quảng Bình, em của Nhu tần Nguyễn Thị Yên.
Từ Cung tần, bà được sách phong làm Tam giai Đức tần (三階良嬪) rồi tấn làm Nhị giai Thục phi (二階淑妃).
Bà là sinh mẫu của Thụy Thái vương Hồng Y, Tổ mẫu của vua Dục Đức, là Tằng tổ mẫu của vua Thành Thái, và là Cao tổ mẫu của vua Duy Tân.
Tam giai Quý tần
(三階貴嬪)
Đinh Thị Hạnh 1811-1838 Không rõ lai lịch, một số tài liệu chép rằng, bà có họ hàng xa với bà Từ Dụ. Sinh mẫu của An Phong Quận vương Hồng Bảo, người mang án phản nghịch dưới triều Tự Đức.
Tam giai Thụy tần
(三階瑞嬪)
Hoàng thái phi
(皇太妃)
Đoan tần
(端嬪)
Trương Thị Thận 16 tháng 2 năm 18172 tháng 1 năm 1889 Vệ úy Minh Đức hầu
Trương Văn Minh
Sinh mẫu của vua Hiệp Hòa, được tôn làm Hoàng thái phi sau khi con trai lên ngôi.
Từ Cung tần, bà được sách phong làm Tứ giai Huy tần (四階徽嬪) rồi tấn làm Tam giai Thụy tần (三階瑞嬪).
Sau khi vua Hiệp Hòa bị phế, bà cũng bị giáng lại Tần vị, phong hiệu được cải thành Đoan tần (端嬪).
Tam giai Đức tần
(三階德嬪)
Nhã Thuận
(雅順)
Nguyễn Thị Huyên 18071892 Khoái Châu Quận công
Nguyễn Đức Xuyên
Người gốc Thừa Thiên nhưng từ đời ông nội đã chuyển vào Gia Định. Theo hồi ký của Nguyễn Đức Xuyên phụ thân bà, bà vào nội phủ năm 1822 khi được 16 tuổi.
Từ Cung tần, bà được sách phong làm Tứ giai Ý tần (四階懿嬪) rồi tấn làm Tam giai Đức tần (三階德嬪).
Tam giai Kỷ tần
(三階紀嬪)
Trinh Tường
(貞祥)
Trương Thị Vĩnh Còn có húy là Nghĩa, người Quảng Trị.
Nguyên là một cung nhân không phẩm vị, vua Khải Định truy phong cho bà làm Tam giai Kỷ tần (三階紀嬪).
Bà là sinh mẫu của Kiên Thái vương Hồng Cai và là Tổ mẫu của 3 vị vua: Kiến Phúc, Hàm NghiĐồng Khánh, Tằng tổ mẫu của vua Khải Định và là Cao tổ mẫu của vua Bảo Đại.
Tứ giai Nhu tần
(四階柔嬪)
Nguyễn Thị Yên Chưởng cơ
Nguyễn Văn Phụng
Người Quảng Bình, chị của Thục phi Nguyễn Thị Xuyên.
Từ Cung tần, bà được sách phong làm Tứ giai Nhu tần (四階柔嬪).
Ngũ giai Nhàn tần
(五階嫻嬪)
Phan Thị Kháng Cẩm y vệ Hiệu úy
Phan Văn Phụng
Người Quảng Nam, nhập cung vào đầu thời Thiệu Trị.
Ngũ giai Thuận tần
(五階順嬪)
Hoàng Thị Dĩnh Cẩm y Thiên hộ
Hoàng Văn Quý
Người Quảng Bình, nhập cung vào đầu thời Thiệu Trị.
Bà được an táng gần con gái là Tự Tân Công chúa Lương Huy.
Lục giai Tiệp dư
(六階婕妤)
Nguyễn Đình Thị Loan Cẩm y vệ Hiệu úy
Nguyễn Đình Thiện
Người huyện Do Linh, Quảng Trị.
Lục giai Tiệp dư
(六階婕妤)
Hồ Thị Nghi Không có con nối nên không được ghi tên trong Thế phả. Bài vị của bà được đặt ở Xương Lăng.
Thất giai Quý nhân
(七階貴人)
Ngô Thị Xuân Còn có húyHạc. Không rõ lai lịch.
Cửu giai Tài nhân
(九階才人)
Thục Thuận
(淑順)
Trương Thị Thúy 18101894 Chánh đội
Trương Đình Tuyên
Người Thừa Thiên.
Cửu giai Tài nhân
(九階才人)
Thục Thuận
(淑順)
Nguyễn Thị Kinh Nguyễn Duy Tân Người huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh.
Bà mất dưới thời Tự Đức. Mộ táng tại phường Thủy Biều, Huế.
Cửu giai Tài nhân
(九階才人)
Lệnh Thuận
(令順)
Mai Thị Tiêm 18141877 Mai Đức Triệu Còn có húy là Thiều, người Thừa Thiên, nhập phủ Trường Khánh năm 1832.
Năm 1843, bà được phong Tài nhân vị nhập giai (才人未入階); năm sau bị giáng làm Cung nhân.
Bà mất dưới thời Tự Đức, được tặng làm Cửu giai Tài nhân (九階才人). Mộ táng tại phường Thủy Xuân, Huế.
Tài nhân Võ Thị Duyên Tiền phong Tri bạ
Võ Khanh
Người huyện Diên Phước, Quảng Nam.
Tài nhân Phan Thị Diệu Phó Vệ úy
Phan Sách
Người huyện Diên Phước, Quảng Nam.
Tài nhân Nguyễn Thị Phương Còn có húy là Hương.
Tài nhân Nguyễn Thị Vị Còn có húy là Hương Nhi.
Tài nhân Trần Thị Sâm Còn có húy là Cát Phúc.
Tài nhân Phan Thị Thục
Tài nhân Đỗ Thị Trinh
Tài nhân Trương Thị Lương
Tài nhân Nguyễn Thị Khuê
Tài nhân Thục Thuận
(淑順)
Phan Thị Quý Không có con nối nên không được ghi tên trong Thế phả. Bài vị của bà được đặt ở Xương Lăng.
Cung nhân Nguyễn Viết Thị Lệ ? – 1872 Nguyễn Viết Vạn Còn có húy là Bản, người huyện Duy Xuyên, Quảng Nam; nhập phủ Trường Khánh năm 1825.
Thiệu Trị đăng cơ, bà được sung làm Cung nhân.
Năm 1843, bà được cho làm Cung nga ở Điển soạn Thượng diên viện.
Cung nhân Nguyễn Thị Hân Đại Nam liệt truyện chép họ của bà là Nguyễn Hòa.[8]

Không rõ lai lịch. Mộ táng ở phường Thủy Xuân, Huế, gần tẩm của An Phục Công chúa Thận Huy, con gái của bà.

Cung nhân Bùi Thị Bút
Cung nhân Nguyễn Thị Huệ
Cung nhân Hồ Thị Ý Nhi 1828-1847
Cung nhân Nguyễn Thị Hương Nhị
Cung nhân Nguyễn Đức Thị Ân Không có con nối nên không được ghi tên trong Thế phả. Bài vị của bà được đặt ở Xương Lăng.

Hậu duệ

Vua Thiệu Trị có 64 người con, gồm 29 hoàng tử và 35 công chúa.

Hoàng tử.

Số thứ tự Tước hiệu Thụy hiệu Tên Sinh mất Mẹ Bộ tự Ghi chú
1 An Phong Quận vương
(安豐郡王)
Đoan Trang
(端莊)
Nguyễn Phúc Hồng Bảo
(阮福洪保)
19 tháng 4 năm 18251854 Quý tần Đinh Thị Hạnh Thốn (寸) Bị kết án âm mưu phản nghịch nên bị xử tử. Vợ con đều bị liên lụy.
2 Dực Tông Hoàng đế
(翼宗皇帝)
Anh Hoàng đế
(英皇帝)
Nguyễn Phúc Hồng Nhậm
(阮福洪任)
Nguyễn Phúc Thì
(阮福時)
22 tháng 9 năm 182919 tháng 7 năm 1883 Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Thị (示/礻) Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn.
3 Thái Thạnh Quận vương
(泰盛郡王)
Trang Cung
(莊恭)
Nguyễn Phúc Hồng Phó
(阮福洪付)
20 tháng 4 năm 18338 tháng 5 năm 1890 Tài nhân Trương Thị Thúy Cân (斤) / (馬) Có 26 con trai, 29 con gái.
4 Thụy Thái vương
(瑞太王)
Đôn Chính
(敦正)
Nguyễn Phúc Hồng Y
(阮福洪依)
11 tháng 9 năm 183323 tháng 2 năm 1877 Thục phi Nguyễn Thị Xuyên Hương (香) / Thạch (石) Thân phụ của vua Dục Đức; tổ phụ của vua Thành Thái.
Có 43 con trai, 24 con gái.
5 Nguyễn Phúc Hồng Kiệm
(阮福洪儉)
5 tháng 10 năm 183428 tháng 5 năm 1842 Tài nhân Đỗ Thị Trinh
6 Hoằng Trị vương
(弘治王)
Nguyễn Phúc Hồng Tố
(阮福洪傃)
25 tháng 10 năm 183418 tháng 9 năm 1922 Quý nhân Ngô Thị Xuân Võng (网) Hoàng tử sống thọ nhất của vua Thiệu Trị.
Có bốn con trai, 10 con gái
7 Vĩnh Quốc công
(永國公)
Lương Mẫn
(良敏)
Nguyễn Phúc Hồng Phi
(阮福洪伾)
12 tháng 2 năm 183519 tháng 4 năm 1863 Tài nhân Nguyễn Thị Phương Phiến (片) Không con nối dõi. Thờ ở Thân Huân từ dưới triều Đồng Khánh.
8 Gia Hưng vương
(嘉興王)
Cung Túc
(恭肅)
Nguyễn Phúc Hồng Hưu
(阮福洪休)
Nguyễn Phúc Thuyên
(阮福佺)
2 tháng 10 năm 18359 tháng 5 năm 1885 Lương phi Võ Thị Viên Hành (行) Thông dâm với em gái khác mẹ là Phục Lễ Công chúa Gia Phúc nên bị phế bỏ vị hiệu, sai khi qua đời mới được phục tước Vương.
Có 10 con trai, 15 con gái.
9 Phong Lộc Quận công
(豐祿郡公)
Cung Hậu
(恭厚)
Nguyễn Phúc Hồng Kháng
(阮福洪伉)
5 tháng 5 năm 183719 tháng 2 năm 1865 Đoan tần Trương Thị Thận Tử (子) Không con nối dõi; lấy công tử Ưng Học con vua Hiệp Hòa làm người thừa tự.
Nổi tiếng với 6 bài thơ Thị học.
10 An Phúc Quận vương
(安福郡王)
Trang Cung
(莊恭)
Nguyễn Phúc Hồng Kiện
(阮福洪健)
6 tháng 5 năm 183715 tháng 7 năm 1895 Lương phi Võ Thị Viên Củng (廾) Thân mật với hoàng thúc là Hải Quốc công Miên Tằng.
Có 12 con trai, 10 con gái.
11 Nguyễn Phúc Hồng Thiệu
(阮福洪佋)
6 tháng 5 năm 183712 tháng 9 năm 1837 Tài nhân Trương Thị Lương
12 Tuy Hòa Quận vương
(綏和郡王)
Trang Cung
(莊恭)
Nguyễn Phúc Hồng Truyền
(阮福洪傳)
3 tháng 9 năm 183718 tháng 7 năm 1889 Nhu tần Nguyễn Thị Yên Sam (彡) Có tám con trai, bốn con gái.
13 Nguyễn Phúc Hồng Bàng
(阮福洪傍)
30 tháng 6 năm 183821 tháng 7 năm 1853 Lương phi Võ Thị Viên Chỉ (止) Mất khi chưa được sách phong. Thờ ở Triển Thân từ.
14 Nguyễn Phúc Hồng Tham
(阮福洪傪)
15 tháng 9 năm 183828 tháng 8 năm 1839 Tài nhân Phan Thị Thục Thờ ở Triển Thân từ.
15 Nguyễn Phúc Hồng Trước
(阮福洪㒂)
Tảo thương không rõ
16 Hương Sơn Quận công
(香山郡公)
Thông Lượng
(通諒)
Nguyễn Phúc Hồng Nghĩ
(阮福洪儗)
5 tháng 8 năm 183922 tháng 10 năm 1864 Tài nhân Võ Thị Duyên Đao (刀) Có hai con gái.
Thờ ở Thân Huân từ.
17 Nguyễn Phúc Hồng Thị
(阮福洪侍)
10 tháng 1 năm 18398 tháng 7 năm 1842 Tài nhân Nguyễn Thị Vị Tẩm mộ ở Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên).
18 Mỹ Lộc Quận công
(美祿郡公)
Đôn Thân
(敦慎)
Nguyễn Phúc Hồng Tiệp
(阮福洪倢)
14 tháng 3 năm 184015 tháng 8 năm 1863 Tài nhân Trần Thị Sâm Đẩu (斗) Có một con gái
Thờ ở Thân Huân từ.
19 Tảo thương Tảo thương
20 Nguyễn Phúc Hồng Thụ
(阮福洪𠊪)
22 tháng 10 năm 184226 tháng 8 năm 1843 Lương phi Võ Thị Viên Tẩm mộ ở Cư Chính (Hương Thủy, Thừa Thiên).
21 Nguyễn Phúc Hồng Kỳ
(阮福洪僟)
12 tháng 1 năm 184319 tháng 5 năm 1843 Thục phi Nguyễn Thị Xuyên Tẩm mộ ở Cư Chính (Hương Thủy, Thừa Thiên).
22 Nguyễn Phúc Hồng Từ
(阮福洪俆)
20 tháng 11 năm 18433 tháng 11 năm 1847 Thuận tần Hoàng Thị Dĩnh
23 Kỳ Phong Quận công
(奇峰郡公)
Cung Lượng
(恭亮)
Nguyễn Phúc Hồng Đĩnh
(阮福洪侹)
2 tháng 12 năm 184318 tháng 4 năm 1884 Tiệp dư Nguyễn Đình Thị Loan Nhân (儿) Tính tình kiêu căng, ỷ thế. Bị đoạt tước nhiều lần.
Có bảy con trai, ba con gái.
24 Tảo thương Tảo thương
25 Phú Lương công
(富良公)
Cung Túc
(恭肅)
Nguyễn Phúc Hồng Diêu
(阮福洪傜)
16 tháng 6 năm 18455 tháng 7 năm 1875 Đức tần Nguyễn Thị Huyên Lỗi (耒) Có sáu con trai, bốn con gái.

Gia phả NPT. Phòng Phú Lương Công

26 Kiên Thái vương
(堅太王)
Thuần Nghị
(純毅)
Nguyễn Phúc Hồng Cai
(阮福洪侅)
13 tháng 12 năm 184515 tháng 5 năm 1876 Kỷ tần Trương Thị Vĩnh Đậu (豆) Thân phụ của 3 vua: Kiến Phúc, Đồng Khánh, Hàm Nghi.
Có năm con trai, bảy con gái.
27 Tảo thương Tảo thương
28 Nguyễn Phúc Hồng Nghê
(阮福洪倪)
19 tháng 5 năm 184726 tháng 9 năm 1847 Cung nhân Bùi Thị Bút
29 Hiệp Hòa Phế đế
(協和廢帝)
Văn Lãng Quận vương
(文朗郡王)
Trang Cung
(莊恭)
Nguyễn Phúc Hồng Dật
(阮福洪佚)
Nguyễn Phúc Thăng
阮福昇
1 tháng 11 năm 184729 tháng 11 năm 1883 Đoan tần Trương Thị Thận Thập (十) / Ngưu (牛) Hoàng đế thứ sáu của nhà Nguyễn. Bị quyền thần phế truất và bức tử.
Có 11 con trai, sáu con gái.

Hoàng nữ

Số thứ tự Phong hiệu Thụy hiệu Tên Sinh mất Mẹ Ghi chú
1 Diên Phúc Công chúa
(延福公主)
Đoan Nhã
(端雅)
Nguyễn Phúc Tĩnh Hảo
(阮福静好)
18241847 Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Công chúa là người thông minh, dịu dàng, lễ phép.
Lấy Nguyễn Văn Ninh; không có con nối dõi.
2 An Thạnh Công chúa
(安盛公主)
Nguyễn Phúc Nhàn Yên
(阮福嫻嫣)
? – ? Lệnh phi Nguyễn Thị Nhậm Sử sách không chép nhiều thông tin về công chúa.
Lấy Tạ Quang Ân, con trai của Trung quân Tạ Quang Cự.
3 Nguyễn Phúc Uyên Ý
(阮福淵懿)
18261829 Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Trước được thờ tại Lệ Thục từ, về sau thờ tại chùa Diệu Đế.
4 An Mỹ Công chúa
(安美公主)
Nguyễn Phúc Huy Nhu
(阮福徽柔)
18261885 Thục phi Nguyễn Thị Xuyên Tuổi nhỏ mà đoan trang, nhu thuận, có nữ tắc, được cha yêu.
Lấy Trương Quang Trụ, con của Trương Đăng Quế; có hai con trai, hai con gái.
5 Nguyễn Phúc Thúy Diêu
(阮福翠姚)
18301833 không rõ Thờ tại Lệ Thục từ.
6 Nguyễn Phúc Phương Nghiên
(阮福芳妍)
18301832 Tài nhân Nguyễn Thị Kinh Thờ tại Lệ Thục từ.
7 Nguyễn Phúc Ái Chân
(阮福愛嫃)
18301834 Quý tần Đinh Thị Hạnh Thờ tại Lệ Thục từ.
8 Hoài Chính Công chúa
(懷正公主)
Mỹ Thục
(美淑)
Nguyễn Phúc Nhã Viện
(阮福雅媛)
18321875 Nhu tần Nguyễn Thị Yên Công chúa là người nhàn lệ đoan thục, biết giữ nữ tắc.
Lấy Võ Văn Chuyên, con của Võ Văn Giải; có ba con trai, một con gái.
9 Thuận Chính Công chúa
(順正公主)
Trang Tĩnh
(莊靜)
Nguyễn Phúc Thanh Đề
(阮福清媞)
18331869 Tài nhân Nguyễn Thị Khuê Chúa là người hòa thuận, điềm đạm, thành thật, thuộc lời mẹ dạy.
Lấy Trần Văn Thứ; có ba con trai, hai con gái.
10 Nguyễn Phúc Thục Nghiên
(阮福淑𡛢)
18331836 Quý tần Đinh Thị Hạnh Thờ tại Lệ Thục từ.
11 Nguyễn Phúc Sính Đình
(阮福娉婷)
18341836 Tài nhân Phan Thị Diệu Thờ tại Lệ Thục từ.
12 Tảo thương Tảo thương
13 Nguyễn Phúc Ủy Thanh[9]
(阮福婑婧)
18351837 Đoan tần Trương Thị Thận Thờ tại Lệ Thục từ.
14 Tảo thương Tảo thương
15 Quy Chính Công chúa
(歸正公主)
Mỹ Thục
(美淑)
Nguyễn Phúc Lệ Nhàn
(阮福麗嫻)
18361882 Tài nhân Nguyễn Thị Khuê Lấy Nguyễn Văn Duy; có một con trai. Có lẽ người con này mất sớm nên công chúa được thờ ở Triển Thân từ.
16 Nguyễn Phúc Trang Ly
(阮福莊孋)
18371838 không rõ Thờ tại Lệ Thục từ.
17 Mậu Lâm Công chúa
(茂林公主)
Mỹ Thục
(美淑)
Nguyễn Phúc Đoan Cẩn[10]
(阮福端嫤).
18381913 Tài nhân Nguyễn Thị Kinh Lấy Nguyễn Khoa Kiểm.
18 Phú Lệ Công chúa
(富麗公主)
Mỹ Thục
(美淑)
Nguyễn Phúc Đôn Trinh
(阮福敦貞)
Nguyễn Phúc Diễm Giai
(阮福艷媘)[11][12]
18381890 Đức tần Nguyễn Thị Huyên Công chúa là người đôn hậu khiêm cung, biết giữ lễ giáo.
Lấy Nguyễn Cửu Toản; có một con trai, ba con gái.
19 Nguyễn Phúc Liêu Diệu
(阮福嫽妙)
1838 Đoan tần Trương Thị Thận Thờ tại Lệ Thục từ.
20 Nguyễn Phúc Uyển Như
(阮福婉如)
18391852 Cung nhân Mai Thị Tiêm Thờ tại Lệ Thục từ.
21 Quảng Thi Công chúa
(廣施公主)
Mỹ Thục
(美淑)
Nguyễn Phúc Thanh Cật
(阮福清姞)
18391879 Tiệp dư Nguyễn Đình Thị Loan Lấy Trương Văn Chất; có sáu con trai, ba con gái.
22 Nguyễn Phúc Nhàn Nhã
(阮福嫻雅)
18391840 Đoan tần Trương Thị Thận Thờ tại Lệ Thục từ.
23 An Phục Công chúa
(安馥公主)
Nhàn Trinh
(嫻貞)
Nguyễn Phúc Thận Huy
(阮福慎徽)
18401857 Cung nhân Nguyễn Thị Hân Chúa còn nhỏ mà đoan nhã, nhưng lấy chồng được 2 năm thì mất. Thờ ở Triển Thân từ, sau chuyển sang thờ ở Thân Huân từ.
Lấy Nguyễn Đức Duật; có một con gái.
24 Đồng Phú Công chúa
(同富公主)
Mỹ Thục
(美淑)
Nguyễn Phúc Ý Phương
(阮福懿芳)
18401915 Lương phi Võ Thị Viên Lấy Trần Quang Phổ.
25 Xuân Lâm Công chúa
(春林公主)
Tuệ Thục
(慧淑)
Nguyễn Phúc Trinh Huy
(阮福貞徽)
18411858 Cung nhân Nguyễn Thị Lệ Lấy chồng được 1 năm thì mất. Thờ ở Triển Thân từ, sau chuyển sang thờ ở Thân Huân từ.
Lấy Trần Hương; không có con nối dõi.
26 Tự Tân Công chúa
(自新公主)
Nguyễn Phúc Lương Huy
(阮福良徽)
1841 – sau năm 1899[13] Thuận tần Hoàng Thị Dĩnh Không rõ hôn sự.
27 Tuy Lộc Công chúa
(綏祿公主)
Mỹ Thục
(美淑)
Nguyễn Phúc Đoan Lương
(阮福端良)
18421894 Thuận tần Hoàng Thị Dĩnh Lấy Nguyễn Trọng Khoa; có ba con trai, hai con gái.
28 Nguyễn Phúc Trang Nhã
(阮福莊雅)
18421843 Cung nhân Nguyễn Thị Hương Nhị
29 Nguyễn Phúc Thục Trang
(阮福淑莊)
18431847 Tài nhân Trương Thị Lương Thờ tại Lệ Thục từ.
30 Nguyễn Phúc Phương Thanh
(阮福芳聲)
18431850 Nhàn tần Phan Thị Kháng
31 Lạc Thành Công chúa
(樂成公主)
Nguyễn Phúc Nhàn Đức
(阮福嫻德)
? – sau năm 1899[13] Đoan tần Trương Thị Thận Không rõ hôn sự và năm sắc phong.
32 Nguyễn Phúc Minh Tư
(阮福明姿)
1845 Lương phi Võ Thị Viên Thờ tại Lệ Thục từ
33 Nguyễn Phúc Điềm Uyên
(阮福恬淵)
18461850 Cung nhân Nguyễn Thị Huệ Thờ tại Lệ Thục từ
34 Thuận Mỹ Công chúa
(順美公主)
Trinh Uyển
(貞婉)
Nguyễn Phúc Phúc Huy
(阮福福徽)
18461870 Thuận tần Hoàng Thị Dĩnh Công chúa là người đoan trang trinh tĩnh, lại biết giữ đạo làm vợ, ai nấy đều khen ngợi.
Lấy Nguyễn Đình Tiếp, con của Nguyễn Đình Tân; có hai con trai, một con gái.
35 Phục Lễ Công chúa
(復禮公主)
Mỹ Thục
(美淑)
Nguyễn Phúc Gia Phúc
(阮福嘉福)
18471888 Cung nhân Hồ Thị Ý Nhi Ban đầu, được sách phong làm Đồng Xuân Công chúa (同春公主).
Lấy Nguyễn Lâm, con của Nguyễn Tri Phương; có ba con trai, hai con gái.
Chồng mất, công chúa thông dâm với anh khác mẹ là Gia Hưng vương Hồng Hưu nên bị phế làm thứ nhân.
Đồng Khánh gia ơn phục vị Công chúa.

Tham khảo

Chú thích

  1. ^ https://baophapluat.vn/dan-sinh/cau-doi-du-bao-dia-vi-dung-dau-thien-ha-cua-vua-thieu-tri-349653.html
  2. ^ Đại Nam thực lục, tập 5, tr.695
  3. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, Chính biên, Đệ tam kỷ, quyển 65-72.
  4. ^ Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục (tập 06). Bản dịch của Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện sử học Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học phiên dịch. Nhà xuất bản Giáo Dục xuất bản năm 2007.
  5. ^ Có 2 chiếc quân thuyền của nước Phật Lan Tây [Pháp] đậu ở cửa biển Đà Nẵng, có 5 - 6 người đạo trưởng công nhiên đeo chữ “thập”, đi lại ở nơi cửa biển. Quan tỉnh Quảng Nam xét ra, chúng đến đó có ý kiêu ngạo, đem việc phi tấu lên. Vua sai Tả tham tri bộ Lễ là Lý Văn Phức đi đến ngay, làm Tác vi đại viên tỉnh Quảng Nam, hội đồng với Tuần phủ Nguyễn Đình Tân, Lãnh binh Nguyễn Đức Chung tuỳ biện đối đáp. Nguyễn Đức Tập trước đã có Chỉ gọi về Kinh, cũng chuẩn cho tạm lưu lại để bàn với nhau mà làm việc. Khi Phức đã đến cửa biển, bọn Tây dương định ngày cùng hội với nhau. Đến ngày, đầu mục Tây dương là Lạp Biệt Nhĩ [Đại tá Augustin de Lapierre] đem vài mươi tên đồ đảng, đeo gươm, đeo súng, đến thẳng ngay công quán ; ngăn lại không được. Chúng đưa ra một lá thư của nước chúng bằng chữ Hán, lời lẽ phần nhiều ngông càn. Phức không chịu tiếp nhận, đầu mục Tây dương quát to để doạ nạt, đặt lá thư lên trên ghế rồi đi. Phức và Đình Tân bàn với nhau rằng : “Nhận lấy thư là có tội, mà đốt thư đi cũng có tội, không gì bằng cho chạy trạm về đệ tâu lên”. Phức cũng về Kinh để đợi tội. Vua giận là làm mất quốc thể, sai vệ Cẩm y đóng gông đem giam ở Tả đãi lậu, bắt giải chức, giao cho đình thần bàn. Khi Phức đã đi [khỏi cửa biển], bọn Tây dương lại càng rông càn, ngày thường lên bờ, đi lại chỗ làng xóm. Những người nước ta vẫn theo tả đạo, phần nhiều đi lại nom dòm, thông tin tức kín. Những thuyền quân đi tuần biển bị chúng bắt giữ lại ở cửa biển. Có 5 chiếc thuyền bọc đồng ở Kinh phái đi Nam (Kim Ưng, Phấn Bằng, Linh Phượng, Thọ Hạc, Vân Bằng) chưa ra biển, còn đậu lại ở vụng Trà Sơn cùng đối diện với thuyền Tây dương, cũng bị chúng sấn đến cướp lấy buồm thuyền và dây buộc thuyền. Những người trông coi các hiệu thuyền là thự Phó vệ uý Lê Văn Pháp, Suất đội Nguyễn Tri, Nguyễn Quyến, Nguyễn Hy, Lê Tần, đều bỏ neo giữ chặt, báo đến Kinh. Vua ngự điện Vũ Hiển, sai ngay Đô thống Hữu quân Mai Công Ngôn, Tham tri bộ Hộ Đào Trí Phú đem biền binh 3 vệ Vũ lâm, Hổ oai, Hùng nhuệ đều đến ngay chỗ cửa biển, từ tuần phủ trở xuống đều phải nghe lệnh điều khiển của Mai Công Ngôn. Lại vì quan tỉnh phải ở cửa biển thương biện, thế khó quản cố được cả việc ở tỉnh, sai Tả thị lang bộ Lễ sung biện việc Nội các, Nguyễn Bá Nghi quyền lĩnh Bố chính tỉnh Quảng Nam, Phó vệ uý vệ Hậu dinh Hùng nhuệ Nguyễn Nghĩa Thịnh quyền lĩnh Phó lãnh binh tỉnh Quảng Nam, Phó vệ uý vệ Hậu dinh Tiền phong Mai Điền bổ thụ Phó vệ uý vệ Nhị Hữu bảo ở Hữu quân, Cai đội vệ Cẩm y Phạm Dũng thăng thụ Thành thủ uý, sung Hiệp quản vệ Nhị Hữu bảo ở Hữu quân, theo Mai Công Ngôn đến đóng ở cửa biển Đà Nẵng để phòng thủ, Cai đội vệ Cẩm y Vũ Khoa thăng thụ Thành thủ uý sung Hiệp quản vệ Cẩm y, Phó vệ uý Ngô Khánh, theo Nguyễn Bá Nghi đến ngay tỉnh Quảng Nam đóng để phòng thủ. Nguyễn Đình Tân, Nguyễn Đức Tập đều phải cách lưu, theo Mai Công Ngôn, Đào Trí Phú ra sức làm việc để chuộc tội. Lại sai thự Chưởng vệ Thuỷ sư Phạm Xích, thự Lang trung bộ Binh Vũ Duy Ninh quản lĩnh 4 chiếc thuyền đồng chạy đến ngay phận bể Trà Sơn, để xa làm thanh ứng. Nhân truyền Chỉ cho Mai Công Ngôn và Đào Trí Phú rằng : “Người Tây dương nếu đã sợ uy, thu hình, thì ta không nên tự động thủ trước ; nếu chúng sinh chuyện trước, thì đốc sức thành đài cùng biền binh các hiệu thuyền và thuyền đồng do Kinh phái đi, ngoài hợp, trong ứng, lập tức đánh giết không để sót mống nào. Những nơi ven vụng thuyền, phải nghiêm gia phòng thủ, không cho tự tiện vào các thôn xã ; lại nghiêm cấm những người theo đạo Gia tô ở hạt sở tại, không được đi lại dòm ngó để tuyệt tăm hơi”. Lại bảo đại thần viện Cơ mật rằng : “Thuyền Tây dương đến đây có ý gì ? Bọn Mai Công Ngôn đi chuyến này, các ngươi liệu xem ra thế nào ?”. Trương Đăng Quế thưa rằng : “Người Tây dương sở cầu, chẳng qua chỉ được thông thương mà bỏ điều cấm mà thôi, không có lẽ chỉ có 2 cái thuyền mà dám từ xa đến gây việc, Đào Trí Phú quen biết Man tình, cùng chúng đối đáp, tưởng cũng không phải dùng đến quân. Nếu chúng sinh chuyện ra trước, thì chúng trái, ta phải tiêu diệt cũng không khó gì”. Hà Duy Phiên thưa rằng : “Thuyền của Tây di không đáng lo, duy có thuyền đồng của ta đóng chặt ở nơi vụng thuyền, chỗ ấy là phải để tâm lo nghĩ !” Vua nói rằng : “Nguyễn Đình Tân không nắm vững được tình hình, trong bụng vẫn run sợ, tuy lời tâu không khỏi hoang mang, nhưng không thể không phòng bị được”.
  6. ^ Quân thuyền của người Tây dương sinh sự ở cửa biển Đà Nẵng. Từ khi Mai Công Ngôn đến cửa biển, bố trí quân thuỷ, quân lục để làm cái thế dựa nhau. Quân dung rất lộng lẫy. Người Tây dương chực muốn lên bờ, bị biền binh ở thuyền Phấn Bằng ngăn lại ; người Tây dương biết là không có thể xâm phạm được, lại về chỗ đỗ thuyền trước. Vua khen là biết làm cơ ứng biến, thưởng cho viên quản đốc ở thuyền 1 đồng kim tiền Tam thọ, các suất đội mỗi người 1 đồng ngân tiền Song long hạng lớn, biền binh 100 quan tiền. Bọn Công Ngôn mặt ngoài thân thiện với người Tây dương [nhưng bề trong] mật lệnh cho các quân đính ngày hội đánh. Có 1 tên tiểu biền là Vũ Văn Điểm bị bọn Tây dương bắt được. Chúng tìm được bản ước thúc của quân cơ, vì thế hiểu ngầm tình trạng trong quân thứ. Gặp ngay thuyền ở Kinh chạy đến ngoài biển, người Tây dương đến ngay chỗ quân Đào Trí Phú, giả cách xin hoà, Trí Phú cũng tin, đóng quân không hành động gì. Đến ngày hôm sau, giờ Ngọ, bọn Tây dương tự nhiên nổ súng ầm ỹ, dồn bắn cả vào thuyền quan. Quan quân giở tay không kịp, 5 chiếc thuyền đồng chốc lát đều bị đắm mà vỡ cả. Lãnh binh Nguyễn Đức Chung, Hiệp quản Lý Điển đều chết ở trận, biền binh chết hơn 40 người, bị thương hơn 90 người, còn 104 người không biết trôi giạt đi đâu ; súng và khí giới chìm mất rất nhiều (10 cỗ súng Chu y bằng gang, 3 cỗ súng Chấn hải bằng gang, 15 cỗ súng quá sơn bằng đồng, các khí giới chìm mất rất nhiều). Hôm sau thuyền Tây dương giương buồm chạy đi. Không có một người nào đuổi theo! Việc đến tai vua. Vua than thở rằng : “5 chiếc thuyền đồng lại bị giặc Tây dương bắn, không ngờ quan quân hèn yếu đến như thế, đáng tiếc lắm, bọn Công Ngôn không nghiêm quân luật để đến tiết lộ quân cơ, là một tội ; sau khi đã lỡ việc, không đốc thúc quan quân hết sức mà đánh, dùng các súng to ở thành đài, đánh dữ giết giặc để giãi lòng công phẫn, thế là hai tội ; thuyền giặc trốn đi rồi mà hai pháo đài Phòng Hải, Định Hải lặng yên, không bắn một phát nào để chặn đường đi của giặc, thế là ba tội !”. Lập tức sai Biện lý bộ Công là Vương Hữu Quang, Cấp sự trung là Trần Gia đi ngay thuyền đến để tra hỏi, biết hết những tình trạng điều khiển thất sách và biền binh nhút nhát. Vũ Văn Điểm phải chém bêu đầu, Lê Văn Pháp, Nguyễn Tri, Nguyễn Quyến, Nguyễn Hi, Lê Tần đều phải trảm giam hậu, thự Lãnh binh Nguyễn Đức Tập phải phát vãng đi nơi thành tấn để ra sức làm việc chuộc tội, Phó vệ uý Tôn Thất Năng, Thành thủ uý Vũ Lực, Nguyễn Liêu bị cách chức, phát về ty Hộ vệ, ra sức làm việc. Mai Công Ngôn giáng xuống chức Chưởng vệ ; Đào Trí Phú giáng xuống chức Lang trung ; Lý Văn Phức, Nguyễn Đình tân đều cách chức, phát đi làm quân ở dinh Kỳ võ. Nguyễn Đức Chung, tặng Chưởng vệ, cấp tuất 30 lạng bạc, lại cho ấm một người con làm Cẩm y thiên hộ ; Lý Điển được truy tặng Phó vệ uý thuộc Thuỷ sư, cấp cho 20 lạng bạc, lại cho ấm một con làm Cẩm y bá hộ ; 5 người suất đội, đội trưởng, đều truy tặng và cấp bạc cho có khác nhau ; binh đinh thì chiểu lệ cấp tuất, lại tha cho một người con hoặc một người cháu không phải bắt lính ; đến ban tế một đàn ở bãi biển. Người bị thương thì cấp cho tiền. Tả vệ uý dinh Thần cơ là Tôn Thất Chu rồi chết vì bị thương, tặng cho hàm Vệ uý. Từ sau khi cửa biển Đà Nẵng bị lỡ việc, vua rất tức giận, bụng thường không vui. ... Thường khi rỗi việc, xa giá đến đình Doãn Vũ, diễn tập bắn súng. Sai các quân bó cỏ vào làm hình người Tây dương, ai bắn trúng thì thưởng cho kim tiền, ngân tiền. Vua đương triều, hỏi đại thần viện Cơ mật ở trước mặt rằng : “Thuyền Tây dương đến đây, chỉ cần có hai việc là bỏ cấm [đạo Gia tô] và thông thương mà thôi. Thông thương thì được, cấm [đạo], có thể bỏ được không ?”. Trương Đăng Quế thưa rằng : “Chúng đã sinh chuyện ra trước, không thể lại mong khoan điển !”. Vua nói : người Tây dương lòng vốn giảo trá, nếu bỏ cấm [đạo] thì Anh Cát Lợi nghe thấy, cũng sẽ cầu xin bỏ cấm thuốc phiện. Nhung Địch là giống sài lang, không thể thoả mãn nó được ! Làm thế nào mà việc gì cũng theo gượng như chúng sở cầu ? Vả lại, đạo Gia tô là tà giáo, cái hại rồi đến bới chuyện ngoài biên, mở đường chinh chiến. Thuốc phiện là thứ thuốc mê, cái hại rồi đến khuynh gia bại sản, hại tính mệnh người. Hai việc ấy đều là điều nghiêm cấm ở trong nước, ta sẽ giáng dụ để vào quốc sử truyền lại đời sau, để nghiêm tuyệt xa đi mà ngăn chặn mối lo ở ngoài”. Lại bảo các đại thần rằng : “Tây dương vốn không phải một nước. Thí dụ như nước Phật Lan Tây [Pháp], từ trước đến nay cũng chưa nghe thấy có cái tên Tây dương ấy, xem thư của chúng đưa đến, đã không phải tự quốc vương ra, mà hiệu cờ cũng là cờ mới chế, hay là chúng tự lập ra bộ lạc, cũng chưa thể biết được. Vả lại, người nước Phú Lãng Sa [Pháp] từ trước đến nay có phạm cấm, nhiều lần đã được tha cho về, y đáng ơn ta, có thất vọng gì mà sinh ra ý khác. Việc đó hãy đợi thuyền quan phái ra biển về, để hỏi xem tình ý của chúng thế nào. Nếu bọn Nhung Địch quả sinh bụng dạ gì, thì tỉnh Gia Định và Hải Phòng cũng là chỗ quan yếu, không riêng Đà Nẵng mà thôi !”
  7. ^ Lại bảo các đại thần rằng : “Tây dương vốn không phải một nước. Thí dụ như nước Phật Lan Tây [Pháp], từ trước đến nay cũng chưa nghe thấy có cái tên Tây dương ấy, xem thư của chúng đưa đến, đã không phải tự quốc vương ra, mà hiệu cờ cũng là cờ mới chế, hay là chúng tự lập ra bộ lạc, cũng chưa thể biết được. Vả lại, người nước Phú Lãng Sa [Pháp] từ trước đến nay có phạm cấm, nhiều lần đã được tha cho về, y đáng ơn ta, có thất vọng gì mà sinh ra ý khác. Việc đó hãy đợi thuyền quan phái ra biển về, để hỏi xem tình ý của chúng thế nào. Nếu bọn Nhung Địch quả sinh bụng dạ gì, thì tỉnh Gia Định và Hải Phòng cũng là chỗ quan yếu, không riêng Đà Nẵng mà thôi !”
  8. ^ Đại Nam liệt truyện, tập 3, quyển 10: Truyện các công chúa – phần An Phước Công chúa Thận Huy
  9. ^ theo Nguyễn Phúc Tộc thế phả, tr.361
  10. ^ Ở phần ghi chép về Mậu Lâm Công chúa, Nguyễn Phúc tộc thế phả để khuyết truyện, còn Đại Nam liệt truyện thì không chép gì về bà. Năm sinh và mất của công chúa được chép trong gia phả họ Nguyễn Khoa của chồng bà. Xem Văn bia chùa Thiên Hưng[liên kết hỏng]
  11. ^ theo Nguyễn Phúc tộc thế phả, tr.362
  12. ^ theo Đại Nam liệt truyện, tập 3, quyển 8
  13. ^ a b Trên tấm bia của chùa Từ Hiếu dựng năm Thành Thái thứ 11 (1899), 2 bà công chúa Tự Tân và Lạc Thành vẫn còn quyên tiền vào việc sửa chùa. Xem Chùa Từ Hiếu[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài

Read other articles:

Si ce bandeau n'est plus pertinent, retirez-le. Cliquez ici pour en savoir plus. Cet article ne cite pas suffisamment ses sources (mars 2014). Si vous disposez d'ouvrages ou d'articles de référence ou si vous connaissez des sites web de qualité traitant du thème abordé ici, merci de compléter l'article en donnant les références utiles à sa vérifiabilité et en les liant à la section « Notes et références » En pratique : Quelles sources sont attendues ? Comme...

 

 

تحتاج هذه المقالة كاملةً أو أجزاءً منها لإعادة الكتابة حسبَ أسلوب ويكيبيديا. فضلًا، ساهم بإعادة كتابتها لتتوافق معه. كتائب الشهيد عز الدين القسام شعار : كتائب الشهيد عز الدين القسام ﴿فَلَمْ تَقْتُلُوهُمْ وَلَكِنَّ اللَّهَ قَتَلَهُمْ﴾ [الأنفال:17]شعار : كتائب �...

 

 

B.E.12 An early production B.E.12 Role General purpose aircraft/FighterType of aircraft Manufacturer Royal Aircraft Factory, Various First flight 28 July 1915 Introduction 1 August 1916 Primary user Royal Flying Corps Number built 601 The Royal Aircraft Factory B.E.12 was a British single-seat aeroplane of The First World War designed at the Royal Aircraft Factory. It was essentially a single-seat version of the B.E.2. Intended for use as a long-range reconnaissance and bombing aircraft...

SMA Negeri 8 PandeglangInformasiJenisNegeriKepala SekolahNIP:Jumlah kelaskelasJurusan atau peminatanIPA dan IPSRentang kelasX IPA, X IPS, XI IPA, XI IPS , XII IPA, XII IPSKurikulumKurikulum Tingkat Satuan PendidikanJumlah siswasiswa (2012/2013)Kelas 1 = Kelas 2 = Kelas 3 =‎NEM terendah(2008)NEM tertinggi(2008)Nilai masuk rata-rata(2008)AlamatLokasi, Pandeglang, Banten, IndonesiaTel./Faks.0253 -Lain-lainLulusanOrangMotoLuas tanah = M2 Luas bangunan = M2 SMA Negeri (SMAN) 8 Pan...

 

 

EFL Cup 2017-2018The Carabao Cup 2017-218 Competizione English Football League Cup Sport Calcio Edizione 58ª Organizzatore English Football League Date dall'8 agosto 2017al 25 febbraio 2018 Luogo  Inghilterra Galles Partecipanti 92 Formula Eliminazione diretta Sito web http://cup.efl.com/ Risultati Vincitore  Manchester City(5º titolo) Secondo  Arsenal Semi-finalisti  Bristol City Chelsea Statistiche Miglior marcatore Josh Murphy Samuel Sáiz Islam Sl...

 

 

Синелобый амазон Научная классификация Домен:ЭукариотыЦарство:ЖивотныеПодцарство:ЭуметазоиБез ранга:Двусторонне-симметричныеБез ранга:ВторичноротыеТип:ХордовыеПодтип:ПозвоночныеИнфратип:ЧелюстноротыеНадкласс:ЧетвероногиеКлада:АмниотыКлада:ЗавропсидыКласс:Пт�...

Pour les articles homonymes, voir Balsam. Martin BalsamDans Le troisième homme était une femme (1961)BiographieNaissance 4 novembre 1919New York, État de New York (États-Unis)Décès 13 février 1996 (à 76 ans)Rome (Italie)Sépulture Cedar Park Cemetery, New Jersey (en)Nom de naissance Martin Henry BalsamNationalité AméricaineFormation DeWitt Clinton High SchoolThe New SchoolActivités ActeurPériode d'activité à partir de 1947Père Albert Balsam (d)Mère Lillian Weinstein (d)C...

 

 

Pour des articles plus généraux, voir Cérémonie du thé et Thé au Japon. Si ce bandeau n'est plus pertinent, retirez-le. Cliquez ici pour en savoir plus. Cet article ne cite pas suffisamment ses sources (mai 2021). Si vous disposez d'ouvrages ou d'articles de référence ou si vous connaissez des sites web de qualité traitant du thème abordé ici, merci de compléter l'article en donnant les références utiles à sa vérifiabilité et en les liant à la section « Notes et réf�...

 

 

Open cluster in the constellation Centaurus NGC 5617NGC 5617 (taken with Stellarium)Observation data (J2000 epoch)Right ascension14h 29m 44s[1]Declination−60° 42′ 42″[1]Distance5,770 ly (1,769 pc[2])Apparent magnitude (V)6.3[1]Apparent dimensions (V)10'Physical characteristicsEstimated age82 Myr[3]Other designationsCr 282, Mel 125AssociationsConstellationCentaurusSee also: Open cluster, List of open clust...

Cet article est une ébauche concernant la géographie de la Catalogne et les Pyrénées. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Alta Ribagorça Administration Pays Espagne Communauté autonome Catalogne Province Lérida Nombre de communes 3 Démographie Population 4 004 hab. (2005) Densité 9,4 hab./km2 Géographie Coordonnées 42° 27′ 48″ nord, 0° 49′ 47...

 

 

土库曼斯坦总统土库曼斯坦国徽土库曼斯坦总统旗現任谢尔达尔·别尔德穆哈梅多夫自2022年3月19日官邸阿什哈巴德总统府(Oguzkhan Presidential Palace)機關所在地阿什哈巴德任命者直接选举任期7年,可连选连任首任萨帕尔穆拉特·尼亚佐夫设立1991年10月27日 土库曼斯坦土库曼斯坦政府与政治 国家政府 土库曼斯坦宪法 国旗 国徽 国歌 立法機關(英语:National Council of Turkmenistan) ...

 

 

土库曼斯坦总统土库曼斯坦国徽土库曼斯坦总统旗現任谢尔达尔·别尔德穆哈梅多夫自2022年3月19日官邸阿什哈巴德总统府(Oguzkhan Presidential Palace)機關所在地阿什哈巴德任命者直接选举任期7年,可连选连任首任萨帕尔穆拉特·尼亚佐夫设立1991年10月27日 土库曼斯坦土库曼斯坦政府与政治 国家政府 土库曼斯坦宪法 国旗 国徽 国歌 立法機關(英语:National Council of Turkmenistan) ...

Marsekal TNI (Purn.)Roesmin Noerjadin Menteri Perhubungan Indonesia ke-26Masa jabatan29 Maret 1978 – 23 Maret 1988PresidenSoehartoPendahuluEmil SalimPenggantiAzwar AnasDuta Besar Indonesia untuk Amerika Serikat ke-7Masa jabatan1974–1977PresidenSoehartoPendahuluSyarief ThayebPenggantiAshari DanudirdjoDuta Besar Indonesia untuk Britania Raya ke-7Masa jabatan1970–1974PresidenSoehartoPendahuluIbrahim AdjiePenggantiRaden SoebonoKepala Staf TNI Angkatan Udara ke-4Masa...

 

 

دوري بوروندي الممتاز 2013–14 تفاصيل الموسم دوري بوروندي الممتاز  البلد بوروندي  عدد المشاركين 14     دوري بوروندي الممتاز 2014–15  تعديل مصدري - تعديل   دوري بوروندي الممتاز 2013–14 هو موسم من دوري بوروندي الممتاز. كان عدد الأندية المشاركة فيه 14، وفاز فيه Lydia Ludic Burundi Ac...

 

 

←→Сентябрь Пн Вт Ср Чт Пт Сб Вс             1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30             2024 год Содержание 1 Праздники и памятные дни 1.1 Национальные 1.2 Религиозные 1.3 Именины 2 События 2.1 До XVII века 2.2 XVII век 2.3 XVIII век 2.4 XIX век 2.5 XX век 2.6 XXI век 3...

Football clubMelbourne Victory FC AWTFull nameMelbourne Victory Football Club Afghan Women's TeamShort nameAWTFoundedMarch 2022; 2 years ago (2022-03)GroundRon Barassi Senior ReserveChairmanAnthony Di PietroManagerJorge LeonLeagueFFV State League 3 East2023FFV State League 3 East, 2nd of 9 Home colours Away colours Current season Active departments of Melbourne Victory FC Football(Men's) Football(Men's Youth) Football(Women's) Football(Women's AWT) Melbourne Victory FC ...

 

 

Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada November 2022. Julia MarloweJulia Marlowe di Colinette (1899)LahirSarah Frances Frost(1865-08-17)17 Agustus 1865Cumberland, England, UKMeninggal12 November 1950(1950-11-12) (umur 85)New York City, ASPekerjaanStage actressSuami/istriRobert Taber (1894–1900)E. ...

 

 

Bas de la page καλώς ορίσατε ! Bienvenue sur ma page de discussion. Peut-être venez-vous à propos d'une page que j'aurais supprimée. Avez-vous vérifié sur votre propre page de discussion que les choses ne vous ont pas déjà été expliquées ? Sinon, êtes-vous sûr d'avoir lu les critères d'admissibilité des articles ? Peut-être avez-vous copié du texte qui n'était pas libre de droits : même si vous êtes l'auteur de ce texte, il n'est pas libre de droits tant que...

此條目需要补充更多来源。 (2018年2月25日)请协助補充多方面可靠来源以改善这篇条目,无法查证的内容可能會因為异议提出而被移除。致使用者:请搜索一下条目的标题(来源搜索:2004年欧洲联盟扩大 — 网页、新闻、书籍、学术、图像),以检查网络上是否存在该主题的更多可靠来源(判定指引)。   2004年拓展之前欧盟既有的成员国  2004年新加入欧盟的...

 

 

Este artículo o sección necesita referencias que aparezcan en una publicación acreditada. Busca fuentes: «Resistencia física» – noticias · libros · académico · imágenesEste aviso fue puesto el 28 de octubre de 2012. Para otros usos de este término, véase Resistencia. Resistencia física. La resistencia es una de las capacidades físicas básicas, particularmente aquella que nos permite llevar a cabo una actividad o esfuerzo durante el mayor tiempo posible. U...