Từ trên cùng bên trái, theo chiều kim đồng hồ: Vào năm 1492, Christopher Columbus đã phát hiện ra Bắc Mỹ , mở đầu cho thời đại thực dân châu Âu tại châu Mỹ ; Cách mạng Mỹ , một trong những thời đại khai sáng truyền cảm hứng cho cách mạng Đại Tây Dương vào cuối những năm 1700; Ottoman chinh phạt Constantinople ; Bom nguyên tử từ Chiến tranh thế giới thứ hai ; Bóng đèn , nguồn ánh sáng mới cho toàn nhân loại; người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng vào năm 1969 trong sứ mệnh Apollo 11 ; Máy bay , phương tiện mới mang tính đột phá cho ngành hàng không rộng rãi; Napoleon Bonaparte , vào đầu thế kỷ 19, người đã gây ảnh hưởng lớn đến Pháp và châu Âu với chủ nghĩa bành trướng , hiện đại hóa , và chủ nghĩa dân tộc ; Chiếc điện thoại đầu tiên của Alexander Graham Bell , thiết bị làm thay đổi phương tiện liên lạc; Vào năm 1348, chỉ trong vòng hai năm, Cái Chết Đen đã giết chết hơn 100 triệu người trên toàn thế giới và hơn một nửa Châu Âu . (Ảnh nền: Một đoạn trích từ quyển Kinh thánh Gutenberg , cuốn sách lớn đầu tiên được in tại phương Tây sử dụng loại chữ di động, vào những năm 1450) Thiên niên kỷ 2 Công Nguyên hay Kỷ nguyên chung là một thiên niên kỷ kéo dài từ năm 1001 đến năm 2000 (thế kỷ 11 đến thế kỷ 20 ; trong thiên văn học: JD 20866 675 – 24519 095 [ 1] ).Thời kỳ này bao gồm Thời kỳ Trung kỳ Trung Cổ và Hậu kỳ Trung cổ của Cựu Thế giới , Thời kỳ Hoàng kim của Hồi giáo và thời kỳ Phục hưng , tiếp đến là thời kỳ cận đại , được đặc trưng bởi các cuộc chiến tranh tôn giáo tại Châu Âu , Thời đại Khai sáng , Thời đại Khám phá và giai đoạn thuộc địa . Hai thế kỷ cuối cùng của thời kỳ này trùng với lịch sử hiện đại , được đặc trưng bởi các cuộc cách mạng công nghiệp hóa , sự trỗi dậy của các quốc gia dân tộc , sự phát triển nhanh chóng của khoa học , giáo dục rộng rãi, chăm sóc sức khỏe toàn cầu và tiêm chủng ở tại các nước phát triển . Thế kỷ 20 chứng kiến một quá trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, đáng chú ý nhất chính là hai cuộc Chiến tranh thế giới và sự hình thành sau đó của Liên hợp quốc. Thế kỷ 20 cũng mang bước tính đột phá về mặt công nghệ bao gồm công nghệ máy bay , truyền hình và chất bán dẫn , bao gồm cả mạch tích hợp . Thuật ngữ "Kỳ tích châu Âu " được đặt ra để ám chỉ sự phát triển chưa từng có về mặt văn hóa và mặt chính trị của thế giới phương Tây trong nửa sau của thiên niên kỷ, nổi lên vào thế kỷ 18 với tư cách là nền văn minh giàu có và quyền lực nhất thế giới , đã làm lu mờ đi triều đại nhà Thanh của Trung Quốc, thế giới Hồi giáo và cả Ấn Độ . Điều này cho phép các nước châu Âu tiến hành thực dân hóa phần lớn thế giới trong thiên niên kỷ này, bao gồm châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, Nam và Đông Nam Á.
Dân số thế giới trong thời kỳ này đã tăng chưa từng có trong lịch sử, từ khoảng 310 triệu người vào năm 1000 lên khoảng 6 tỷ người vào năm 2000. Tốc độ gia tăng dân số tăng đột biến trong khoảng thời gian này; dân số thế giới xấp xỉ tăng gấp đôi lên 600 triệu vào năm 1700, và tăng gấp ba lần nữa vào năm 2000, cuối cùng đạt khoảng 1,8% mỗi năm trong nửa sau của thế kỷ 20.
Triều đại thành lập
Ấn Độ
Việt Nam
Trung Quốc
Nhà Tống (đến thế kỷ XIII)
Nhà Nguyên (thế kỷ XIII - nửa sau thế kỷ XIV)
Nhà Minh (nửa sau thế kỷ XIV - nửa đầu thế kỷ XVII)
Nhà Thanh (nửa đầu thế kỷ XVII - khoảng đầu những năm 10 của thế kỷ XX)
Lào
Campuchia
Thái Lan
Sukhothai (từ thế kỷ XIV - cuối thế kỷ XVIII)
Xiêm (cuối thế kỷ XVIII - chưa rõ)
Thái Lan (Năm 1238- hiện tại)
Indonesia
Myanmar
Chăm Pa
Tham khảo
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Thiên niên kỷ 2 .