Thủ tướng Myanmar

Thủ tướng Myanmar
မြန်မာနိုင်ငံတော် ဝန်ကြီးချုပ်
Đương nhiệm
Min Aung Hlaing

từ 1 tháng 8 năm 2021
Kính ngữThủ tướng
Bổ nhiệm bởiTổng thống Myanmar
Thành lập4/1/1948
1/8/2021 (Tái lập)
Người đầu tiên giữ chứcU Nu
Kế vịPhó Thủ tướng
Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Myanmar

Thủ tướng Myanmar là người đứng đầu chính phủ của Myanmar. Theo Hiến pháp năm 1947, Hạ viện Myanmar bầu ra Thủ tướng và Tổng thống sẽ căn cứ đó bổ nhiệm. Sau đó, theo Hiến pháp năm 1974, Thủ tướng phải là một đại biểu quốc hội và được bầu ra trong số 17 bộ trưởng. Từ năm 1988, vị trí Thủ tướng Myanmar là do Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang - cơ quan tối cao của chính quyền quân sự ở Myanmar - chọn.

Chức vụ Thủ tướng Myanmar bị bãi bỏ vào năm 2011 theo bản Hiến pháp 2008. Hiến pháp quy định rằng Tổng thống là người đứng đầu nhà nước và người đứng đầu chính phủ. Nhưng sau cuộc tổng tuyển cử năm 2015, khi Aung San Suu Kyi bị cấm trở thành Tổng thống, một vị trí được gọi là Cố vấn Nhà nước, tương tự như Thủ tướng Chính phủ, được thành lập vào ngày 6 tháng 4 năm 2016.

Ngày 1 tháng 8 năm 2021, chính quyền quân sự do Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) Min Aung Hlaing lãnh đạo công bố sắc lệnh thành lập chính phủ tạm quyền. Theo đó, Tổng Tư lệnh quân đội Myanmar, Thống tướng Min Aung Hlaing đảm nhận cương vị Thủ tướng, còn Phó thống tướng Soe Win làm Phó thủ tướng.[1]

Danh sách các thủ tướng Myanmar

Liên bang Miến Điện (1948–1974)

Stt Thủ tướng
(sinh–mất)
Chân dung Bổ nhiệm Miễn nhiệm Nhiệm kỳ Chính đảng
1 U Nu
(1907–1995)
Tập tin:U Nu portrait.jpg 4/1/1948 12/6/1956[2] 8 năm, 160 ngày Liên minh Tự do Nhân dân Chống Phát xít
2 Ba Swe
(1915–1987)
12/6/1956 1/3/1957 262 ngày Liên minh Tự do Nhân dân Chống Phát xít
(1) U Nu
(1907–1995)
Tập tin:U Nu portrait.jpg 1/3/1957 29/10/1958[3] 2 năm, 242 ngày Liên minh Tự do Nhân dân Chống Phát xít
3 Ne Win
(1911–2002)
29/10/1958 4/4/1960[4] 1 năm, 158 ngày Quân đội
(1) U Nu
(1907–1995)
Tập tin:U Nu portrait.jpg 4/4/1960 2/3/1962[5] 1 năm, 332 ngày Liên minh Tự do Nhân dân Chống Phát xít
(3) Ne Win
(1911–2002)
2/3/1962 4/3/1974 12 năm, 2 ngày Quân đội /
Đảng Kế hoạch Xã hội chủ nghĩa Myanmar

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Miến Điện (1974–1988)

4 Sein Win
(1919–1993)
4/3/1974 29/3/1977[6] 3 năm, 25 ngày Đảng Kế hoạch Xã hội chủ nghĩa Myanmar
5 Maung Maung Kha
(1920–1995)
29/3/1977 26/7/1988[7] 11 năm, 119 ngày Đảng Kế hoạch Xã hội chủ nghĩa Myanmar
6 Tun Tin
(1920–)
26/7/1988 18/9/1988[8] 54 ngày Đảng Kế hoạch Xã hội chủ nghĩa Myanmar

Liên bang Miến Điện/Myanmar (1988–2011)

7 Saw Maung
(1928–1997)
21/9/1988 23/4/1992[9] 3 năm, 215 ngày Quân đội
8 Than Shwe
(1933–)
23/4/1992 25/8/2003 11 năm, 124 ngày Quân đội
9 Khin Nyunt
(1939–)
25/8/2003 18/10/2004[10] 1 năm, 54 ngày Quân đội
10 Soe Win
(1947–2007)
19/10/2004 12/10/2007[11] 2 năm, 358 ngày Quân đội
11 Thein Sein
(1945–)
12/10/2007 30/3/2011 3 năm, 169 ngày Quân đội
(tới 2010)
(11) Đảng Đoàn kết Phát triển Liên bang

Cộng hoà Liên bang Myanmar (2011-nay)

Trống (31/3/2011 – 5/4/2016)
12[12] Aung San Suu Kyi

(1945–)

6/4/2016 1/2/2021[13] 4 năm, 301 ngày Liên minh Quốc gia vì Dân chủ
[14] Min Aung Hlaing

(1956–)

1/2/2021 1/8/2021 3 năm, 305 ngày Quân đội
13 1/8/2021 Đương nhiệm

Ghi chú

  1. ^ “Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing trở thành tân Thủ tướng Myanmar”.
  2. ^ Từ chức sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1956
  3. ^ Trao quyền lực cho quân đội
  4. ^ Bàn giao lại quyền lực cho chính quyền dân sự sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1960
  5. ^ Bị bắt giữ sau cuộc đảo chính năm 1962
  6. ^ Miễn nhiệm chức vụ do các vấn đề liên quan đến kinh tế của đất nước
  7. ^ Từ chức sau Cuộc nổi dậy 8888
  8. ^ Bị bắt giữ trong cuộc đảo chính trong Cuộc nổi dậy 8888
  9. ^ Miễn nhiệm chức vụ do sức khỏe
  10. ^ Miễn nhiệm chức vụ và quản thúc tại gia
  11. ^ Mất khi đang tại nhiệm
  12. ^ Phục vụ với tư cách Cố vấn Nhà nước
  13. ^ Bị phế truất trong Đảo chính Myanmar 2021
  14. ^ Phục vụ với tư cách Chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước