Câu "Bài ký sự “Tất cả trên vai người lính” của Ngọc Bái ra đời tháng 6 năm 1988 đã gây ra nhiều cuộc tranh cãi trái chiều. Số đông cho rằng đây là thể hiện sự dũng cảm và bản lĩnh của người viết, đã phơi bày những ung nhọt và sự tha hóa nhân cách của một bộ phận sĩ quan trong quân đội, nhưng cũng có người nói Ngọc Bái vạch áo cho người xem lưng, hay nói xấu quân đội… đã phần nào gây cho ông một số phiền toái trong quan hệ với cấp trên." ==> vi phạm bản quyền từ nguồn này. Bạn hãy diễn đạt lại. phongđăng(thảo luận)15:35, ngày 4 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Tuquyet2457 Phiền bạn sửa lại các nguồn trong bài cho đúng định dạng nơi xuất bản và thêm tên tác giả còn thiếu và thêm tên tác giả, ví dụ nguồn số 3: "Hương Thu", "tuoitrethudo.vn --> Tuổi trẻ Thủ đô"; nguồn số 7: "Vương Tâm", "www.anninhthudo.vn --> An ninh Thủ đô";... – Jimmy Blues♪14:24, ngày 5 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: Ban đầu mình cũng làm như bạn nói, nhưng sau đó @Trương Minh Khải yêu cầu cần phải đưa tên trang web vào cho nên mình phải đưa vào như vậy. Mỗi người yêu cầu một kiểu thì biết làm sao cho đúng. Nhưng mình nói lại: mình hết hào hứng với mục BCB này rồi nên không có ý định đưa bài viết do mình khởi tạo ra ứng cử mục này. Nếu ai đó đưa bài của mình khởi tạo ra ứng cử BCB thì họ phải chịu trách nhiệm biên tập chỉnh lý cho phù hợp với yêu cầu. Mình chỉ tham gia sửa chữa biên tập lại khi nó chưa đúng với các quy tắc của wiki nói chung thôi. Thân!- TuQuyetthảo luận • đóng góp04:46, ngày 6 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin: anh đã đề xuất bác Tuquyet2457 ghi thông tin website trong các trích dẫn là định dạng tên miền web trong Thảo luận Wikipedia:Bạn có biết/2024/Tuần 35. Lý do: (1) trường này trong bản mẫu chú thích có tên là "website =", nên khi anh sửa mã nguồn thì theo cách hiểu của anh là ghi theo miền web, (2) ví dụ như báo online Công an nhân dân thì website là cand.com.vn thì anh cho rằng chính xác hơn là ghi Công an nhân dân vì chỉ đích danh địa chỉ web. Tuy nhiên sau khi em có ý kiến thì anh đã xem lại Bản mẫu:Chú thích web và thấy rằng trường "website =" có cách dùng giống như em nói, nên việc này anh nhận sai và sẽ sửa đổi nhé. Thân gửi bác Tuquyet2457, xin lỗi bác vì đã hướng dẫn bác mà chưa tra rõ quy định, từ nay bác dùng trường "website =" theo cách bạn Mintu Martin hướng dẫn nhé ạ, mong bác thông cảm cho sơ sot này. Trương Minh Khải (thảo luận) 15:06, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
...ở giữa sự nghiệp, nam ca sĩ JustaTee từng hai lần thất bại khi chuyển nơi hoạt động âm nhạc sang miền Nam và phải kinh doanh nhà hàng để trang trải chi phí?
...nam ca sĩ JustaTee từng ví von quá trình sáng tác nhạc quảng cáo cho các nhãn hàng là một "sự tra tấn tư duy âm nhạc"?
Bình luận: Tớ ít nghe nhạc Việt và cũng chưa nghe nhạc của bạn này, nhưng hết sức đồng tình với ý số hai. Ở các nước có ngành công nghiệp âm nhạc phát triển, chỉ có chuyện các công ty quảng cáo phải bỏ tiền tới chỗ các đơn vị quản lý nghệ sĩ nổi tiếng (label/agency) để được xin dùng nhạc của người đó. Chứ chẳng bao giờ có chuyện ngược đời như các nhãn hàng đi "thuê" nghệ sĩ nổi tiếng để sáng tác nhạc cả. – Jimmy Blues♪08:30, ngày 2 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@TheSquirrel1432: Ok 👌👌 Mình cũng hay nghe nhạc anh này và đã bị ghiền – hơi tiếc vì năm 2024 vừa qua các gameshow nhà VieON bào mòn sức lực của Justasuy quá, dẫn đến việc anh ít ra nhạc hơn 🥲🥲 Đoạn "Tháng 8 năm 2020, JustaTee tham gia chuỗi chương trình truyền hình âm nhạc Rap Việt với tư cách là giám khảo cùng với nam rapper Rhymastic trong mùa đầu tiên, phát sóng hàng tuần trên HTV2 (Vie Channel) và trên ứng dụng truyền phát video trực tuyến VieON. Mở đầu chương trình, JustaTee kết hợp với Rhymastic, Binz, nữ rapper Suboi, hai nam rapper Karik và Wowy trong "Đây là Rap Việt". Anh bắt cặp với MCK trong "Dân chơi xóm"." (đề mục 2017–2020: Những đĩa đơn thành công và Rap Việt) theo mình thì nó chỉ tập trung vào Rap Việt mùa đầu tiên, trong khi thực tế anh đã đảm nhận vai trò giám khảo từ mùa 1 cho đến mùa hiện tại cũng như feat với 4 thí sinh trong cả 4 vòng chung kết – lần lượt là MCK, Hoàng Anh, Double2T và CoolKid, chưa tính tới sự thay đổi nhân sự ở tùng mùa nữa. Do vậy, mình nghĩ bạn nên diễn giải lại đoạn này bằng một câu mang tính bao trùm nhất ví dụ như "Kể từ mùa đầu tiên (2020), JustaTee đảm nhận vai trò giám khảo trong chương trình truyền hình âm nhạc Rap Việt..." kèm theo 4 chú thích có đề cập tới việc công bố anh Tuấn "suy" là người đảm đương vai trò này trong từng mùa Rap Việt. Đây là quan điểm cá nhân của mình 😊😊 Hongkytran (thảo luận) 12:29, ngày 2 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Hongkytran: Cảm ơn bạn đã góp ý. Rap Việt được chia thành 4 mùa, và không mùa nào giống với mùa nào. Ngoài ra trong chương trình, anh có phát hành bài hát theo từng mùa trong gameshow nên việc gộp sẽ gây khó khăn trong việc biên soạn, và lại rối về mặt logic trình tự thời gian. Ví dụ đang viết về 2017–2020, tự nhiên xuất hiện thông tin ra mắt sản phẩm âm nhạc và kết hợp với thí sinh của năm 2023 và 2024 là không hợp lý. Do vậy, tôi quyết định tách ra theo từng mùa để dễ viết hơn. Bằng không thì như ý bạn, ta phải tách sự nghiệp ra thành hai phần: một phần là sự nghiệp ca hát, một phần là hoạt động khác như tham gia gameshow và giám đốc âm nhạc, và cách tách này có chênh lệch về dung lượng do JustaTee chỉ mới dấn thân vào gameshow và giám đốc âm nhạc gần đây thôi, không có ý nào quá nổi bật để viết dài trong bài tiểu sử. Mong bạn hãy cân nhắc. – Squirrel(talk)12:49, ngày 2 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@TheSquirrel1432: Theo mình là hợp lý bởi nếu tách ra như vậy thì sẽ thuận tiện hơn trong việc update thông tin. Trong năm 2025 này khác chắn nhiều chương trình nhà VieON (tiêu biểu là Em xinh "say hi") sẽ tiếp tục "vắt" anh Tee nữa nên dung lượng thông tin đối với phần Hoạt động khác như tham gia gameshow và giám đốc âm nhạc sẽ mở rộng hơn. Hongkytran (thảo luận) 04:02, ngày 3 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@TheSquirrel1432 @Hongkytran Thảo luận dừng ở đây thôi nhé. Các bạn hạn chế bàn luận quá sâu ở trang thảo luận BCB để tránh làm loãng mục, nếu muốn bàn thêm về bài viết và các đề tài liên quan thì chuyển sang trang thảo luận của nhau hoặc sang trang thảo luận của bài viết. – Jimmy Blues♪05:36, ngày 3 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@FoxSerfatyNguồn chỉ dẫn đến sách Mapping Chinese Folk Religion in Mainland China and Taiwan, song không thể xem trực tiếp vì bắt phải mở tài khoản và trả phí. Bạn có thể tìm nguồn thay thế nào có thể dẫn nguồn đọc trực tiếp không, ví dụ như nguồn web. – Jimmy Blues♪14:13, ngày 5 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Ý kiến Nên bỏ mấy cái chữ Hán trong ngoặc kép sau những tên riêng quen thuộc, ví dụ Ngọc Hoàng, Tây Vương Mẫu, Ngũ Đế,… vì nó không cần thiết và rườm rà. Chỉ giữ lại chữ Hán của những thuật ngữ hiếm. Leeaan (thảo luận) 16:57, ngày 4 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Leeaan Theo tôi được biết thì bác Fox là một người có thâm niên hoạt động trước cả tôi, song dường như đã rút lui khỏi các đề cử mảng bài chất lượng trong nhiều năm. Có lẽ là sẽ khó thuyết phục bác Fox trở lại mảng bài chất lượng, song bác ấy viết bài như thế này cho vi-wiki cũng là tuyệt vời rồi. – Jimmy Blues♪14:15, ngày 5 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
...nghiên cứu năm 2012 cho thấy khoảng 55.5% dân số trưởng thành ở Trung Quốc đại lục tin vào tín ngưỡng dân gian như thờ tổ tiên và thần linh?
@Leeaan Bài này có tiềm năng ứng cử BVT đấy nhỉ song vẫn còn cần phải biên tập thêm, sắp xếp lại một số ý cho khoa học hơn, tách "Trung Quốc đại lục" với "Đài Loan" ra làm 2 đề mục con riêng trong phần Nhân khẩu học. Ngoài ra mình còn tìm được nghiên cứu mới năm 2021 có thể nâng cấp bài. Băng Tỏa 15:08, ngày 5 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Plantaest: Thật ra là do dịch nguyên từ bên Wikipedia tiếng Anh qua, có bổ sung 1 số nguồn tiếng Việt và bỏ nguồn facebook, nên mình giữ nguyên cấu trúc của họ. Mình cũng đã cấu trúc lại các đoạn lẻ về 1 đoạn chung vì thật ra cầu thủ này cũng không tạo ra được dấu ấn gì lớn tại các đội trong thời gian đó. – MessiM1011:15, ngày 4 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
...báo cáo trong nước về cường độ khi đổ bộ Việt Nam của bão Yagi là cấp 12–14, nhưng trong một báo cáo gửi Hội thảo của Ủy ban Bão Châu Á–Thái Bình Dương, ngành khí tượng Việt Nam cho biết bão đổ bộ nước này ở cấp 14–15?
@Mintu Martin: Thật ra 2 ý IP đề cử tuần trước đó đều hay, nhưng tôi vẫn thiên nhiều về việc nên lấy ý 1 hơn. Ý 2 thì như tôi đã nói vào tuần trước, nó hay và lạ với bối cảnh Việt Nam, chứ nếu trong phạm vi toàn cầu thì không chắc lắm, nhiều thành phố lớn ở các quốc gia lớn chịu thiệt hại nặng nề do một cơn bão hơn cả Yagi tại Hải Phòng và Quảng Ninh nhưng họ không xin cứu trợ. Còn ý 1, cái câu chuyện đánh giá thấp cường độ bão so với thế giới thì chưa thấy trường hợp nào như ở Việt Nam, nhất là với cái thiệt hại khủng khiếp mà nó gây ra thì ít nhất cường độ cũng phải tương xứng. Nếu là tôi được duyệt ở trường hợp này thì tôi chọn ý 1.
Còn về việc lựa bài nào thì tôi vẫn muốn nhấn mạnh cả 2 bài, vì chủ đề liên quan đến nhau. Thành ra tôi vẫn thiên về việc nhấn mạnh cả 2 bài hơn là chỉ 1, vì cả 2 đều là những bài được đầu tư rất chất lượng. Dẫu sao nếu cộng đồng chỉ cho lựa chọn 1 trong 2 thì tôi cũng vui vẻ đồng thuận. Trân trọng./. –MessiM1015:09, ngày 6 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@CVQT Về việc ý có đủ độ hay và lạ, cá nhân tôi thấy ý số hai đặc sắc hơn nên mới chọn, chứ không bàn đến chuyện trường hợp này đã từng xảy ra trên thế giới hay chưa. Ý số 1 cũng được, nhưng theo tôi là hơi dài và có thể độc giả - những người ít quan tâm đến mảng khí tượng, ví dụ như tôi - thì cũng không thấy ấn tượng bằng ý số hai. – Jimmy Blues♪04:29, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Mintu Martin, @Trương Minh Khải, @Biheo2812 Sau vài tuần "tự gồng gánh" vì vắng DHN, tôi muốn mời các bạn đang tham gia duyệt bài nhắm thử xem khối lượng công việc hiện giờ là vừa đủ hay có hơi nhiều quá không? Nếu hơi nhiều thì sau khi DHN quay lại, có thể mở thảo luận lấy đồng thuận để giảm số lần BCB xuống. Số lần hiện tại đang là 4 lần/tuần. Trước COVID, BCB chỉ có 2 lần/tuần (tức chỉ có tối đa 8 suất). Có vài yếu tố để cân nhắc:
Theo tổng kết của Danh thì năm 2024 BCB phải đăng nhiều mục cũ hơn năm 2023. Trong các tuần rồi DHN đi vắng thì số bài chọn mỗi tuần chỉ rơi vào khoảng 6-9 bài. Cụ thể, tuần 49 chọn 8 bài, tuần 50 chọn 6 bài, tuần 51 chọn 7 bài, tuần 52 chọn 9 bài. Nên rõ ràng 4 lần/tuần (16 suất) là không cần thiết.
Cảm nhận của mọi người về khối lượng công việc hiện tại.
Nếu khối lượng này vẫn giữ nguyên và DHN sẽ đi du lịch thường xuyên hơn trong năm 2025 thì liệu mọi người có tiếp tục gánh BCB nổi không?
Nếu giảm thì ngoài việc kiểm tra câu đề cử chúng ta có thể sẽ có thêm thời gian cho công việc hiệu đính và sửa lỗi dịch, một công việc mà DHN thường làm nhưng khi DHN đi vắng thì… Tuy ai nấy cũng đã cố gắng hết sức trong quỹ thời gian rảnh eo hẹp nhưng chúng ta chưa lấp được 100% hiệu suất công việc của DHN, chi bằng giảm KPI xuống.
Bao lâu nay BCB giữ 16 suất/tuần là vì DHN muốn vậy. DHN thì siêu nhân, hiệu suất công việc cao nên lấp gần được 16 suất này. Nhưng chúng ta không phải siêu nhân, do đó, mong mọi người hãy cân nhắc và đề đạt nguyện vọng thật của mình mà không sợ làm phật ý DHN (Băng Tỏa sẽ lo vụ này). Câu hỏi đặt ra ở đây là: "Nếu DHN cũng đồng ý thì mọi người có muốn giảm số lần BCB xuống không?" – Băng Tỏa 22:24, ngày 5 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Ý kiến Mời đọc, Thảo luận Thành viên:DHN#Vi vu vi vu BCB. Tôi đã rất nhiều lần đề xuất giảm số bài BCB suốt, nhưng không ai thèm nghe suốt nhiều năm qua. Ai muốn bày vẽ thì xin mời tự gánh. Mục BCB có DHN gánh suốt gần 20 năm qua. DHN giờ về hưu đi du lịch vu vi rồi, không còn time để gánh mục BCB nữa đâu. Tôi đề xuất 4 bài/1 tuần (đăng 4 bài cả tuần). Nhiêu đó là đủ. Mục tin tức cũng đã bị sập do không có ai quản lý. Mục BCB sẽ là mục tiếp theo sập nếu theo cái đà này. Nếu không có ai gánh thì nên giảm tải việc xuống để mọi người còn có thời gian tập trung viết BVCL/BVT + duyệt bài nữa. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:02, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi cũng đã từng đề xuất giữ nguyên hai bản tin/tuần, khi mà DHN có ý định nâng lên 4 bản tin/tuần. Rõ ràng là 4 bản tin chỉ có tác dụng khi có mặt DHN "gánh" mục này, còn khi DHN vắng mặt, kết quả thế nào thì ai thường xuyên truy cập chuyên mục gần đây đều đã rõ. – Jimmy Blues♪03:54, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Tôi đồng tình với quan điểm của Mintu Martin là nên quay về 2 bản tin/1 tuần như trước đây, chia đầu và cuối tuần (2-3-4-5 và 6-7-CN). Bác Nguyentrongphu ạ, 2 bản tin/tuần không phải "auto" một cách cơ học là 8 bài/tuần bác ạ. Trước đây, giai đoạn tầm 2012 2013 gì đó, cách vận hành mục này vẫn 2 bản tin/tuần, nhưng ít khi đạt tới năng suất 8 bài/tuần như giai đoạn 2019. Bản tin cuối tuần, trong trường hợp không có đề cử mới hoặc ý đủ hay, có thể dùng lại ý đã đưa lên từ bản tin đầu tuần (chỉ thay hình ảnh); còn trong trường hợp xuất hiện các đề cử thêm từ các bài mới và ý hay, nhưng chưa có cơ hội được lên trong bản tin đầu tuần, thì còn có khoảng có đất để đưa lên nhằm tạo ra sự khuyến khích cho các thành viên. Còn 1 bản tin/4 bài thì lại quá ít, nó sẽ dẫn đến việc không kích cầu các mem viết bài tốt (khắt khe quá), vì cần tạo số dư (đủ lớn) để thúc đẩy các thành viên viết bài, đóng góp cho mục này nói riêng và cho Wikipedia nói chung. Số dư từ 1-4 bài là đủ để tạo dư địa cho mọi người đóng góp mà không ảnh hưởng nhiều đến quỹ thời gian của các thành viên. Còn nếu 4 lần/tuần như hiện tại thì đúng là quá vất vả vì thiếu nhân lực, mà dẫn đến tình trạng bão hòa không cần thiết, giảm chất lượng mà khó lọc được bài hay. – MessiM1005:23, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Vậy thì ok. 2 bản tin/tuần cũng được. Nếu trong tuần đó không có đủ 8 bài thì lấy 4 bài xài cả tuần. Hoặc, nếu tuần đó chỉ có 6 bài thì đầu tuần lấy 4 bài, cuối tuần thay 2 bài khác vô là xong. Vậy đi cho linh hoạt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:04, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@Băng Tỏa@CVQT@Mintu Martin@Nguyentrongphu Ý tưởng khi tôi tăng lên 4 lần 1 tuần là để linh hoạt trình bày các bài được giới thiệu. Không cần phải nhất thiết có 16+ bài mỗi tuần. Nếu không có đủ bài thì chúng ta vẫn có thể lặp lại những bài đã sử dụng, và đổi thứ tự hoặc thay đổi hình ảnh để được linh động hơn. NHD (thảo luận) 06:20, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Thôi, không phải ai cũng nghĩ như bạn. Tôi nghĩ nên dẹp 4 bản tin/1 tuần. Bằng chứng là suốt nhiều năm nay, nhiều tv vẫn cứ đặt chỉ tiêu là 16 bài/tuần. Mục BCB sắp chết yểu tới nơi rồi, cần giảm tải lại công việc gấp. Tôi đã nói đi nói lại vấn đề này rất nhiều lần rồi! SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:05, ngày 7 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
@DHN: Tôi nghĩ nên có cơ chế khác. Hồi trước, tôi đã suy nghĩ nên chia nhỏ đơn vị thời gian trình bày đến đơn vị ngày, thay vì là tuần hay đoạn tuần như hiện tại. Sau đó, mỗi bản tin BCB có thể lựa chọn bắt đầu từ thứ A đến thứ B trong tuần. Việc này có lẽ mới đúng nghĩa là linh hoạt. Nhưng hiện chưa có thời gian và cũng cần khảo sát cộng đồng. Dang (thảo luận) 14:29, ngày 8 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Đồng ý Như đã thảo luận. 1 tuần lấy tối đa 8 bài. Nếu tuần nào thiếu bài thì cứ lấy 4 bài xài cả tuần là xong. Nếu không đủ 8 bài thì cứ lấy bài cũ chêm vô. Ví dụ, tuần X chỉ có 6 bài thì đầu tuần lấy 4 bài xài và cuối tuần lấy 2 bài mới + 2 bài cũ để xài lại. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:22, ngày 8 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Đồng ý Dạo này tôi không hoạt động nhiều, nhưng nhìn vào bản tin BCB mấy tuần gần nhất cũng dễ dàng nhận thấy số lượng BCB đang bị giảm sút đáng kể. Chưa kể vậy, nhân sự thiếu hụt nên việc kiểm chứng BCB cũng càng trở nên khó khăn. Vấn đề giảm thiểu số lượng bản tin là điều hợp lý. – Kanora 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓13:53, ngày 8 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời
Thành viên:Bluetpp DHN về hưu non đi chu du thiên hạ rồi, về gì nữa? Tôi nghĩ từ đây DHN chỉ tham gia chập chờn thôi. Mục này phải tự gánh, còn không thì nên giảm tải công việc xuống hoặc dẹp luôn. 2 bản tin/tuần mà còn thấy không ổn thì tương lai nên giảm xuống thành 1 bản tin/tuần là ok. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:26, ngày 9 tháng 1 năm 2025 (UTC)Trả lời