Thảo luận:Nhân quyền tại Hoa Kỳ

Dich ben tieng Anh sang, con nhieu cho chua dat, nho cac ban sua ho.

__DTSUBSCRIBEBUTTONDESKTOP__{"headingLevel":2,"name":"h-Trananh1980-2010-10-20T18:23:00.000Z","type":"heading","level":0,"id":"h-Untitled-2010-10-20T18:23:00.000Z","replies":["c-Trananh1980-2010-10-20T18:23:00.000Z-Untitled","c-Trananh1980-2010-10-25T04:12:00.000Z-Untitled"],"text":"Untitled","linkableTitle":"Untitled"}-->

Untitled

__DTSUBSCRIBEBUTTONMOBILE__{"headingLevel":2,"name":"h-Trananh1980-2010-10-20T18:23:00.000Z","type":"heading","level":0,"id":"h-Untitled-2010-10-20T18:23:00.000Z","replies":["c-Trananh1980-2010-10-20T18:23:00.000Z-Untitled","c-Trananh1980-2010-10-25T04:12:00.000Z-Untitled"],"text":"Untitled","linkableTitle":"Untitled"}-->
Bạn đừng cứ copy từ google dịch nữa. Mong bạn bắt tay chỉnh sửa thật hoàn thiện. --Goodluck (thảo luận) 18:23, ngày 20 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bạn thử dùng cách dịch mà nhiều thành viên áp dụng xem sao. Đó là: copy nguyên bài bên tiếng Anh sang. Sau đó dịch từng câu sang tiếng Việt. Dịch đến đâu, xóa đoạn tiếng Anh đến đó nhưng phải chừa lại phần chú thích và nguồn. Bạn có 1 tháng trước khi bài dịch không hoàn thiện bị xóa. Tôi nghĩ bạn làm được. Bạn nên dừng ngay kiểu copy từ google dịch đi. Vừa phản cảm lại mất thời gian chuyển nguồn, thậm chí chuyển nguồn cũng rất dễ sai vị trí.--Goodluck (thảo luận) 18:59, ngày 23 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời

Dich nhu ban la dich chuan. Toi cung muon lam vay nhung thuc su ko co thoi gian. Mot bai tieng Anh ca may chuc trang dich tung cau mot ko the lam xue. Chuyen translation cua ben google, sau do copy ve word, sua tam, chuyen y sao cho luu loat tieng Viet la duoc, ko can dam bao dung 100% theo tieng Anh. Lam vay moi co the chuyen tai duoc mot luong khong lo kien thuc, bai viet tu tieng Anh sang tieng V duoc. (tat nhien doi hoi nguoi dich phai thong hieu linh vuc)

Bạn ơi như vậy không được. Dịch google rất dễ sai ý, không ai mà lần được. Bạn chỉ cần dịch ít nhưng chuẩn là tốt rồi. Chất lượng hơn số lượng mà. Nhất là những thông tin nhạy cảm không thể qua loa được. Nếu bạn không có nhiều thời gian thì chuyển từng đoạn một thôi. Nếu có người đọc lại thấy lởm chởm là họ bỏ cả bài đi dịch lại đấy. Trường hợp này không phải là hiếm đâu--Goodluck (thảo luận) 04:12, ngày 25 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đúng vậy, dịch Google đâu có chính xác đâu bạn! Người đọc cũng sẽ chẳng hiểu gì?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:20, ngày 27 tháng 10 năm 2010 (UTC)Trả lời
Người khởi xướng bài này đang trong tình trạng treo giò. Tôi đang manh nha ý định lập dự án hỗ trợ những bài viết kiểu thế này, nhưng tiếc là chưa biết nhiều về các lệnh. Tạm thời đành như vậy đã.--Goodluck (thảo luận) 03:31, ngày 23 tháng 11 năm 2010 (UTC)Trả lời
__DTSUBSCRIBEBUTTONDESKTOP__{"headingLevel":2,"name":"h-Quocviet1-2010-12-19T02:16:00.000Z","type":"heading","level":0,"id":"h-Thi\u00ean_l\u1ec7ch-2010-12-19T02:16:00.000Z","replies":["c-Quocviet1-2010-12-19T02:16:00.000Z-Thi\u00ean_l\u1ec7ch"],"text":"Thi\u00ean l\u1ec7ch","linkableTitle":"Thi\u00ean l\u1ec7ch"}-->

Thiên lệch

__DTSUBSCRIBEBUTTONMOBILE__{"headingLevel":2,"name":"h-Quocviet1-2010-12-19T02:16:00.000Z","type":"heading","level":0,"id":"h-Thi\u00ean_l\u1ec7ch-2010-12-19T02:16:00.000Z","replies":["c-Quocviet1-2010-12-19T02:16:00.000Z-Thi\u00ean_l\u1ec7ch"],"text":"Thi\u00ean l\u1ec7ch","linkableTitle":"Thi\u00ean l\u1ec7ch"}-->

Bài bắt đầu có xu hướng lệch về phía chỉ trích rồi. Trong bài không thấy có tiếng nói của chính phủ Hoa Kỳ mà mọi người cũng để im, không lên tiếng mạnh mẽ như bài nhân quyền tại Việt Nam--Goodluck 22:15, ngày 18 tháng 12 năm 2010 (UTC)

Mỹ là mẫu mực, là tấm gương sáng về nhân quyền mà, thì cần gì mình bảo vệ và "lên tiếng mạnh mẽ"? Về câu "theo đài tiếng nói Việt Nam thì mặc dù luôn tự xưng là quốc gia dân chủ, nhân quyền nhưng thực tế cho thấy trong quan hệ quốc tế, Mỹ bị nhiều nước chỉ trích và cáo buộc vì có những bằng chứng cho rằng đã có sự vi phạm nhân quyền" tôi sẽ bỏ câu "theo đài ..." vì không cần thiết. Việc Mỹ tự xưng là mẫu mực về dân chủ, nhân quyền đó là thực tế khách quan. Việc nhiều nước chỉ trích và cáo buộc và cho thấy Mỹ có vi phạm nhân quyền là thực tế khách quan và đã dẫn chứng trong nhiều phần khác nhau trong bài. Vì vậy lúc nào cũng "theo ..." là không cần thiết và dư thừa. Câu "theo abcxyz" thường nằm trong phần Nhận Xét, Nhận Định hoặc khi muốn nói lên cảm tưởng cá nhân của một cá nhân hay nhóm nào đó. Quocviet1 (thảo luận) 02:16, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Viết bách khoa phải khác báo chí chứ bạn. Nếu là trích nguyên nguồn của đài TNVN thì xin để trong ngoặc kép, còn nếu là ý kiến cá nhân thì không nên để đó (vì có thể khách quan với người này nhưng chưa khách quan với người khác. ) Tôn trọng sự khác biệt chính là tôn chỉ của wiki này, có ai phản đối không?--Goodluck 02:53, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Nói thật bạn có những "lý lẽ" tôi đọc chẳng hiểu gì cả. Những sự kiện khách quan quá hiển nhiên thì không cần phải ngoặc kép hay "theo" này "theo" nọ, nếu không thì cả Wiki chắc cái gì cũng phải "theo" hết? Quocviet1 (thảo luận) 03:14, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nó đơn giản thôi mà bạn: khẳng định khách quan nhất là khẳng định tất cả các ý kiến đều chủ quan, dù nó đến từ cá nhân hay tổ chức. Do vậy, luôn luôn nêu chủ thể phát ngôn.--Goodluck 21:31, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Thảo luận có xu hướng rơi vào trò chơi cãi quanh cãi quẩn. Đề nghị stop. Câu đó có 2 phần, nói lên 2 hiện tượng. Gooluck cần dẫn chứng phần mỹ nhận mình là nước "zân chủ", "nhân quyền" hay phần các nước khác chỉ trích Mỹ vi phạm nhân quyền thì đưa yêu cầu fact vô. 66.143.165.21 (thảo luận) 22:19, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trong nguồn không có vế "mặc dù luôn tự xưng là nước dân chủ nhưng ..". Đó là do người viết dẫn lời. Tôi đọc có vẻ không trung lập nên có ý kiến vậy. Dù dân chủ theo kiểu gì thì cũng nên luôn là "dân chủ", chứ không phải của mình thì "dân chủ", còn của người ta thành "rân chủ" hay "zân chủ". Như thế là chưa trung lập. Tôi có dụng ý để cho người viết tự sửa lại cho đúng nguồn.--Goodluck 22:44, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Theo cậu thì Mỹ không có luôn tự xưng là nước dân chủ? Hay điều đó là ý kiến riêng của Đài tiếng nói Việt Nam? Cậu nên phân biệt giữa dữ kiện (fact) và ý kiến (opinion).Sa Long Cương (thảo luận) 22:53, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nước nào cũng tự xưng là dân chủ cả. Cái đó tôi không bàn. Để tôi sửa lại ý trong bài nhé.--Goodluck 22:56, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)
Người ta sửa thì cho thon gọn thêm, cậu sửa thì cho câu dài ra và thừa thãi những chữ không cần thiết. Mỹ tự xưng và "chính phủ Mỹ tự xưng" có gì khác nhau? Có những bằng chứng là một dữ kiện quan trọng đã dẫn nguồn trong các phần khác của bài.Sa Long Cương (thảo luận) 23:14, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
__DTSUBSCRIBEBUTTONDESKTOP__{"headingLevel":2,"name":"h-Phillipscurve-2010-12-26T21:50:00.000Z","type":"heading","level":0,"id":"h-B\u00e0i_vi\u1ebft_thi\u1ebfu_th\u00f4ng_tin-2010-12-26T21:50:00.000Z","replies":["c-Phillipscurve-2010-12-26T21:50:00.000Z-B\u00e0i_vi\u1ebft_thi\u1ebfu_th\u00f4ng_tin","c-Trananh1980-2010-12-30T13:23:00.000Z-B\u00e0i_vi\u1ebft_thi\u1ebfu_th\u00f4ng_tin","c-Tnt1984-2010-12-30T13:26:00.000Z-B\u00e0i_vi\u1ebft_thi\u1ebfu_th\u00f4ng_tin"],"text":"B\u00e0i vi\u1ebft thi\u1ebfu th\u00f4ng tin","linkableTitle":"B\u00e0i vi\u1ebft thi\u1ebfu th\u00f4ng tin"}-->

Bài viết thiếu thông tin

__DTSUBSCRIBEBUTTONMOBILE__{"headingLevel":2,"name":"h-Phillipscurve-2010-12-26T21:50:00.000Z","type":"heading","level":0,"id":"h-B\u00e0i_vi\u1ebft_thi\u1ebfu_th\u00f4ng_tin-2010-12-26T21:50:00.000Z","replies":["c-Phillipscurve-2010-12-26T21:50:00.000Z-B\u00e0i_vi\u1ebft_thi\u1ebfu_th\u00f4ng_tin","c-Trananh1980-2010-12-30T13:23:00.000Z-B\u00e0i_vi\u1ebft_thi\u1ebfu_th\u00f4ng_tin","c-Tnt1984-2010-12-30T13:26:00.000Z-B\u00e0i_vi\u1ebft_thi\u1ebfu_th\u00f4ng_tin"],"text":"B\u00e0i vi\u1ebft thi\u1ebfu th\u00f4ng tin","linkableTitle":"B\u00e0i vi\u1ebft thi\u1ebfu th\u00f4ng tin"}-->

Bài viết bên tiếng Anh có nhận xét rất nhiều quyền: tự do, bình đẳng... bên tiếng Việt chủ yếu phê phán. Thiếu khách quan. Lại toàn các bạn nhất mực bảo vệ Nhân quyền Việt nam là tốt đẹp, nên chắc chắn là Nhân quyền Mỹ là không thể tốt bằng Việt Nam rồi. Lưu ý Mỹ là nước đi đầu trong vấn đề nhân quyền (mặc dù vẫn có nhiều vấn đề ngay bản thân trong nước). Tuyên ngôn độc lập và tuyên ngôn nhân quyền của Mỹ là thước đo chuẩn mực cho nhiều tuyên ngôn nhân quyền sau này (ví dụ ngay cả của Liên hợp quốc)Phillipscurve (thảo luận) 21:50, ngày 26 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

  • Ai nhất mực bảo vệ Nhân quyền Việt nam là tốt đẹp?
  • Đoạn nào trong bài nói là Nhân quyền Mỹ là không thể tốt bằng Việt Nam?
  • Những giá trị nhân quyền của Mỹ cũng đã được đề cập đến trong bài, chịu khó đọc kỹ lại rồi phát biểu.
  • Bài này tôi đang tìm tài liệu để bổ sung, hướng dự kiến sẽ là ca ngợi mỹ trong một số lĩnh vực về nhân quyền như các quyền tự do tông giáo, tự do chính trị (bầu cử), tự do đi lại, cư trú, tự do ngôn luận, tự do tình dục (cách mạng tình dục thập niêm 60-70) tự do luyến ái (chấp nhận hôn nhân đồng tính)... hiện đang sưu tầm nhưng vì ngoại ngữ nên gặp nhiều khó khăn mặt khác khi ca ngợi về huê kỳ tự nhiên thấy... cụt hứng, tv nào hay ý kiến ý cò thì có thể sửa đổi--Nhan Lương (thảo luận) 14:11, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Và nhân tiên ông bạn chỉ nguồn uy tín nào đó nói thử rằng Liên Hợp quốc sử dụng tuyên ngôn nhân quyền Mỹ thước đo chuẩn mực xem, tại sao lại là Mỹ mà không phải là Cyrus, Magna Carta, Hammurabi hay những thứ trước đó cũng có nội dung giống giống vậy.115.74.115.226 (thảo luận) 14:40, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi cho rằng bọn chúng kế thừa lẫn nhau. Nếu xem nội dung của mấy luật về nhân quyền mà anh đã dẫn, rồi luật nhân quyền Hoa Kỳ, Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền thì rõ ràng những cái trước kém tiến bộ hơn cái sau. Về cái của Mỹ và LHQ, đọc nội dung thì có thể ngôn từ và nội dung khá giống nhau. Chưa kể rằng có cả bà vợ Roosevelt là người Mỹ tham gia soạn thảo. Cái khác nhau là về đối tượng mà mỗi cái hướng tới và quan niệm về nhân quyền (của Mỹ mang màu sắc tôn giáo, của LHQ mang tính bao quát hơn). Mà thôi, tranh luận vô bổ làm chi. Ai thêm được ý gì thì cứ thêm--Goodluck (thảo luận) 07:49, ngày 29 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Có một tuyên ngôn nhân quyền tốt kô có nghĩa là có tình trạng nhân quyền tốt và kô có nghĩa là bài này kô khách quan. Thí dụ như Tuyên ngôn độc lập của Mỹ toàn lời hay ý đẹp nhưng họ vẫn áp dụng chế độ nô lệ, phân biệt da mầu và ngăn cấm phụ nữ và da mầu bầu cử trong một thời gian rất dài đấy. Tóm lại Phillipscurve có ý kiến gì cụ thể để cải thiện phần nào trong bài này hay kô, có ý kiến gì hay ho tích cực hay kô, hay chỉ vào đây bày tỏ sự ngưỡng mộ tôn sùng Mỹ? Nhoquenha (thảo luận) 20:33, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Mình thấy bài này viết nhiều về những tốt đẹp trong luật pháp, tuyên ngôn nhân quyền Mỹ nhưng bên nhân quyền tại Việt Nam kô thấy nói đến, mặc dầu VN cũng có những luật pháp về nhân quyền same same như Mỹ. Cũng nên đưa vào các luật pháp tốt đẹp của Việt Nam liên quan đến nhân quyền cho công bằng chứ nhỉ? Hiện giờ bên nhân quyền tại Việt Nam chỉ toàn thấy chỉ trích. Nhoquenha (thảo luận) 20:35, ngày 27 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lý giải hợp lý cho việc này là những người viết bài đó hoàn toàn không nắm rỏ khái niệm nhân quyền việt nam là như thế nào, hệ thống các quy định của pháp luật có liên quan đến vấn đề nhân quyền như thế nào mà chủ yếu là một bên buộc tội, một bên bào chữa. Bài trình bày chưa có hệ thống lắm, nói về nhân quyền việt nam thì phải có một phần về lịch sử hình thành và phát triển--Nhan Lương (thảo luận) 11:58, ngày 29 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Trang đó do 1 thành viên chống cộng cực đoan và là 1 con rối đã bị cấm ban đầu tạo ra với 1 mục đích duy nhất là lên án kết tội nhà nước VN , sau đó 1 số người khác vào thấy dị ứng nên kiếm nguồn phản bác lại. Thành ra bài đó bây giờ như 1 mớ hổ lốn chứ ko chất lượng như bài bên này. Tmp (thảo luận) 07:51, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Cái quan trọng là kiến thức kìa muốn viết những dạng bài loại này phải biết và rất hiểu lịch sử cũng như pháp luật của từng nước mà nó đề cập đến viết thì mới hay được. Còn hiện tại qua bên en xem hầu hết các bài về nhân quyền hay đại loại toàn lấy từ báo ra chẳng biết có thật hay không, chỉ có chỉ trích lẫn nhau còn hoàn toàn bỏ qua về mặt lịch sử và pháp luật nên cứ như tổng hợp các bài báo hơn là bách khoa.Tnt1984 (thảo luận) 07:59, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
đúng rồi muốn tìm hiểu nhân quyền và chất lượng sống ở mỗi quốc gia dân tộc thì phải bắt đầu từ cơ sở lịch sử, sau đó trên cơ sở thực tế, từ cái thực tế đó mới có luật pháp ra đời dựa trên những cái có sẵn đó. Sau đó viết mới khoa học. Bên bọn Eng cũng như một lẩu thập cẩm, bỏ gốc lấy ngọn. Tmp (thảo luận) 08:06, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Nhân quyền-dân chủ là cái theo sát cuộc sống hàng ngày của người dân. Mặc dù LHQ đã có tuyên ngôn và công ước quy định rất rõ rằng nhân quyền không phải là cái ban ơn của chính quyền cai trị nhưng thực tế (tự tôi quan sát thôi, không cần tranh luận) nhiều chính quyền độc tài vẫn xem đó là sự ban ơn bố thí cho người dân, biểu hiện cụ thể là nay mở, mai cấm cái này cái nó, cứ thế hoài. Báo chí mới là cơ quan theo sát cuộc sống "thường ngay ở huyện nhất", đương nhiên không thể bỏ qua lịch sử, và các công cụ pháp luật. Tóm lại, ai thêm được gì thì thêm, còn không thì cứ để mọi người tự do đóng góp. Tôi thấy bài viết này khá trung thực và bao quát-đầy đủ. Bài về VN đang còn thiếu nhiều thứ, các bạn đều là người VN, lại có người sống trong nước nên hiểu phần nào lịch sử-pháp lý-thực tế thì cứ thêm vào đó (thực là nếu lấy tin từ báo chí trong nước thì không tìm đâu ra sự chỉ trích bản thân, mà toàn thấy tự ca ngợi và công kích báo nước ngoài với những từ ngữ gay gắt-tâm lý người VN mà (thực ra chỉ có 1 bộ phận áp đặt), cứ thấy bị chỉ trích gì là nghĩ đang có "diễn biến hòa bình")--Goodluck (thảo luận) 09:48, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Lịch sử thì tôi không rành còn luật thì chỉ biết sơ sơ nên không dám phát triển bài nhân quyền tại Việt Nam tiếp. Nói thật chứ ở Việt Nam cấm một thứ nào đó không dễ đâu phải đưa văn bản đi qua nhiều "cửa" rồi làm văn bản hướng dẫn... dây dưa cho "đến Tết", muốn bắt lẹ cũng không xong đâu phải có bằng chứng nào đó cho một tội gì đó (theo dõi đã luôn), còn một số cán bộ biến chất gây rắc rối thì chẳng nói làm chi, nói công an mập ú do nhậu? Có thể, nhưng cũng là do luyện tập để bắt tội phạm đấy (cần lấy thịt đè người chứ, ốm teo đè được ai?), vì hầu hết người Việt Nam không rõ hay một số cố tình làm như không rõ về luật nên cứ thấy xử cho mình thiệt thì than là trước đó đọc trong luật làm gì có, chứ trong luật hầu như có ghi đủ cả rồi (ai biết rõ luật thì lách luật rất dễ nữa kia, thấy hoài), báo mê chuyện giật gân là chuyện thường vì doanh thu nằm ở đó quan trọng là người đọc nó có thể lọc được thông tin chính xác trong rừng thông tin u u minh minh không kìa phần còn lại mọi người tự phán và vì hầu như ai cũng thích sự ổn định không thích thay đổi (tất nhiên nếu thấy có lợi cho mình thì cứ thay đổi nhưng có thể đi ngược với số đông) nếu không loạn và đổi từ lâu rồi, thấy bên ngoài muốn công kích thay đổi nên một số phản ứng thôi (đây là kinh nghiệm do tôi thấy và rút ra đừng có đòi nguồn nhé, muốn thấy thì cứ bước ra đường quan sát trong vài năm, mỗi chỗ mỗi khác chẳng chỗ nào giống chỗ nào đâu).Tnt1984 (thảo luận) 10:39, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi thì tôi vẫn thích lời của một vị đại biểu tình nào đó vừa rồi có nói câu: ai đó chỉ có thể lợi dụng dân chủ để diễn biến hòa bình nếu như mất dân chủ thực sự. Không được viện cớ đó để kéo dài thời gian cải cách. Mà thôi, trích dẫn lời mấy vị về hưu với mấy vị tai bé mặt nhỏ chẳng thấm vào đâu. Quan trọng là mấy ông BCT có chịu không chứ lại. Tôi học kinh tế ra, cứ nhìn cách điều hành kinh tế là thấy bất ổn lắm rồi (chỉ được cái vẻ chính trị bề ngoài ổn định), chỉ khổ dân ngheo (gần 70% dân quê-khổ hết chỗ nói. Tôi từng kinh qua mấy chục năm nên giờ nghĩ lại thấy đau xót vô cùng, còn bao nhiên người như vậy nữa-dự tính lạm phát chuẩn bị 2 con số-chết, chết thật). Phát triển chậm 1 ngày là bao nhiêu người khổ cực lam lũ ngày đó. Mấy chủ trương của BCT mà lúc nào cũng ca ngợi là sáng suốt thời bao cấp đã kéo lùi dân tộc hàng chục năm là ít. Hàn Quốc phát triển thế mà năm vừa rồi vẫn tăng trưởng 6.2%. Thu nhập GDP cả nước VN chưa bằng cái góc Seul của nó. Mà thôi, ai treo biên diễn đàn hộ cái.--Goodluck (thảo luận) 12:19, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Bổ sung: lạm phát 2010 là 11,75%--Goodluck (thảo luận) 12:52, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Hehe, bạn trananh phát biểu xong rồi mới kêu gọi treo biển diễn đàn.--Nhan Lương (thảo luận) 13:01, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Dù sao thì theo một bài nói về thống kê thì 10% dân số Việt Nam năm 2010 bị nghèo so với 58% năm 1993. Chạy nhanh đấy chứ nhỉ? Thế giới cũng nói thế.Tnt1984 (thảo luận) 13:07, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Tôi sẽ cố gắng nghiên cứu thêm pháp luật về nhân quyền ở Việt Nam để bổ sung cho bài đó về mặt pháp lý và lịch sử, hi vọng mọi người ủng hộ (nhưng không dám hứa chắc vì đây là một đề tài khó, nhạy cảm, dễ gây tranh cãi và tài liệu cũng khó, chỉ biết đến đâu thì làm đến đó thôi)--Nhan Lương (thảo luận) 13:15, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Nếu bác Nhan Lương dự định tiến hành thì trang [1] có một ít tài liệu về pháp luật nhân quyền VN. Quan điểm của tôi vẫn là: nhân quyền-dân chủ là cái nhỡn tiền và hiện tại, chứ không phải nằm trong văn bản hay ở quá khứ. Tự do hay không mà người dân không thể trả lời ngay được, phải đợi các nhà học giả nghiên cứu mới biết thì tôi không biết nó là tự do gì. Biểu hiện đơn giản nhất là: người dân có được tự do nói điều mình muốn hay không, kể cả chỉ trích chính quyền hay ĐCS mà không lo sợ điều gì? Nếu trả lời có thì tôi nghĩ đã tự do lắm rồi. Nhưng với việc sử dụng phổ biến từ "nhạy cảm" thì tôi không nghĩ là thực sự tự do--Goodluck (thảo luận) 13:23, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Đúng là nhân quyền chính là cái nhỡ tiền, hiện tại nhưng cứ nghỉ xem, tình hìh nhân quyền hôm nay là A, ngày mai là B, ngày mốt là C, nếu chúng ta đang ở ngày mốt thì ngoài việc xem xét tình hình nhân quyền tại ngày đó thì chúng ta cũng phải xem xét nhân quyền vào các ngày A và ngày B để có một sự hệ thống, so sánh rút ra cái chung, cái riêng, cái tiến bộ, cái hạn chế. Như vậy thì góc độ lịch sử quan trọng lắm chứ. Nghiên cứu về nhân quyền đâu chỉ đơn thuần là đưa tin nóng hổi về vi phạm nhân quyền--Nhan Lương (thảo luận) 13:32, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời
Đồng ý với bác. Vậy tôi xin đi trước tự rút ra nhận xét cá nhân: Mặc dù có những măt hạn chế nhưng thành quả đạt được hết sức toàn diện và to lớn (Trích lời ttg NTD). Thôi, chúc bác làm tốt!--Goodluck (thảo luận) 13:39, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời

Hoăc bạn có thể vào đây để tìm các văn bản luật vì tôi cũng đang nghiên cứu một số luật trong đó.Tnt1984 (thảo luận) 13:26, ngày 30 tháng 12 năm 2010 (UTC)Trả lời