Thác Đứng được hình thành bởi sự kiến tạo địa chất tự nhiên và là kết quả của một quá trình vận động địa chất lâu dài cách đây hàng triệu năm về trước. Thác có bề rộng trên 10 m, cao 4–6 m, với nhiều khối đá hình trụ, lục lăng, xếp chồng lên nhau. Nhiều cột đá lớn kết cấu thành vách dựng đứng, ghép nối với nhau một cách tự nhiên. Nằm trên dòng Đăk Oa chảy quanh năm, đặc biệt là vào mùa mưa với nhiều thác nước dựng đứng, cuộn chảy đổ xuống tạo nên cảnh tượng thiên nhiên hùng vĩ tuyệt đẹp. Thác Đứng là một kiến tạo của thiên nhiên, nơi có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch hấp dẫn của du khách trong và ngoài tỉnh. Thác Đứng không chỉ là một danh thắng được thiên nhiên kiến tạo hết sức độc đáo, mà còn là nơi chứa đựng các giá trị văn hoá tinh thần mang tính tâm linh và chuyên biệt một thời của một tộc người bản địa ở Bù Đăng. Đồng bào dân tộc bản địa Người Xtiêng chọn nơi đây làm địa điểm tổ chức các lễ hội, sinh hoạt cộng đồng.[4][5]
Ngày 25 tháng 11 năm 2013, Ủy ban nhân dân tỉnhBình Phước đã ra Quyết định số 2222/QĐ-UBND công nhận thác Đứng là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh.
Thác Đứng hiện đã được khai thác du lịch nhưng đầu tư chưa đồng bộ về hạ tầng, đường dẫn vào thác vẫn là đường đất đỏ, không tiện cho du khách tới tham quan.[7]
^Trong tiếng các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer ở Tây Nguyên và trong tiếng Việt cổ (trước thế kỷ 16, xem Chữ Nôm) thì "đăk" có nghĩa là nước, sông, suối, còn "krông" có nghĩa là sông.
Tham khảo
^Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
^ abBản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-48-11-A. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
^Thông tư 15/2016/TT-BTNMT ngày 11/07/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Danh mục địa danh dân cư... phục vụ lập bản đồ tỉnh Bình Phước. Thuvien Phapluat Online, 2016. Truy cập 10/08/2019.