Tam thiếu

Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo) là chức đứng sau Tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo),; Thái úy; Thiếu úy; Nội ngoại hành điện đô tri sự (内外行殿都知事); Kiểm hiệu Bình chương sự (检校平章事), Chức quan được triều đình coi trọng chức: Tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo), Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo); Thái úy; Thiếu úy; Nội ngoại hành điện đô tri sự (内外行殿都知事); Kiểm hiệu Bình chương sự (检校平章事).

Bộ Máy

Nhà Lý phỏng theo chế độ nhà Tống; đứng trên trăm quan, thay mặt vua giải quyết mọi việc trong triều là Tể tướng, thời Lý Tể tướng chính là Thái úy.

Vị quan đứng đầu triều đình đầu tiên của nhà Lý là Trần Cảo,

được phong chức danh Tướng công dưới thời Lý Thái Tổ[2]. Tuy nhiên, sang thời Lý Thái Tông đặt ra chức Phụ quốc Thái úy nắm chính sự, vai trò của vị quan đầu triều mới thực sự lớn[3]. Sang thời Lý Nhân Tông, vị quan đầu triều được gia tăng thêm mấy chữ Bình chương quân quốc trọng sự (平章軍國重事), lại thêm các danh hiệu khác như Đồng trung thư môn hạ (同中書門下) hoặc Thượng trụ quốc (上柱國). Các vị quan Tể tướng thường được gia phong thêm các chức vụ Tam Thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) hoặc Tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo). Các vị quan Tể tướng có danh vọng dưới triều Lý là Lý Thường Kiệt làm Thái phó phụ quốc thượng tướng quân; Lý Đạo Thành làm Thái phó bình chương quân quốc trọng sự; Tô Hiến Thành làm Nhập nội kiểm hiệu thái phó bình chương quân quốc trọng sự[4][5].

Cũng theo chế độ nhà Tống, triều Lý thiết đặt giúp đỡ Tể tướng là các chức Tham tri chính sự, Khu mật sứ các chức, còn có Văn Minh điện Đại học sĩ (文明殿大學士) có vai trò cố vấn trực tiếp cho Hoàng đế. Lại có Gián nghị đại phu khuyên răn Hoàng đế, Trung thừa (中丞) thực thi giám sát, Thái sử (太史) để làm việc thiên văn.

Ngoài ra, nhà Lý cũng dựa vào nhà Tống thiết đặt các cơ quan:

Quan chế

Cứ theo Việt sử lược, ta có đại khái quan chế:

Căn cứ Khâm định Việt sử Thông giám cương mục, quan chế nhà Lý có vài cái bất đồng với Việt sử lược, cụ thể:

Tham khảo

  1. ^ Thời Gia Long có Tam Thái, nhưng ít khi phong cho người còn sống, thường chỉ phong cho người đã qua đời. Quan chế Minh Mạng bãi bỏ chức này
  2. ^ 《越史略》卷中載太祖元年十一月:「陳鎬為相公。」
  3. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 294
  4. ^ Nguyễn Quang Ngọc, sách đã dẫn, tr 294-295
  5. ^ Lê Văn Siêu, sách đã dẫn, tr 519
  6. ^ Đào Duy Anh, sách đã dẫn, tr 122