Tôn Đức Thắng, bí danh Thoại Sơn, sinh ngày 20 tháng 8 năm 1888 tại Cù lao Ông Hổ, làng Mỹ Hoà Hưng, tổng Định Thành, hạt Long Xuyên (nay thuộc xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Là con đầu của ông Tôn Văn Đề (1864–1938), và bà Nguyễn Thị Dị (1867–1947). Gia đình đông con, theo thông lệ miền Nam, ông còn được gọi là Hai Thắng.
Gia đình ông thuộc hạng nông dân khá giả nên từ nhỏ ông đã được học hành đàng hoàng. Năm 1906, sau khi tốt nghiệp Sơ cấp tiểu học Đông Dương (Certificat d'Etudes Primaires Complémentaires Indochinoises - CEPCI) tại Long Xuyên, ông rời quê lên Sài Gòn học nghề thợ máy tại Trường Cơ khí Á Châu (L'école des Mécaniciens Asiatiques), dân gian thường gọi là Trường Bá Nghệ. Tốt nghiệp hạng ưu, ông được nhận vào làm công nhân ở Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp tại Sài Gòn.
Hoạt động chính trị
Thời trẻ
Năm 1912, Tôn Đức Thắng tham gia tổ chức công nhân bãi công đòi quyền lợi, vì vậy bị sa thải. Năm 1913, ông sang Pháp làm công nhân ở Toulon (Pháp). Năm 1914, ông được tuyển mộ làm lính thợ cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào nước NgaXô Viết tại Hắc Hải (ngày 20 tháng 4 năm 1919), treo cờ đỏ trên một thiết giáp hạm của Pháp tại đây để ủng hộ Cách mạng Nga.[1]
Năm 1920, ông về nước, xây dựng cơ sở công hội (tiền thân của Công đoàn Việt Nam), vận động công nhân đấu tranh, tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân Ba Son từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1925, quyết tâm trì hoãn việc sửa chữa chiếc Đô đốc hạm Jules Michelet trong đoàn tàu chiến Pháp đang trên đường sang Trung Quốc.[2]
Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là Ủy viên Ban Chấp hành Thành bộ Sài Gòn và Kỳ bộ Nam Kỳ, và được phân công trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Ông bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), cảnh sát thực dân Pháp gán cho ông vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát một người hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ tên là Phát do các đồng chí của ông thực hiện, đường Barbier (nay là đường Thạch Thị Thanh). Nhờ có một đồng chí trẻ tự nhận là chủ mưu, cùng với sự vận động của một số nhân sĩ trí thức người Việt như bà Trần Thị Cừu, Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo, nên ông chỉ bị chính quyền thuộc địa tuyên án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo.[3] Có tổng cộng hơn 60 người bị bắt trong vụ án này, theo hồi ký Passion, Betrayal, and Revolution in Colonial Saigon: The Memoirs of Bao Luong, của bà Nguyễn Trung Nguyệt (Bảo Lương).
Theo ông Christoph Giebel,[4]giáo sư khoa Sử tại Đại học Washington, Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách nghiên cứu về ông Tôn Đức Thắng ("Tiền bối tưởng tượng của những nhà Cộng sản Việt Nam: Tôn Đức Thắng và chính trị của lịch sử và ký ức" - Imagined Ancestries of Vietnamese Communism: Ton Duc Thang and the Politics of History and Memory[5]) cho rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí trước cả thời Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông Tôn đã hoạt động rất tích cực trong các hoạt động cách mạng tại Sài Gòn", ông Tôn không bị bắt lính sang Pháp năm 1914 mà được tuyển mộ. Trong sự kiện ở Hắc Hải năm 1919, Giebel "tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải", bộ máy tuyên truyền đã dùng hình ảnh ông Tôn cắm cờ trên một trong những con tàu ở Hắc Hải để kết nối cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng Mười Nga. Trong cuộc đình công ở Ba Son năm 1925, theo Giebel không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích chống đế quốc, và cũng không "giam chân" được chiến hạm Pháp trên đường đến Trung Quốc.[6]
Sau Cách mạng tháng Tám
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tôn Đức Thắng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến, giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1945). Ông là Đại biểu Quốc hội liên tục các khóa I đến khóa VI.
Năm 1948, sau khi Bùi Bằng Đoàn bị bệnh nặng, Tôn Đức Thắng, giữ quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1948–1955), Trưởng Ban Vận động thi đua ái quốc Trung ương. Năm 1950, ông trở thành Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Xô.
Năm 1951, Tôn Đức Thắng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và trở thành Chủ tịch Mặt trận Liên Việt (1951\–1955) trong cuộc nổi dậy chống Pháp từ năm 1946 đến năm 1954. Tuy nhiên, tổ chức này đã bị giải thể sau Hiệp định Genève năm 1954 trao cho Việt Minh duy nhất kiểm soát Bắc Việt Nam. Sau đó ông tiếp quản một tổ chức khác, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một nhóm dân tộc chủ nghĩa thân Cộng sản. Tôn Đức Thắng đã lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc trong cuộc chinh phục để thu hút những người ủng hộ từ miền Nam Việt Nam. Kết quả là ông đã nhận được Giải thưởng Hòa bình của Stalin vào năm 1955.
Năm 1955, sau khi người tiền nhiệm là Bùi Bằng Đoàn qua đời, ông trở thành Trưởng Ban Thường trực Quốc hội (1955\–1960), Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1977), Ủy viên Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới, Chủ tịch danh dự Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới của Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời năm 1969, Tôn Đức Thắng kế nhiệm Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước. Tuy nhiên, hầu hết quyền lực thực sự được trao cho lãnh đạo Đảng Cộng sản Lê Duẩn.
Trong các văn kiện của nhà nước Việt Nam, báo chí của Nhà nước, giai đoạn ông làm Chủ tịch nước, tên của ông bao giờ cũng được đặt lên đầu, trên cả Tổng bí thư Lê Duẩn và các lãnh đạo khác.
Gia đình
Tôn Đức Thắng kết hôn với bà Đoàn Thị Giàu (1898 – 25 tháng 5 năm 1974) vào năm 1921 ở nhà ông bà ngoại của bà Giàu ở xã Vĩnh Kim, Tiền Giang. Đây là cuộc hôn nhân có ý nghĩa đền ơn trả nghĩa vì ông đã giúp an táng ông Ba Sứ, anh trai bà Giàu, một người bạn của ông ở Pháp.[7] Bà Đoàn Thị Giàu là cô giáo trường làng.[8]
Hai người sinh được 2 người con gái, con gái đầu là Tôn Thị Hạnh, sinh năm 1924[9] và con gái thứ hai là Tôn Thị Nghiêm, sinh năm 1928. Đầu năm 1929, hai ông bà sinh con trai thứ ba tên là Tôn Đức Liêm, nhưng Liêm đã qua đời lúc 3 tuổi vì bị bệnh nặng.[7][8][10]
Bà Tôn Thị Hạnh kết hôn với ông Dương Văn Phúc, nguyên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, vào năm 1950.[7][9] Sau ngày toàn quốc kháng chiến 19 tháng 12 năm 1946, Tôn Thị Hạnh và Tôn Thị Nghiêm theo cha lên chiến khu Việt Bắc. Tôn Thị Hạnh làm văn thư lưu trữ còn Tôn Thị Nghiêm làm điện báo viên ở Văn phòng Trung ương.[7]
Bà Tôn Thị Nghiêm kết hôn với ông Tưởng Bích Trúc, Phó Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Đại học Y Hà Nội. Vợ chồng bà Tôn Thị Nghiêm đã mất vào thập niên 1980, ít năm sau khi Tôn Đức Thắng qua đời.[7] Hai người có ba con gái (Tưởng Bích Vân, Tưởng Bích Hà và Tưởng Hoài Nam).[11]
Năm 1946, Tôn Đức Thắng nhận nuôi hai người con gái nuôi là Tôn Thị Ngọc Quang, sinh năm 1927 (không phải họ Tôn, sau 1954 đổi sang họ Tôn) và Tôn Thị Tuyết Dung, sinh năm 1933.[12][13] Bà Tôn Thị Ngọc Quang làm y tá ở một Viện quân y ở huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, và kết hôn với Nguyễn Thanh Phúc, quê Quảng Trị, chiến sĩ tình nguyện Việt Nam tại Lào. Hai người có một con gái (Nguyễn Thanh Thanh) và hai con trai (Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thanh Phong).[10]
Huy chương Hữu nghị kỷ niệm 20 năm Cách mạng Cuba (1953–1973).
Ông được Hồ Chí Minh ca ngợi là "gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân". Nhân dịp tròn 70 tuổi, ông được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng và là người đầu tiên được tặng Huân chương này (1958).
Trong dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông, đoàn Chủ tịch Quốc hội Mông Cổ đã trao tặng Chủ tịch Tôn Đức Thắng Huân chương Sukhbaatar – huân chương cao quý nhất của Mông Cổ.[19]
Tưởng niệm
Tôn Đức Thắng được đặt cho một con đường tại thành phố Odessa, Ukraina vì liên quan đến sự kiện phản chiến ở Hắc Hải,[20] và cũng là tên của một trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều con đường ở Việt Nam cũng được đặt tên theo tên ông.
Tên gọi Tôn Đức Thắng cũng được đặt cho một giải thưởng cấp thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh để tôn vinh những công nhân, kỹ sư có thành tích đặc biệt trong lao động và sản xuất.
Tên ông đặt cho đường phố ở Hà Nội (nối Chu Văn An với Nguyễn Lương Bằng), Thành phố Hồ Chí Minh (nối Đinh Tiên Hoàng đến đoạn cắt Võ Văn Kiệt - Hàm Nghi), Hải Phòng (từ ngã tư Tô Hiệu và Trần Nguyên Hãn đến đường Hùng Vương), Đà Nẵng (nối Nguyễn Lương Bằng với Điện Biên Phủ), Đồng Hới (từ ngã tư Trần Hưng Đạo, Xuân Diệu và Hoàng Diệu đến đường Hà Huy Tập), Thành Phố Pleiku (Nối Ngô Quyền Và Phạm Hùng Với Lê Đại Hành Và QL14).
Tại thành phố Long Xuyên, tên ông được đặt cho con đường nối từ Tượng đài Bông lúa đến Trần Hưng Đạo.
Bảo tàng
Vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/1988), Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập "Nhà trưng bày cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Tôn Đức Thắng" (tại số 5 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), đến năm 1990, được đổi tên thành Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Bảo tàng Tôn Đức Thắng là nơi lưu giữ nhiều hình ảnh, tư liệu về Chủ tịch Tôn Đức Thắng, phục vụ nhu cầu thăm viếng và tưởng nhớ của người dân các tỉnh, thành phía Nam[21]. Một số tỉnh, thành gần đây cũng có xây dựng các phòng trưng bày về Tôn Đức Thắng, nhưng ở quy mô nhỏ hơn.
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Chủ tịch danh dự Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
^ abDương Đức Quảng (14 tháng 4 năm 2008). “Tấm vải và lá thư của Bác Tôn”. Báo An ninh Thế giới. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
^Dương Đức Quảng (Nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí - VPCP) (18 tháng 8 năm 2015). “Người lái xe của Bác Hồ và Bác Tôn”. Báo điện tử Văn phòng Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2017.
Artikel ini sebatang kara, artinya tidak ada artikel lain yang memiliki pranala balik ke halaman ini.Bantulah menambah pranala ke artikel ini dari artikel yang berhubungan atau coba peralatan pencari pranala.Tag ini diberikan pada Desember 2022. Gelatik-batu jenggot Panurus biarmicus Adult male in Kent, EnglandAdult female in Kent, England Birds recorded in Norfolk, EnglandRekaman Status konservasiRisiko rendahIUCN22716776 TaksonomiKerajaanAnimaliaFilumChordataKelasAvesOrdoPasseriformesFamili...
Ayam bumbu rujakAyam bumbu rujakSajianHidangan utamaTempat asalIndonesia[1]DaerahJawa, Seluruh negeriSuhu penyajianHangatBahan utamaayam, rujakSunting kotak info • L • BBantuan penggunaan templat ini Ayam bumbu rujak adalah sebuah makanan khas Jawa yang terbuat dari daging ayam yang masih muda dan dibumbui bumbu merah yang digiling. Bumbu merah tersebut terbuat dari garam, bawang putih, bawang bombai dan cabai merah.[2] Disebut berbumbu rujak karena terdapat bany...
Jean-Louis Baudelocque Jean-Louis Baudelocque (30 November 1745 – 2 Mei 1810) merupakan seorang dokter kandungan dan profesor kebidanan Prancis. Dia adalah bidan paling terkenal pada masanya. Penulis L’art des accouchements, ia menjadikan ilmu kebidanan sebagai disiplin ilmu. Ia lahir di Heilly, di wilayah Prancis Picardie. Dia menyempurnakan forsep panggul André Levret (1703–1780) dan membuat jangka panggul untuk digunakan dalam kebidanan. Tulisan terpilih Principes sur l'art des acco...
1623 collection of William Shakespeare's plays Mr. William Shakespeare's Comedies, Histories, & Tragedies Title page of the first impression (1623).AuthorWilliam ShakespeareCover artistMartin DroeshoutCountryEnglandLanguageEarly Modern EnglishGenreEnglish Renaissance theatrePublisherEdward Blount and William and Isaac JaggardPublication date1623Pagesc. 900TextMr. William Shakespeare's Comedies, Histories, & Tragedies at Wikisource Mr. William Shakespeare's Comedies, Histori...
Liga Leumit 1959-1960 Competizione Liga Leumit Sport Calcio Edizione 20ª Organizzatore IFA Date dal 19 settembre 1959all'11 giugno 1960 Luogo Israele Partecipanti 12 Risultati Vincitore Hapoel Petah Tiqwa(3º titolo) Retrocessioni Hapoel Ramat Gan Statistiche Miglior marcatore Rafi Levi (19) Incontri disputati 132 Gol segnati 416 (3,15 per incontro) Cronologia della competizione 1958-1959 1960-1961 Manuale La Liga Leumit 1959-1960 è stata la 20ª edizione della massima ...
Prince of Achaea Florent of HainautSeal of Florent of HainautPrince of AchaeaReign1289–1297PredecessorCharles IISuccessorPhilip of SavoyCo-monarchIsabellaBornc. 1255Died23 January 1297SpouseIsabella of VillehardouinIssueMatildaDynastyAvesnesFatherJohn I of AvesnesMotherAdelaide of Holland Florent of Hainaut (also Floris or Florence; Hainaut, also spelled Hainault) (c. 1255 – 23 January 1297) was Prince of Achaea from 1289 to his death, in right of his wife, Isabella of Villehardoui...
Election 1893 San Diego mayoral election ← 1891 April 4, 1893 (1893-04-04) 1895 → Nominee William H. Carlson Adolph Gassen Party Independent Republican Popular vote 1,219 614 Percentage 46.8% 23.6% Nominee A.E. Cochran John Kastle Party Democratic Populist Popular vote 465 210 Percentage 17.8% 8.1% Mayor before election Matthew Sherman Republican Elected Mayor William H. Carlson Independent Elections in California Federal government...
Graph of the polynomial function x4 + x3 – x2 – 7x/4 – 1/2 (in green) together with the graph of its resolvent cubic R4(y) (in red). The roots of both polynomials are visible too. In algebra, a resolvent cubic is one of several distinct, although related, cubic polynomials defined from a monic polynomial of degree four: P ( x ) = x 4 + a 3 x 3 + a 2 x 2 + a 1 x + a 0 . {\displaystyle P(x)=x^{4}+a_{3}x^{3}+a_{2}x^{2}+a_{1}x+a_{0}.} In each case: The coefficients of the resolvent cubic ca...
Public community college in Virginia, U.S. This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: Virginia Peninsula Community College – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (August 2010) (Learn how and when to remove this message) Virginia Peninsula Community CollegeTypePublic community collegeEstablished19...
River in Germany WipperThe Wipper at HettstedtLocationCountryGermanyStateSaxony-AnhaltPhysical characteristicsSource • locationHarz Mouth • locationSaale • coordinates51°47′14″N 11°43′6″E / 51.78722°N 11.71833°E / 51.78722; 11.71833Length85 km (53 mi)Basin featuresProgressionSaale→ Elbe→ North Sea The Wipper is a river in Saxony-Anhalt, Germany. A left tributary of the Saale...
Article principal : Bataille de Leipzig (1813). L'ordre de bataille de la Coalition lors de la bataille de Leipzig détaille les différentes forces militaires de l'Empire français ayant participé ou étant présentes sur le champ de bataille de Leipzig entre le 16 et le 19 octobre 1813, ainsi que leur organisation pendant la bataille. C'est la plus grande armée française jamais commandée sur un même champ de bataille (jusqu'à la première guerre mondiale) : 153 779 ...
Artikel ini memberikan informasi dasar tentang topik kesehatan. Informasi dalam artikel ini hanya boleh digunakan untuk penjelasan ilmiah; bukan untuk diagnosis diri dan tidak dapat menggantikan diagnosis medis. Wikipedia tidak memberikan konsultasi medis. Jika Anda perlu bantuan atau hendak berobat, berkonsultasilah dengan tenaga kesehatan profesional. Penyakit BehçetMulut penderita BehçetInformasi umumSpesialisasiImunologi, Reumatologi Penyakit Behçet atau Sindrom Behçet, Morbus B...
Baja Ferit Austenit Sementit Grafit Martensit Mikrostruktur Sferoidit Pearlit Bainit Ledeburit Martensit temper Struktur Widmanstätten Jenis Baja krus Baja karbon Baja pegas Baja paduan Baja maraging Baja nirkarat Baja cuaca Baja alat Material besi lainnya Besi tuang Besi abu Besi putih Besi ulet Besi lunak Besi tempa Baja karbon (Inggris: Carbon steel) adalah baja dengan karbon sebagai campuran interstisial utama berkisar 0.12–2.0%. Institut Besi dan Baja Amerika mendefinisikan: Baja dian...
SMK (Sekolah Menengah Kejuruan) Negeri Tanjung SarI pada awalnya merupakan SMK Kecil yang dibangun oleh pemerintah melalui SK Bupati Lampung Selatan Nomor 340/DIKNAS/HKLS tertanggal 08/12/2003 dengan nama SMK Negeri Tanjung Bintang karena masih masuk wilayah Kecamatan Tanjung Bintang. Pada tahun 2008 terjadi pemekaran Kecamatan menjadi Kecamatan Tanjung Bintang dan Kecamatan Tanjung Sari. SMK Negeri Tanjung Bintang masuk ke dalam wilayah Kecamatan Tanjungsari sehingga melalui SK Bupati Lampun...
Hong Kong newspaper SuaraTypeFortnightly newspaperOwner(s)HK Publications Ltd.Founded2002 (2002)LanguageIndonesianCirculation35,000 (as of 2007)[1]Sister newspapersHong Kong NewsWebsitewww.suara.com.hk Suara (literally Voice) is an Indonesian-language newspaper published fortnightly in Hong Kong. Founded in 2002, it is popular among the territory's population of approximately 150,000 Indonesian domestic workers.[2][3] A 2007 profile in The Jakarta Post called ...
أمريكا الجنوبية الإحداثيات 21°S 59°W / 21°S 59°W / -21; -59 تقسيم إداري التقسيمات الإدارية الأرجنتينالبرازيلتشيليبيروكولومبيابوليفيافنزويلاباراغوايالإكوادورغياناالأوروغوايترينيداد وتوباغو[1] خصائص جغرافية المساحة 17843000 كيلومتر مربع عدد ا�...