Tân Phong, Biên Hòa

Tân Phong
Phường
Phường Tân Phong
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐông Nam Bộ
TỉnhĐồng Nai
Thành phốBiên Hòa
Trụ sở UBND168 Hồ Hòa, khu phố 3
Thành lập1984
Địa lý
Tọa độ: 10°58′0″B 106°50′19″Đ / 10,96667°B 106,83861°Đ / 10.96667; 106.83861
MapBản đồ phường Tân Phong
Tân Phong trên bản đồ Việt Nam
Tân Phong
Tân Phong
Vị trí phường Tân Phong trên bản đồ Việt Nam
Diện tích16,69 km²[1][2]
Dân số (2022)
Tổng cộng53.498 người[1][2]
Mật độ3.205 người/km²
Khác
Mã hành chính25996[3]
Mã bưu chính76117[4]

Tân Phong là một phường thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.

Địa lý

Phường Tân Phong nằm ở phía bắc thành phố Biên Hòa, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, có vị trí địa lý:

Phường Tân Phong có diện tích 16,69 km², dân số năm 2022 là 53.498 người,[1][2] mật độ dân số đạt 3.205 người/km².

Phường cũng là nơi tọa lạc của sân bay Biên Hòa.

Hành chính

Phường Tân Phong được chia thành 11 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 11A.[5][6]

Lịch sử

Trong bản đồ Vidalin (1867), khu vực phường Tân Phong ngày nay thuộc huyện Phước Chánh, phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa.[7] Trong bản đồ Boilloux (1881), khu vực thuộc tổng Phước Vĩnh Trung, tiểu khu Biên Hòa, sau này thuộc tỉnh Biên Hoà.[8][9]

Sau Cách mạng tháng Tám, làng Tân Phong thuộc huyện Vĩnh Cửu.

Dưới chính quyền Việt Nam Cộng hoà, khu vực này toạ lạc xã Bình Trước quận Đức Tu, tỉnh Biên Hoà.[10]

Trong hai cuộc kháng chiến, Pháp, Mỹ xây dựng và mở rộng sân bay Biên Hòa thành sân bay chiến lược quân sự lớn nhất ở Đông Nam Á.

Trong kháng chiến chống Pháp, Tân Phong là xã du kích, nơi có phong trào du kích chiến tranh phát triển, hành lang giao thông chiến lược nối liền căn cứ du kích Bình Đa với chiến khu Đ, nơi cung cấp nhiều sức người sức của cho thị xã Biên Hòa. Trong kháng chiến chống Mỹ, cơ sở bí mật ở xã Tân Phong đã bảo đảm thông tin, hậu cần cho đoàn pháo binh Miền tổ chức trận tập kích đầu tiên vào sân bay Biên Hòa và nhiều trận đánh vào đây trong những năm từ 1967 đến 1975.

Sau năm 1975, xã Tân Phong được thành lập, thuộc thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai.

Ngày 17 tháng 1 năm 1984, xã Tân Phong được chuyển thành phường Tân Phong[11]. Phường được chia thành 4 khu phố: 1, 2, 3, 4.

Ngày 29 tháng 8 năm 1994, phường Tân Phong được sáp nhập các khu phố 5, 6, 7, 8, 9, 11 từ phường Tân Tiến và khu phố 10 của phường Quang Vinh; phường còn được chia thành 2 phường Tân Phong và Trảng Dài. Từ đó, phường được chia thành 11 khu phố: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11.[12]

Ngày 29 tháng 12 năm 2016, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định 4547/QĐ-UBND[13], trong đó thành lập khu phố 11A trên cơ sở một phần diện tích khu phố 11.

Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1194/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024).[1] Theo đó:

  • Điều chỉnh 0,13 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 3.553 người thuộc khu phố 10 vào phường Quang Vinh.
  • Điều chỉnh 0,03 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 1.037 người thuộc khu phố 10 vào phường Trung Dũng.

Sau khi điều chỉnh, phường Tân Phong có 16,69 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số là 53.498 người, không còn khu phố 10.

Chú thích

  1. ^ a b c d “Nghị quyết số 1194/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023 – 2025”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 28 tháng 9 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ a b c “Đề án số 30/ĐA-UBND về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của thành phố Biên Hòa” (PDF). Trang thông tin điện tử thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 27 tháng 5 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ Tổng cục Thống kê
  4. ^ Bộ thông tin và Truyền thông (tháng 6 năm 2018). Danh bạ Mã Bưu chính Quốc gia.
  5. ^ “Quyết định số 28/2024/QĐ-UBND về việc số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cần thành lập, số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” (PDF). Trang thông tin điện tử thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. 21 tháng 6 năm 2024. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ “Nghị quyết về việc thành lập, đổi tên, giải thể ấp, khu phố trên địa bàn huyện Tân Phú, huyện Vĩnh Cửu, huyện Long Thành, thành phố Long Khánh và thành phố Biên Hòa”. 20 tháng 12 năm 2024.
  7. ^ “Basse Cochinchine 1ère Feuille Province de Bien-Hoa”. Université Côte d'Azur. BU Lettres Arts Sciences Humaines. Fonds ASEMI. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2025.
  8. ^ Boilloux (1881), Tiếng Việt: Bản đồ hạt Biên Hòa năm 1881, truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2025
  9. ^ Chabert-Ostland (1909), Province de Bienhoa (1909), truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2025
  10. ^ Bien Hoa (topographic) Sheet 6330-1, 1:50,000 U.S. Army Map Service 1969, https://maps.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/txu-pclmaps-oclc-21713238-6330-1.jpg
  11. ^ “Quyết định 12-HĐBT năm 1984 phân vạch địa giới một số xã, thị trấn, phường của tỉnh Đồng Nai”.
  12. ^ “Ban hành Danh mục địa danh dân cư, sơn văn, thủy văn, kinh tế - xã hội phục vụ công tác thành lập bản đồ tỉnh Đồng Nai” (PDF). 26 tháng 8 năm 2016.
  13. ^ “Về việc sáp nhập, điều chỉnh, chia tách, thành lập khu phố ở các phường: An Bình, Long Bình, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Tân Hiệp thuộc thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”. 29 tháng 12 năm 2016.

Tham khảo