Sơn Tịnh

Sơn Tịnh
Huyện
Huyện Sơn Tịnh
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngDuyên hải Nam Trung Bộ
TỉnhQuảng Ngãi
Huyện lỵthị trấn Tịnh Hà
Phân chia hành chính1 thị trấn, 10 xã
Địa lý
Tọa độ: 15°09′29″B 108°44′30″Đ / 15,158111°B 108,741638°Đ / 15.158111; 108.741638
MapBản đồ huyện Sơn Tịnh
Sơn Tịnh trên bản đồ Việt Nam
Sơn Tịnh
Sơn Tịnh
Vị trí huyện Sơn Tịnh trên bản đồ Việt Nam
Diện tích243,86 km²[1]
Dân số (2020)
Tổng cộng96.020 người[1]
Mật độ394 người/km²
Khác
Mã hành chính527[2]
Mã bưu chính570000
Mã điện thoại055
Biển số xe76-D1 76-AC

Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng thuộc tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam.

Địa lý

Sơn Tịnh là một huyện đồng bằng nằm ở phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, có vị trí địa lý:

Vào năm 2005, huyện có diện tích 343,57 km², dân số là 194.738 người, mật độ dân số đạt 566 người/km²[cần dẫn nguồn]. Hiện nay, huyện có diện tích 243,1 km², dân số năm 2019 là 95.843 người.[3]

Huyện có diện tích 243,86 km², dân số năm 2020 là 96.020 người, mật độ dân số đạt 394 người/km²[1].

Điều kiện tự nhiên

Hình thể huyện Sơn Tịnh có bề ngang (theo chiều nam – bắc) hẹp. Trước đây huyện có bề dài (theo chiều đông – tây) trải rộng từ chân dãy Trường Sơn giáp đến biển Đông; tuy nhiên sau khi điều chỉnh địa giới hành chính sáp nhập một phần vào thành phố Quảng Ngãi thì huyện không còn giáp biển. Về giao thông, trên địa bàn huyện có Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam chạy qua ở giữa huyện.

Sơn Tịnh là một dải đất dài bên tả ngạn sông Trà Khúc, địa hình khá đa dạng, dốc dần từ tây xuống đông, chia thành bốn vùng: vùng bán sơn địa phía tây, vùng đất cát phía tây bắc, vùng châu thổ dọc sông Trà Khúc, vùng đầm phá, cửa sông, động cát ven biển. Mỗi vùng có đặc điểm thổ nhưỡng khác nhau.

Địa hình

Núi đồi: Sơn Tịnh có nhiều núi cao thấp khác nhau và những dãy đồi lượn sóng, úp bát khắp trong huyện từ tây xuống đông: núi Dầu, núi Tròn, núi Cà Ty, núi Thiên Ấn cao trên dưới 100m; núi Nhàn, núi Khỉ (còn gọi là núi Bìn Nin hoặc núi Chợ), núi Sứa, núi Long Đầu, núi Ngang, núi Đất, núi Hầm, núi Voi, núi Thiên Mã cao trên dưới 70m; đồi Tranh (Quang Thạnh), đồi Mã Tổ, Gò Đồn, Gò Mạ, Rừng Dê, Rừng Xanh,...

Sông, suối: Dọc phía nam huyện có sông Trà Khúc chảy từ tây sang đông, độ dài ở địa hạt Sơn Tịnh gần 40 km, đến xã Tịnh Khê sông đổ ra cửa Cổ Lũy. Trà Khúc là con đường thủy quan trọng giao lưu kinh tế - văn hóa từ vùng biển lên nguồn và ngược lại; là nguồn nước quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Phía tây Sơn Tịnh còn có sông Giang, bắt nguồn từ vùng nam huyện Trà Bồng chảy qua xã Tịnh Giang rồi hợp nước vào sông Trà Khúc. Phía đông Sơn Tịnh có sông Diêm Điền (ở Tịnh Hòa), sông Kinh (ở Tịnh Khê).

Suối từ hướng tây bắc chảy về hướng đông nam khá nhiều, tính từ tây xuống đông có các suối Bàng Lăng, Tam Hân, Bến Ngói, Bến Bè, Bà Mẹo, Bà Tá... Xưa kia các suối khá nhiều nước, người đi đường mùa hè phải lội qua, mùa mưa phải đi đò. Nay hầu hết các suối đều cạn nước, đường qua suối đều có cầu.

Biển và bờ biển: Sơn Tịnh có bờ biển dài 12 km, nằm giữa hai cửa biển Sa Kỳ, Cổ Lũy, nhờ đó có thể mở rộng giao lưu hàng hóa bằng đường biển đi các nơi và cũng là điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề đánh bắt hải sản, hình thành các cánh đồng muối ở Xuân An (Tịnh Hòa). Những đầm ngập mặn ở ven biển tạo điều kiện thuận lợi cho cư dân ở đây nuôi trồng thủy hải sản xuất khẩu. Các bãi biển đẹp như Mỹ Khê, An Kỳ, An Vĩnh, gắn với di tích Sơn Mỹ đã và đang thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ ngơi.

Đồng bằng: Ở vùng châu thổ tả ngạn sông Trà Khúc, nhờ được phù sa bồi đắp nên đất đai màu mỡ, phì nhiêu, tạo nên những cánh đồng lúa, mía, ngô, dâu tằm, rau quả với sản lượng cao, phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân và sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Ở các vùng khác, đất đai ít thuận lợi hơn cho sản xuất nông nghiệp.

Khí hậu

Sơn Tịnh nằm trong vùng nhiệt đới, gió mùa; mỗi năm có hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa từ tháng chín âm lịch đến tháng 1 năm sau, mùa nắng từ tháng hai đến tháng tám.

Trong tổng diện tích tự nhiên 34.357,4ha của huyện Sơn Tịnh, tính ở thời điểm năm 2005, đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản có 24.400,8ha (71%); đất chuyên dùng có 3.148,7ha (9,2%); đất khu dân cư 1.662,3ha (4,8%); đất phi nông nghiệp 2.809,9ha (8,2%); đất chưa sử dụng 2.335,7ha (6,7%).

Rừng núi và đất đồi Sơn Tịnh trước kia có nhiều cây bằng lăng, bìn nin (loại gỗ quý nhóm I), có nhiều động vật. Ở vùng đất cát tây bắc huyện có cây chổi, được nhân dân khai thác lá, cành chế biến ra dầu chổi (giống như dầu khuynh diệp). Ngày nay, các loại cây trên hầu như không còn. Từ sau ngày giải phóng đến nay, Sơn Tịnh trồng mới hàng ngàn hécta rừng, nhiều nhất là dương liễu ở ven biển, cây điều, bạch đàn ở vùng gò đồi; đồng thời khoanh nuôi, tái sinh, chăm sóc hàng ngàn hécta rừng cũ.

Núi rừng, sông suối Sơn Tịnh là nơi nhân dân khai thác được nhiều đá, cát, sỏi phục vụ cho xây dựng cơ bản. Năm 2004 và 2005, toàn huyện khai thác được trên 39.000m3 gỗ, 319.000 ster củi, 400 ngàn cây tre, 2,8 triệu lá dừa nước.

Dưới lòng đất ở phía tây bắc huyện có mỏ graphit Hưng Nhượng (ở Tịnh Đông) với trữ lượng khoảng trên 40 triệu tấn, có quặng bauxit, silamít, quặng sắt, cao lanh ở Tịnh Hiệp, Tịnh Giang, Tịnh Trà, có đá vôi ở Tịnh Khê...

Dưới biển có nhiều loại hải sản quý.

Về dân cư: Qua một số hiện vật khảo cổ, người ta biết xưa kia ở địa hạt huyện Sơn Tịnh từng có các cộng đồng cư dân cổ, chủ nhân của thời kỳ đồ đá cũ tại khu vực Gò Trá (nay thuộc xã Tịnh Thọ), chủ nhân của nền văn hóa Tiền Sa Huỳnh ở Núi Sứa (nay thuộc xã Tịnh Ấn Tây). Tiếp sau là cư dân Chăm sống rải rác ở nhiều nơi.

Người Việt ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã chuyển cư đến vùng đất Sơn Tịnh từ cuối thế kỷ XV, sinh cơ lập nghiệp, mở đất, dựng làng. Một số người Hoa từ thời phong kiến đã sang buôn bán, sinh sống, về sau hòa nhập với cộng đồng người Việt, gọi là người Việt gốc Hoa, tập trung nhiều nhất ở Ba Gia (nay thuộc xã Tịnh Bắc), Đồng Ké (nay thuộc xã Tịnh Giang). Ở các xã cực tây của huyện có một số ít người thuộc dân tộc Hrê sinh sống. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, có một số ít người thuộc các dân tộc thiểu số ở miền Bắc theo gia đình về sống ở Sơn Tịnh.

Đến năm 2005, dân số Sơn Tịnh có 194.738 người, trong đó có 194.725 người Việt, 13 người dân tộc Hrê sống ở xã Tịnh Giang cực tây huyện(3).

Hành chính

Huyện Sơn Tịnh có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tịnh Hà (huyện lỵ) và 10 xã: Tịnh Bắc, Tịnh Bình, Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hiệp, Tịnh Minh, Tịnh Phong, Tịnh Sơn, Tịnh Thọ, Tịnh Trà với 58 thôn.

Đơn vị hành chính cấp xã Thị trấn
Tịnh Hà

Tịnh Bắc

Tịnh Bình

Tịnh Đông

Tịnh Giang

Tịnh Hiệp

Tịnh Minh

Tịnh Phong

Tịnh Sơn

Tịnh Thọ

Tịnh Trà
Diện tích (km²) 19,81 8,80 25,24 24,86 17,14 35,83 9,29 27,55 14,72 39,08 21,49
Dân số (người) 16.283 4.370 10.001 6.478 7.428 7.309 5.579 11.850 9.146 12.640 4.936
Mật độ dân số (người/km²) 822 496 396 261 434 204 600 430 621 323 230
Số đơn vị hành chính 11 tổ dân phố 3 thôn 3 thôn 7 thôn 5 thôn 5 thôn 4 thôn 6 thôn 5 thôn 5 thôn 4 thôn
Nguồn: Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2020 và Niên giám thống kê năm 2020[1]

Lịch sử

Thời nhà Hồ, vùng đất Sơn Tịnh ngày nay nằm trong huyện Trì Bình thuộc, châu Tư, lộ Thăng Hoa. Từ thời nhà Lê, huyện Trì Bình đổi tên thành huyện Bình Dương, rồi Bình Sơn.

Năm 1890, các làng, xã, ấp phía nam huyện Bình Sơn được tách ra để lập thành châu Sơn Tịnh thuộc Sơn phòng Nghĩa Định. "Năm thứ 11 đời vua Thành Thái (1899), cải làm huyện, trích 18 xã thôn tổng Bình Thượng huyện Bình Sơn và 8 xã thôn tổng Bình Trung nhập làm tổng Tịnh Thượng; lại trích 25 xã thôn tổng Bình Trung và 3 xã thôn tổng Bình Hạ nhập làm tổng Tịnh Trung thuộc về huyện này."[4]. Thời vua Bảo Đại, tổng Bình Châu nhập về huyện Sơn Tịnh và đổi tên là tổng Tịnh Châu. Năm 1932, huyện Sơn Tịnh thăng làm phủ Sơn Tịnh, bấy giờ gồm 4 tổng: Tịnh Thượng, Tịnh Trung, Tịnh Hòa, Tịnh Châu, với 72 làng, xã, thôn, ấp, vạn, trại.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, phủ Sơn Tịnh được chính quyền Việt Minh đổ tên thành phủ Trương Quang Trọng, đặt theo tên của Bí thư Tỉnh bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tỉnh Quảng Ngãi[5]. Đến tháng 6 năm 1946, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đổi phủ Trương Quang Trọng thành huyện Sơn Tịnh, hợp nhất các làng xã nhỏ thành 12 xã lớn, lấy chữ Tịnh đứng đầu: Tịnh Giang, Tịnh Hiệp, Tịnh Thọ, Tịnh Minh, Tịnh Bình, Tịnh Sơn, Tịnh Hà, Tịnh Phong, Tịnh Ấn, Tịnh Thành, Tịnh Khê, Tịnh Hòa.

Trong những năm sau đó, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiều lần thay đổi hành chính các xã thuộc Sơn Tịnh như. Đến năm 1954, huyện Sơn Tịnh còn 19 xã.

Sau năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổi huyện Sơn Tịnh thành quận Sơn Tịnh, đổi tên các xã, lấy chữ Sơn làm đầu như: xã Tịnh Giang đổi là xã Sơn Tây; xã Tịnh Đông đổi là xã Sơn Đông; xã Tịnh Hiệp đổi là xã Sơn Phương; xã Tịnh Trà đổi là xã Sơn Trà; xã Tịnh Bắc đổi là xã Sơn Bắc; xã Tịnh Minh đổi là xã Sơn Nam; xã Tịnh Sơn đổi là xã Sơn Lộc; xã Tịnh Bình đổi là xã Sơn Châu; xã Tịnh Thọ đổi là xã Sơn Kim; xã Tịnh Phong đổi là xã Sơn Hương; xã Tịnh Hà đổi là xã Sơn Trung; xã Tịnh Ấn đổi là xã Sơn Long; xã Tịnh An đổi là xã Sơn Phú; xã Tịnh Châu đổi là xã Sơn Thành; xã Tịnh Thiện đổi là xã Sơn Hòa; xã Tịnh Long đổi là xã Sơn Hội; xã Tịnh Hòa đổi là xã Sơn Quang; xã Tịnh Khê đổi là xã Sơn Mỹ; xã Tịnh Kỳ đổi là xã Sơn Hải.

Phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn sử dụng phân cấp hành chính của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, vào các giai đoạn 1961 - 1965 và 1970 - 1975, các xã phía đông Quốc lộ 1 của huyện Sơn Tịnh và các xã phía đông huyện Bình Sơn được tổ chức thành huyện Đông Sơn.

Sau năm 1975, huyện Sơn Tịnh thuộc tỉnh Nghĩa Bình, gồm 19 xã: Tịnh An, Tịnh Ấn, Tịnh Bắc, Tịnh Bình, Tịnh Châu, Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hà, Tịnh Hiệp, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Long, Tịnh Minh, Tịnh Phong, Tịnh Sơn, Tịnh Thiện, Tịnh Thọ và Tịnh Trà.

Ngày 12 tháng 3 năm 1987, chia xã Tịnh Ấn thành 3 đơn vị hành chính: xã Tịnh Ấn Đông, xã Tịnh Ấn Tây và thị trấn Sơn Tịnh.[6]

Ngày 30 tháng 6 năm 1989, tỉnh Quảng Ngãi được tái lập từ tỉnh Nghĩa Bình, huyện Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi.[7]

Cuối năm 2012, huyện Sơn Tịnh có thị trấn Sơn Tịnh và 20 xã: Tịnh An, Tịnh Ấn Đông, Tịnh Ấn Tây, Tịnh Bắc, Tịnh Bình, Tịnh Châu, Tịnh Đông, Tịnh Giang, Tịnh Hà, Tịnh Hiệp, Tịnh Hòa, Tịnh Khê, Tịnh Kỳ, Tịnh Long, Tịnh Minh, Tịnh Phong, Tịnh Sơn, Tịnh Thiện, Tịnh Thọ, Tịnh Trà.

Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 123/NQ-CP[8]. Theo đó, chuyển toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Sơn Tịnh và 9 xã Tịnh Ấn Tây, Tịnh Ấn Đông, Tịnh An, Tịnh Long, Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Kỳ về thành phố Quảng Ngãi quản lý.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, huyện Sơn Tịnh còn lại 24.341,31 ha diện tích tự nhiên và 95.597 người với 11 xã trực thuộc. Huyện lỵ dời về xã Tịnh Hà.

Ngày 1 tháng 1 năm 2025, điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Tịnh Sơn về xã Tịnh Hà quản lý, đồng thời thành lập thị trấn Tịnh Hà - thị trấn huyện lị huyện Sơn Tịnh - trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Tịnh Hà sau khi điều chỉnh địa giới.[9]

Huyện Sơn Tịnh có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay.

Kinh tế - xã hội

  • Khu công nghiệp Tịnh Phong[10] nằm trên địa bàn huyện.
  • Khu công nghiệp Vsip nằm ở ngoại ô phía Bắc TP. Quảng Ngãi cũng như khu Kinh tế Dung quất cùng với cảng Dung Quất đang phát triển mạnh mẽ và thu hút các nhà đầu tư vào đây.
  • Sơn Tịnh với tiền lực là nơi tập trung khu công nghiệp nhiều nhất của tỉnh Quãng Ngải, với khu công nghiệp Tịnh Phong với Visip Quảng Ngãi hằng năm tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động cho các huyện xung quanh, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế tha phương cầu thực vào TP Hồ Chí Minh kiếm sống. Nền kinh tế Nông nghiệp vẫn là nền kinh tế chủ chốt của tỉnh. Trước đây một phần địa giới chưa sát nhập vào TP Quảng Ngãi thì huyện Sơn Tịnh có nền kinh tế đa dạng, từ khi cắt đất cho TP Quảng Ngãi những phần ngon nhất, vip nhất thì huyện không còn cái gì cả, chỉ đi làm thuê tại các khu công nghiệp hoặc ở nhà làm nông.

Cơ sở giáo dục

Đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 35 trường trong đó có 33 trường công lập và 2 trường tư thục. Mầm non có 7/11 trường đạt chuẩn quốc gia về giáo dục; tiểu học có 11/11 trường đạt chuẩn; trung học cơ sở có 11/11 trường đạt chuẩn; trung học phổ thông có 1 trường đạt chuẩn[1].

Trung học phổ thông
  • Trường Trung học Phổ thông Ba Gia Tịnh Bắc.
Trường Trung học cơ sở mang tên danh nhân lịch sử
  • Trường THCS Phạm Kiệt (xã Tịnh Minh).
  • Trường THCS Trần Quý Hai ( xã Tịnh Châu)
  • Trường THCS Nguyễn Chánh (xã Tịnh Hà).
  • Trường THCS Nguyễn Đôn ( xã Tịnh Bình).
  • Trường THCS Võ Bẩm (xã Tịnh Khê).
  • Trường THCS Lê Trung Đình ( xã Tịnh Ấn Đông).
  • Trường THCS Trần Văn Trà (xã Tịnh Long).
  • Trường THCS Nguyễn Cát ( xã Tịnh Hoà).

Du lịch

Giao thông

Huyện có tuyến quốc lộ 24B đi cảng Sa Kỳ. Có quốc lộ 1, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãiđường sắt Bắc Nam đi ngang qua huyện.

Danh nhân

Chú thích

  1. ^ a b c d e “Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”. Cổng thông tin Quy hoạch Xây dựng và Quy hoạch đô thị Việt Nam. 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập 16 tháng 9 năm 2022.
  2. ^ Tổng cục Thống kê
  3. ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê.
  4. ^ Đại Nam nhất thống chí, Quyển 6, bản năm Duy Tân 1909.
  5. ^ Dư địa chí Quảng Ngãi,Chương XI: Các nhân vật lịch sử tiêu biểu.
  6. ^ “Quyết định 52-HĐBT năm 1987 về việc chia một số xã và thành lập một số thị trấn của các huyện Ba Tơ, Đức Phổ, Mộ Đức, Phù Cát, Sơn Tịnh, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn thuộc tỉnh Nghĩa Bình”.
  7. ^ Nghị quyết phân vạch địa giới hành chính của các tỉnh Nghĩa Bình, Phú Khánh và Bình Trị Thiên
  8. ^ “Nghị quyết số 123/NQ-CP của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng địa giới hành chính thành phố Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi”.
  9. ^ Nghị quyết số 1279/NQ-UBTVQH15 của UBTVQH về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023 – 2025
  10. ^ “Thông tin về khu công nghiệp Tịnh Phong”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2006.
  11. ^ “Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam”.

Liên kết ngoài

Read other articles:

Awan kumulonimbusAwan kumulonimbus (jenis kalvus)SingkatanCbSimbolGenusCumulonimbus (awan tumpukan/hujan besar)Ketinggian2.000–16.000 m (6.500–60.000 ft)BentukAwan sangat tinggi dan besarAwan hujan?Ya, biasanya lebat, namun bisa jadi virga (sedikit hujan namun menguap sebelum menyentuh daratan)lbsBagian dari seri alamCuaca Musim kalender Dingin Semi Panas Gugur Musim tropis Kemarau Harmattan Hujan Badai Awan Awan kumulonimbus Awan arcus Angin kencang Microburst Heat burst Derecho Petir Ba...

 

Ilustrasi Balder. Balder (bahasa Norwegia kuno: Baldr, bahasa Islandia dan Faroe: Baldur, bahasa Norwegia modern, Swedia, Denmark adalah Baldr) adalah Dewa kedamaian, keindahan, kegembiraan, dan kesucian dalam Mitologi Nordik Dia adalah putera kedua Odin. Istrinya Nanna dan putranya bernama Forseti. Balder memiliki kapal terbesar yang pernah dibuat, bernama Hringhorni, dan sebuah balairung yang bernama Breidablik. Ia mati karena ulah Loki yang memperdaya Hodhr. Lihat pula Æsir Vanir lbsMitol...

 

Questa voce sull'argomento politici burundesi è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Melchior Ndadaye Presidente del BurundiDurata mandato10 luglio 1993 –21 ottobre 1993 PredecessorePierre Buyoya SuccessoreFrançois Ngeze Dati generaliPartito politicoFronte per la Democrazia in Burundi Melchior Ndadaye (Nyabihanga, 28 marzo 1953 – Bujumbura, 21 ottobre 1993) è stato un politico burundese. Quarto Presidente della repubb...

Balai Kota Padang hasil rancangan Thomas Karsten Herman Thomas Karsten (22 April 1884, Amsterdam – 1945, Cimahi) dulu adalah seorang insinyur asal Belanda yang berkontribusi besar terhadap arsitektur dan perencanaan perkotaan di Indonesia selama dijajah Belanda. Paling signifikan, ia mengintegrasikan praktek lingkungan perkotaan kolonial dengan elemen lokal; sebuah pendekatan radikal terhadap perencanaan tata ruang untuk Indonesia pada saat itu. Ia juga memperkenalkan lingkungan untuk s...

 

CotatayCotatey Confluence entre le Cotatay (à droite sous son pont) et l’Ondaine (en haut et à gauche). Cours du Cotatay. Caractéristiques Longueur 10,5 km Bassin collecteur Loire Cours Source Croix du Trève · Localisation Saint-Genest-Malifaux · Altitude 1 000 m · Coordonnées 45° 22′ 01″ N, 4° 25′ 57″ E Confluence Ondaine · Localisation Le Chambon-Feugerolles, à proximité du Puits du Marais · Altitude 510 m · Coordon...

 

Questa voce sull'argomento Stagioni delle società calcistiche israeliane è solo un abbozzo. Contribuisci a migliorarla secondo le convenzioni di Wikipedia. Voce principale: Moadon Kaduregel Hapoel Ramat Gan Giv'atayim. M.K. Hapoel Ramat Gan G.Stagione 2012-2013Sport calcio Squadra Hapoel Ramat Gan Allenatore Freddy David (fino al 28 novembre 2012) Eli Cohen (dal 28 novembre 2012) Ligat ha'Al14º posto, retrocesso Gvia HaMedinaVincitore Toto Cup AlSemifinale Maggiori presenzeCampi...

See also: History of Derby County F.C. (1967–present) This article needs additional citations for verification. Please help improve this article by adding citations to reliable sources. Unsourced material may be challenged and removed.Find sources: History of Derby County F.C. 1884–1967 – news · newspapers · books · scholar · JSTOR (January 2011) (Learn how and when to remove this message) The history of Derby County Football Club from 1884 to...

 

Greek telecommunications and media company COSMOTE - MOBILE TELECOMMUNICATIONS [1]Native nameCOSMOTE – ΚΙΝΗΤΕΣ ΤΗΛΕΠΙΚΟΙΝΩΝΙΕΣ [2]Company typeSubsidiaryIndustryTelecommunicationsFoundedOctober 3, 1996; 27 years ago (1996-10-03)[2] in Athens, Greece[3]DefunctJanuary 2, 2024 (2024-01-02)[2]FateMerged with OTE[4]HeadquartersMarousi, Greece[2]Area servedEuropeKey peopleMichael Tsamaz (...

 

Terlihat tiga puncak gunung krakatau salah satunya gunung Danan dan sekarang sudah ditempati oleh Anak Krakatau saat ini. Gunung Danan adalah salah satu dari tiga puncak gunung api yang berada pada Pulau Rakata Besar sebelum peristiwa letusan besar pada tahun 1883. Keberadaan Gunung Danan berakhir sejak ia runtuh bersama Gunung Perbuwatan dan paruh utara Gunung Rakata pada tanggal 27 Agustus 1883.[1] Di antara titik tempat Gunung Danan dan Gunung Perbuwatan sekarang berdiri Gunung Ana...

この項目には、一部のコンピュータや閲覧ソフトで表示できない文字が含まれています(詳細)。 数字の大字(だいじ)は、漢数字の一種。通常用いる単純な字形の漢数字(小字)の代わりに同じ音の別の漢字を用いるものである。 概要 壱万円日本銀行券(「壱」が大字) 弐千円日本銀行券(「弐」が大字) 漢数字には「一」「二」「三」と続く小字と、「壱」「�...

 

Державний комітет телебачення і радіомовлення України (Держкомтелерадіо) Приміщення комітетуЗагальна інформаціяКраїна  УкраїнаДата створення 2003Керівне відомство Кабінет Міністрів УкраїниРічний бюджет 1 964 898 500 ₴[1]Голова Олег НаливайкоПідвідомчі ор...

 

Executive agency of the UK Department for Transport Driving Standards AgencyAbbreviationDSAFormation1 April 1990Dissolved31 March 2014TypeGovernment agency (Trading fund)PurposeAdministration of UK driving testsHeadquartersThe Axis BuildingLocationUpper Parliament Street, Nottingham, UKRegion served Great BritainChief ExecutiveAlastair PeoplesMain organExecutive BoardParent organizationDepartment for TransportAffiliationsVOSA, DVLA, VCABudget £176m (2008)Staff 2,653Websitewww.gov.uk/dsa The ...

2020年夏季奥林匹克运动会波兰代表團波兰国旗IOC編碼POLNOC波蘭奧林匹克委員會網站olimpijski.pl(英文)(波兰文)2020年夏季奥林匹克运动会(東京)2021年7月23日至8月8日(受2019冠状病毒病疫情影响推迟,但仍保留原定名称)運動員206參賽項目24个大项旗手开幕式:帕维尔·科热尼奥夫斯基(游泳)和马娅·沃什乔夫斯卡(自行车)[1]闭幕式:卡罗利娜·纳亚(皮划艇)&#...

 

此条目序言章节没有充分总结全文内容要点。 (2019年3月21日)请考虑扩充序言,清晰概述条目所有重點。请在条目的讨论页讨论此问题。 哈萨克斯坦總統哈薩克總統旗現任Қасым-Жомарт Кемелұлы Тоқаев卡瑟姆若马尔特·托卡耶夫自2019年3月20日在任任期7年首任努尔苏丹·纳扎尔巴耶夫设立1990年4月24日(哈薩克蘇維埃社會主義共和國總統) 哈萨克斯坦 哈萨克斯坦政府...

 

National 2 2018-2019 Généralités Sport Football Organisateur(s) FFF Édition 41e Lieu(x) France Date d'août 2018à mai 2019 Participants 64 équipes Site web officiel Site officiel Hiérarchie Hiérarchie 4e échelon Niveau supérieur National 2018-2019 Niveau inférieur National 3 2018-2019 Palmarès Vainqueur US Créteil-Lusitanos Promu(s) US Créteil-Lusitanos, SC Toulon, FC Bastia-Borgo, Le Puy Foot 43 Auvergne Meilleur(s) buteur(s) Pape Ibnou Ba (27) Navigation National 2 2017-...

朗纳·弗里施Ragnar Frisch朗纳·弗里施出生1895年3月3日挪威奥斯陆逝世1973年1月31日(1973歲—01—31)(77歲)挪威奥斯陆国籍挪威母校奥斯陆大学知名于计量经济学生产理论奖项诺贝尔经济学奖(1969年)科学生涯研究领域经济学机构奥斯陆大学 朗纳·安东·基蒂尔·弗里施(挪威語:Ragnar Anton Kittil Frisch,1895年3月3日—1973年1月31日),挪威经济学家,1969年诺贝尔经济学奖获得者。&#...

 

Voce principale: Campionati europei di lotta. Campionati europei di lotta 2021 Competizione Campionati europei di lotta Sport Lotta Edizione 72ª Organizzatore UWW Date dal 19 aprileal 25 aprile Luogo  PoloniaVarsavia Partecipanti 444 Nazioni 37 Impianto/i Hala Torwar Cronologia della competizione Roma 2020 Budapest 2022 Manuale I campionati europei di lotta 2021 sono stati la 72ª edizione della manifestazione continentale organizzata dalla FILA. Si sono svolti dal 19 al 25 apr...

 

Overview of and topical guide to Islam See also: Index of Islamic and Muslim-related articles, Outline of religion § Islam topics, and Glossary of Islam Part of a series onIslam Beliefs Oneness of God Angels Revealed Books Prophets Day of Resurrection Predestination Practices Profession of Faith Prayer Almsgiving Fasting Pilgrimage TextsFoundations Quran Sunnah (Hadith, Sirah) Tafsir (exegesis) Aqidah (creed) Qisas al-Anbiya (Stories of the Prophets) Mathnawi (Poems) Fiqh (jurisprudence...

Pour les articles homonymes, voir Allège. Cet article est une ébauche concernant l’architecture ou l’urbanisme. Vous pouvez partager vos connaissances en l’améliorant (comment ?) selon les recommandations des projets correspondants. Coussièges qui contribuent accessoirement à réduire l'importance de l'allège. L’allège (nom féminin[1]), également appelée « contre-cœur » en Suisse, désigne sur un bâtiment la partie du mur (intérieur ou extérieur) situé...

 

Cet article traite uniquement de la compétition masculine. Pour la compétition féminine, voir Championnat des Pays-Bas de football féminin. Eredivisie Généralités Sport Football Création 1956 Organisateur(s) KNVB Catégorie Division 1 Lieu(x) Pays-Bas Participants 18 équipes Statut des participants Professionnels Site web officiel www.eredivisie.nl Palmarès Tenant du titre PSV Eindhoven(2023-2024) Plus titré(s) Ajax Amsterdam (36) Meilleur(s) buteur(s) Willy van der Kuijlen (311) ...