Sơ đồ vị giác

Sơ đồ vị giác là một sơ đồ vẽ trên lưỡi, trong đó mỗi phần của lưỡi tương ứng với một vị cơ bản.

Lịch sử

Lý thuyết về sơ đồ vị giác bắt nguồn từ một bài báo của nhà tâm lý học Harvard (Edwin G. Boring), với bản dịch trên một tờ báo tiếng Đức xuất bản năm 1901.[1]. Các dữ liệu của bài báo (được nêu không rõ ràng) cho rằng mỗi một phần của lưỡi cảm nhận chính xác một vị cơ bản[2][3].

Sơ đồ cổ điển

Sơ đồ vị giác cổ điển

Sơ đồ vị giác cổ điển (vị trí của lưỡi và vị giác tương ứng):

  1. Cuống lưỡi: vị đắng
  2. Hai rìa lưỡi ở phía cuống lưỡi: vị chua
  3. Hai rìa lưỡi ở phía đầu lưỡi: vị mặn
  4. Đầu lưỡi: vị ngọt

Biến thể

Một biến thể của sơ đồ vị giác [4] đó là:

  1. Cuống lưỡi: vị đắng
  2. Hai rìa lưỡi: vị chua
  3. Phần đầu lưỡi: vị ngọt và vị mặn
  4. 12 gai hình đài trên bề mặt lưỡi: cảm nhận cả bốn vị cơ bản.

Nghiên cứu

Mặc dù lý thuyết về sơ đồ vị giác đã được giảng dạy rộng rãi trong các trường tiểu học ở Hoa Kỳ, nhưng hiện nay nó đã bị bác bỏ. Trong thực tế, mỗi một phần của lưỡi đều cảm thụ các vị cơ bản[5][6], và số vị cơ bản nhiều hơn là bốn.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Hänig, D.P., 1901. Zur Psychophysik des Geschmackssinnes. Philosophische Studien, 17: 576-623.
  2. ^ Christopher Wanjek. The Tongue Map: Tasteless Myth Debunked. Created: ngày 29 tháng 8 năm 2006. Truy cập: ngày 9 tháng 1 năm 2009.
  3. ^ March 2001 Scientific American Magazine: The Taste Map: All Wrong
  4. ^ Ngô Thị Hồng Thư (1989). Kiểm nghiệm thực phẩm bằng phương pháp cảm quan. Hà Nội: Khoa học và kỹ thuật. tr. 18-19.
  5. ^ Huang A. L., et al. "The cells and logic for mammalian sour taste detection"., Nature, 442. 934 - 938 (2006).
  6. ^ Scenta. “How sour taste buds grow”. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2010.

Liên kết ngoài