Saiō (斎王 (Trai vương),Saiō?), hay còn gọi là Itsuki no Miko (斎皇女 (Trai Hoàng nữ),Itsuki no Miko?), là một danh hiệu từng tồn tại từ năm 673 đến năm 1334 trong lịch sử Nhật Bản dành cho những thành viên nữ chưa kết hôn trong hoàng tộc được gửi đến Thần cung Ise với tư cách đại tư tế phục vụ các vị thần nhân danh Thiên hoàng. Nơi ở của các Saiō là Saikū (斎宮 (Trai cung),Saikū?) nằm cách thần cung (đền thờ) 10 km về phía tây bắc. Di tích còn sót lại của Saikū nằm tại thị trấn Meiwa, tỉnh Mie, Nhật Bản.[1]
Nguồn gốc
Dựa theo truyền thuyết bản địa Nhật Bản, vào khoảng 2000 năm trước, Công chúa Yamatohime-no-mikoto, con gái của Thiên hoàng Suinin, đã khởi hành từ Núi Miwa, tỉnh Nara để tìm kiếm một nơi thờ tự lâu dài vị nữ thần Amaterasu.[2] Cuộc tìm kiếm của bà kéo dài 20 năm cho đến khi bà quyết định dừng chân tại Ise, tỉnh Mie, nơi mà Thần cung Ise được đặt và tọa lạc cho đến ngày nay.[3] Trước đó, nữ thần Amaterasu được thờ trong Cung điện Hoàng gia tại tỉnh Yamato (nay là tỉnh Nara, Nhật Bản).
Vai trò
Với nhiệm vụ của một đại tư tế nối tiếp vai trò của Yamatohime-no-mikoto và nhân danh thiên hoàng, Saiō là người chủ trì của ba nghi lễ quan trọng hằng năm nhằm cầu nguyện sự hòa bình và bảo hộ cho nhân dân. Vào tháng sáu và tháng mười một các năm, Saiō nghi hành Lễ hội Tsukinamisai, và vào mỗi tháng chínâm lịch, tổ chức Lễ hội Kannamesai (神嘗祭) dâng lễ vật lên các vị thần (kami) để cầu mong một mùa thu hoạch tốt đẹp.[4]
Thời gian còn lại trong năm, Saiō sống tại làng Saikū, một thị trấn nhỏ gồm khoảng 500 người cách ngôi đền 10 km về phía tây bắc.
Kế nhiệm
Quá trình thay đổi và chuyển tiếp vai trò Saiō xảy ra khi Thiên hoàng đang tại vị băng hà hoặc thoái vị, khi Saiō đương nhiệm có người thân mất, hoặc khi có ngự lệnh trực tiếp từ nhà vua. Sau khi chuyển giao vai trò cho người mới, vị Saiō cũ sẽ quay về kinh đô và sống phần đời còn lại bình thường với tư cách một thành viên của hoàng tộc như trước kia.
Man'yōshū (万葉集 (Vạn diệp tập),Man'yōshū?) kể về câu chuyện của Công chúa Ōku, con gái của Thiên hoàng Tenmu, vị thiên hoàng thứ 40 trong lịch sử Nhật Bản và là Saiō đầu tiên phục vụ tại Đền Ise. Bà cùng em trai, Hoàng tử Ōtsu, sống sót qua Loạn Nhâm Thân, một cuộc nội chiến hoàng tộc nhằm tranh giành ngôi vị năm 672, và trở thành Saiō một năm sau đó. Đến năm 686, Ōtsu bị kết tội phản quốc và bị tử hình, Công chúa Ōku được tha tội và đặc cách trở về Yamato, nơi bà an táng và thờ phụng em trai cho đến khi qua đời năm 702.[6]
Hoàng nữ Yoshiko
Truyện kể Genji (源氏 (Nguyên thị),Truyện kể Genji?) kể về Rokujo-no-miyasudokoro, nhân vật được cho là dựa trên hình tượng Công chúa Yoshiko trong lịch sử thật, người đảm nhận danh hiệu Saiō từ năm 936 đến năm 945. Trong Truyện kể Genji, Rokujo-no-miyasudokoro trở thành Saiō năm 8 tuổi và phục vụ thần Amaterasu trong 9 năm. Sau khi quay trở lại kinh đô, bà kết hôn với Thiên hoàng Murakami và sinh ra Công chúa Noriko. Rokujo-no-miyasudokoro nổi tiếng khắp Kyoto với giai thoại về cuộc sống muôn màu của bà, cống hiến hết mình cho âm nhạc và thơ ca. Dựa theo câu chuyện, bà có tình cảm với Genji, nhưng với bản tính ghen tuông của mình, bà đã vô tình gây ra cái chết của anh. Đến khi con gái của mình trở thành Saiō năm 13 tuổi, Rokujo-no-miyasudokoro cũng quyết định theo sống tại nơi thờ thần cùng con, với mong muốn có thể vơi đi nỗi thương tiếc của mình dành cho Genji.[6]
Hoàng nữ Yasuko
Chuyện tình của thi sĩ Ariwara-no-Narihira với vị Saiō thứ 31 (từ năm 859 đến năm 876) trong lịch sử, Công chúa Yasuko, được kể lại trong chương thứ 69 của The Tales of Ise (伊勢物語, Truyện kể đền Ise). Ariwara-no-Narihira, được biết đến với ngoại hình ưa nhìn, kết hôn với em họ của Công chúa Yasuko, nhưng trong lần gặp đầu tiên tại Saikū, Narihira và Yasuko đã yêu nhau, một tình yêu cấm kỵ.[7]