Sáo nâu

Sáo nâu
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Aves
Bộ (ordo)Passeriformes
Họ (familia)Sturnidae
Chi (genus)Acridotheres
Loài (species)A. tristis
Danh pháp hai phần
Acridotheres tristis
(Linnaeus, 1766)
Phạm vi phân bố của sáo nâu. Phân bố của sáo nâu (xanh), du nhập (đỏ)
Phạm vi phân bố của sáo nâu. Phân bố của sáo nâu (xanh), du nhập (đỏ)

Sáo nâu (danh pháp hai phần: Acridotheres tristis), là một loài chim thuộc Họ Sáo, nguồn gốc châu Á. Là một loài ăn tạp với bản năng lãnh thổ mạnh, sáo nâu thích nghi rất tốt với môi trường đô thị.

Phạm vi phân bố của sáo nâu đang gia tăng với tốc độ nhanh khiến năm 2000 IUCN tuyên bố chúng là một trong những loài xâm lấn nhất thế giới và là một trong ba loài chim trong 100 loài gây tác động hàng đầu đến đa dạng sinh học, nông nghiệp và lợi ích của con người.[2]

Phân bố

Sáo nâu, gần hồ Sukhna Chandigarh, Ấn Độ

Đây là loài chim có nguồn gốc châu Á, với phạm vi từ Iran, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, BangladeshSri Lanka; cũng như Afghanistan, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan, Myanmar, và Malaysia, Singapore, Thái Lan, bán đảo Đông DươngTrung Quốc.[3][4]

Sáo nâu cũng được đưa đến nhiều quốc gia khác như Canada, Australia, Israel, New Zealand, New Caledonia, Hawaii, Nam Phi, nhiều quần đảo ở Ấn Độ Dương (Seychelles, Mauritius, Maldives, Quần đảo Andaman và NicobarLakshadweep) cũng như các quần đảo ở Thái Bình DươngĐại Tây Dương.[3]

Từ nguyên học

Từ nguyên của tên khoa họ như sau:[5]

  • Acridotheres: tiếng Hy Lạpakris, akrodos, châu chấu; theres, thợ săn.
  • tristis: tiếng Latin tristis, buồn, u sầu; tiếng Latin hiện đại tristis, màu sậm.

Phân loài

  • Acridotheres tristis tristis
  • Acridotheres tristis melanosternus
  • Acridotheres tristis naumanni
  • Acridotheres tristis tristoides

Hình ảnh

Chú thích

  1. ^ BirdLife International (2012). Acridotheres tristis. Sách Đỏ IUCN các loài bị đe dọa. Phiên bản 2013.2. Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2013.
  2. ^ Lowe S., Browne M., Boudjelas S. and de Poorter M. (2000). 100 of the World’s Worst Invasive Alien Species. A selection from the Global Invasive Species Database. The Invasive Species Specialist Group (ISSG), a specialist group of the Species Survival Commission (SSC) of the World Conservation Union (IUCN), Auckland.
  3. ^ a b Ali, Salim; Ripley, S. Dillon (2001). Handbook of the Birds of India and Pakistan, Volume 5 . India: Oxford University Press. tr. 278. ISBN 0-19-565938-4.
  4. ^ “Common Myna”. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2007.
  5. ^ Pande, Satish (2009). Latin names of Indian birds explained. Mumbai: Bombay Natural History Society and Oxford University Press. tr. 506. ISBN 978-0-19-806625-5.

Tham khảo